Sao kê lương là gì? Hướng dẫn sao kê bảng lương nhanh nhất

31/08/2024
2620

Hiện nay trong quá trình đăng ký vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng, các tổ chức tài chính và ngân hàng thường yêu cầu bản sao kê lương cá nhân để xác minh thu nhập. Vậy sao kê lương là gì? Cách sao kê lương như thế nào? Bài viết dưới đây MISA AMIS HRM sẽ chia sẻ chi tiết những thông tin về thủ tục này. 

lương 3p

Tải miễn phí – Xây dựng hệ thống Lương 3P theo phương pháp Mercer

1. Sao kê lương là gì?

Bảng sao kê lương (Salary statement) là một tài liệu ghi lại chi tiết các giao dịch hàng tháng của chủ tài khoản, bao gồm thông tin về tiền lương, các khoản chi, thanh toán hóa đơn, thanh toán dịch vụ…

Đây là giấy tờ bắt buộc để chứng minh thu nhập khi khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc mở thẻ tín dụng tại ngân hàng. Ngân hàng chỉ thực hiện việc cung cấp bảng sao kê lương khi có yêu cầu từ chủ tài khoản.

2. Mục đích của việc sao kê lương

Chủ tài khoản thường được yêu cầu làm sao kê lương khi có nhu cầu vay vốn, mở thẻ tