Tổng hợp 7 mẫu đánh giá nhân viên thử việc chi tiết

09/09/2023
1414

Đánh giá nhân viên thử việc một bước quan trọng để đảm bảo rằng ứng viên thực sự phù hợp với công ty trước khi ký hợp đồng chính thức. Mời bạn đọc tham khảo các tiêu chí, quy trình và các mẫu đánh giá nhân viên thử việc chi tiết ngay trong nội dung dưới đây.

Biểu mẫu OKR

Tải miễn phí – 11 Biểu mẫu OKR – Đánh giá nhân viên theo chức vụ và phòng ban

1. Tải miễn phí 7 mẫu đánh giá nhân viên thử việc

đánh giá nhân viên thử việc
Mẫu văn bản đánh giá nhân viên thử việc kèm kế hoạch thời gian

Mỗi doanh nghiệp, mỗi phòng ban có những yêu cầu riêng cho nhân viên thử việc, tuy nhiên nên có một biểu mẫu với cấu trúc chung để đảm bảo tính đồng bộ. Đội ngũ MISA AMIS HRM đã biên soạn một số mẫu chi tiết để bạn đọc có thể tải về và áp dụng ngay. Mời bạn đăng ký để tải đầy đủ.


2. Tại sao cần chú trọng đánh giá nhân viên thử việc?

Đánh giá ứng viên là một phần thiết yếu trong quá trình tuyển dụng chuyên nghiệp. Đánh giá sau thử việc sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy kỹ năng, tư cách, thái độ và phẩm chất của ứng viên. Ứng viên sẽ được đánh giá bởi quản lý trực tiếp và thường nhận được ý kiến, đánh giá bổ sung từ các đồng nghiệp xung quanh.

đánh giá nhân viên thử việc
Đánh giá nhân viên thử việc cần được chú trọng tại mọi phòng ban

Doanh nghiệp có thể phán đoán xem nhân viên này có thể đáp ứng được công việc, yêu cầu hay không. Qua đó, người sử dụng lao động sẽ có thể lựa chọn được nhân viên tốt, có kỹ năng chuyên môn cao, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ và phù hợp với văn hóa công ty. Việc đánh giá sau thử việc giúp doanh nghiệp hạn chế lựa chọn sai người, tránh lãng phí thời gian và chi phí.

Đánh giá nghiêm túc sẽ giúp các doanh nghiệp duy trì nguồn nhân lực tâm huyết, có tư cách và có trách nhiệm cao. Trong quá trình đó, doanh nghiệp có thể loại bỏ những nhân viên yếu kém, không trung thực, vô trách nhiệm.

>>> Xem thêm: Phương pháp đánh giá hiệu quả công việc chính xác nhất

3. Các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc

3.1 Kỹ năng làm việc

Đánh giá kỹ năng của nhân viên tức là theo dõi xem nhân viên có thể thực hiện công việc một cách thuần thục hay không, chất lượng công việc có được đạt yêu cầu.

Một số kỹ năng cần thiết mà nhân viên thử việc nên có đó là: năng lực giao tiếp, năng lực quản lý thời gian, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thuyết trình, khả năng làm việc nhóm, khả năng đàm phán, khả năng làm việc độc lập… Tùy theo từng vị trí, yêu cầu về kỹ năng sẽ khác nhau.

Nhân viên sẽ được đánh giá tốt khi đảm bảo hoàn thành công việc theo thời gian yêu cầu và thể hiện được các kỹ năng ở mức cao hoặc hài hòa được nhiều kỹ năng cùng lúc.

3.2 Kiến thức chuyên môn

Một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá nhân viên thử việc là kiến thức chuyên môn. Các nhân viên ít nhất cũng phải hiểu được kiến thức cơ bản và có chuyên môn về lĩnh vực công việc của mình. Bởi nếu thiếu kiến thức, nhân viên sẽ dễ mắc sai lầm và gặp khó khăn trong xử lý giải quyết công việc.

Những nhân viên chuyên môn chưa ổn thường khiến công ty phải đào tạo lại, dẫn đến tốn chi phí và thời gian. Những nhân viên có kiến thức tốt, kiến thức nâng cao sẽ ghi điểm trong mắt doanh nghiệp và được cân nhắc giao cho các vị trí quan trọng.

3.3 Thái độ làm việc

Đây là tiêu chuẩn mà người sử dụng lao động rất quan tâm khi đánh giá nhân viên thử việc. Cho dù kỹ năng và chuyên môn có xuất sắc đến đâu mà thái độ làm việc, cư xử không tốt thì các doanh nghiệp cũng cân nhắc loại bỏ trước khi ký hợp đồng tuyển dụng chính thức.

đánh giá nhân viên thử việc
Thái độ, ý thức, kỷ luật là những tiêu chí thường gặp trong đánh giá nhân viên

Ngược lại, một số ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng có thái độ cầu thị, luôn mang tâm thế học hỏi thì có cơ hội được lựa chọn trở thành nhân viên chính thức vẫn khá cao.

Thái độ làm việc là một yếu tố thiên về cảm tính, vì thế khi đánh giá thái độ, nhà quản lý cần có các tiêu chí rõ ràng, nên dựa vào các quy định về kỷ luật và có thể tham khảo thêm ý kiến từ nhiều nhân viên, quản lý khác.

3.4 Mức độ phù hợp với văn hóa công ty

Đây cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng quyết định xem nhân viên thử việc có phù hợp với công ty, doanh nghiệp hay không. Dù cho nhân viên có kỹ năng, năng lực chuyên môn tốt nhưng không phù hợp với văn hóa công ty thì nhân viên đó rất khó để phát triển, phát huy năng lực của mình vào công việc. Hơn nữa, những nhân viên này thường không có sự gắn bó lâu dài nếu không cảm thấy hòa hợp với môi trường làm việc.

Để tránh mất thời gian cho cả ứng viên và doanh nghiệp, HR và nhà quản lý cần phổ biến cho ứng viên thử việc về các giá trị văn hóa của công ty ngay từ ban đầu, tạo điều kiện để ứng viên làm quen dần.

Bạn đang tìm kiếm công cụ đánh giá nhân viên hiệu quả và chuyên nghiệp?Trải nghiệm ngay AMIS Đánh Giá 

4. Quy trình đánh giá nhân viên thử việc

Khi thời gian thử việc kết thúc, đánh giá nhân viên sẽ được quản lý trực tiếp phê duyệt, gửi cho phòng hành chính và giám đốc để quyết định có tiếp tục hợp đồng chính thức hay không. Quá trình đánh giá sau khi kết thúc thời gian thử việc có thể được sắp xếp như sau:

Bước 1 Thiết lập các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc

Nhà tuyển dụng cần lựa chọn các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc một cách rõ ràng ngay từ đầu. Các tiêu chí phổ biến nhất là kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên môn, thái độ làm việc, mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào vị trí mà nhà tuyển dụng có thể bổ sung những tiêu chí khác và cụ thể hóa những tiêu chí tổng thể. 

Chẳng hạn yêu cầu kiến thức chuyên môn cho kinh doanh, cho nhân viên HR sẽ gồm nhiều mảng khác nhau. Quản lý phụ trách phòng ban hoặc lĩnh vực nên là người thiết lập và quyết định các yếu tố về chuyên môn.

Bước 2 Tiến hành đánh giá nhân viên thử việc

  • Nhân viên tự đánh giá: 

Nhân viên có thể tự đánh giá bản thân mình trong thời gian thử việc. Bản tự đánh giá thử việc là văn bản để nhân viên đưa ra chính kiến của mình về kết quả làm việc, tự xem xét mình có phù hợp với công ty không. Bản tự đánh giá này cũng giúp người quản lý hiểu được cách ứng viên tự nhìn nhận về bản thân.

Mẫu tự đánh giá bản thân không hề phức tạp, bao gồm các phần chính như: Phần thông tin chung về công ty, phần thông tin cá nhân của nhân viên thử việc, phần tự đánh giá ưu điểm và nhược điểm cá nhân.

  • Quản lý đánh giá:
đánh giá nhân viên thử việc
Kết quả cuối cùng có thể là tổng hợp của tự đánh giá, quản lý đánh giá, đồng nghiệp đánh giá

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người quản lý của nhân viên đó sẽ kiểm tra kết quả làm việc, đưa ra những nhận xét, đánh giá chi tiết. Để đưa ra quyết định chính xác, nhà quản lý cần phải theo dõi sát sao ứng viên và đánh giá một cách công bằng trên một biểu mẫu chi tiết, có các thang điểm rõ ràng. 

Đánh giá của quản lý được coi là căn cứ chính để quyết định tuyển dụng. Đánh giá của cá nhân hoặc các đồng nghiệp khác thường được sử dụng như yếu tố bổ sung.

Bước 3 Xem xét và đưa ra quyết định tuyển dụng

Người quản lý trực tiếp sẽ gửi bản đánh giá đến phòng hành chính nhân sự. Phòng nhân sự sẽ xem xét, tổng hợp rồi trình ban giám đốc để nhận ý kiến về việc có tuyển dụng chính thức đối với ứng viên này hay không.

Sau đó ứng viên sẽ được trao đổi thêm về quyết định từ phía doanh nghiệp. Nếu ứng viên chưa đồng ý với quyết định tuyển dụng, hoặc về mức lương, yêu cầu công việc thì có thể thỏa thuận thêm.

Bước 4 Ký hợp đồng chính thức nếu nhân viên vượt qua kỳ thử việc

Tại bước này, phòng hành chính nhân sự sẽ gửi thông tin về hợp đồng lao động cho nhân viên để tiến hành ký kết. Nhân viên cần được phổ biến rõ về những thay đổi khi chuyển từ thử việc sang chính thức. Sau đó doanh nghiệp sẽ chuyển sang quy trình onboarding – đào tạo nhân viên mới. 

Hiện nay quy trình đánh giá nhân viên thử việc, nhân viên chính thức đang được nhiều doanh nghiệp số hóa để cải thiện độ chính xác và minh bạch. AMIS Đánh Giá – phần mềm do MISA AMIS HRM phát triển là công cụ đắc lực giúp quản lý và HR triển khai công tác này.

HR dễ dàng thiết lập các tiêu chí và áp dụng riêng biệt cho các vị trí, phòng ban. Quản lý thực hiện đánh giá nhanh chóng và nhìn được kết quả tổng hợp cuối cùng. Các bước duyệt cũng được chuyển tiếp trên hệ thống, giảm bớt thủ tục giấy tờ và thời gian chờ đợi.

Dùng ngay miễn phí

5. Những lưu ý khi đánh giá nhân viên thử việc

5.1 Thời gian và mức lương thử việc

Người lao động và người sử dụng lao động cần lưu ý đến cột mốc thời gian và tiền lương để tuân thủ luật pháp, tránh các mâu thuẫn không đáng có.

Thời gian thử việc không quá 2 tháng (60 ngày)

Tùy thuộc vào tính chất và sự phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tại doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng về cơ bản cần tuân thủ:

  • Thời gian thử việc không vượt quá 60 ngày đối với công việc đòi hỏi trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên.
  • Thời gian thử việc không được vượt quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Thử việc không quá 180 ngày đối với cấp bậc quản lý doanh nghiệp.

Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương thỏa thuận

Mức lương trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận bởi cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Các ứng viên cần lưu ý rằng theo luật đã quy định, tiền lương thử việc không được phép thấp hơn 85% so với tiền lương thỏa thuận trả cho vị trí chính thức. Các thông tin về lương cần được trao đổi rõ ràng để cả hai bên cùng hiểu rõ, tránh những hiểu lầm đáng tiếc. 

5.2 Phổ biến rõ ràng về tiêu chí đánh giá với nhân viên thử việc

Đánh giá nhân sự sau khi hoàn thành quá trình thử việc

Sau khi hoàn thành thử việc, doanh nghiệp phải nhận xét nhân sự trong bản đánh giá nhân viên. Nếu nhân viên thử việc đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp đưa ra, nhà tuyển dụng phải ký hợp đồng tuyển dụng chính thức. Ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy hợp đồng thử việc mà không cần bồi thường hoặc thông báo nếu quá trình thử việc không đáp ứng các yêu cầu đã thỏa thuận trước đó.

Thông báo kết quả đánh giá

Theo quy định, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Nếu ứng viên đáp ứng được các yêu cầu thì nhà tuyển dụng phải ký hợp đồng tuyển dụng chính thức. Nếu ứng viên không đáp ứng được yêu cầu thì doanh nghiệp phải trả mức lương đã thỏa thuận cho thời gian làm việc tương ứng.

6. Kết luận

Đánh giá nhân viên thử việc là một bước không thể thiếu giúp các công ty lựa chọn được nhân sự phù hợp và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tuyển dụng. Để tối ưu hóa quy trình đánh giá ứng viên thử việc, doanh nghiệp cần có quy trình chặt chẽ, triển khai công bằng và đúng quy định pháp luật. 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả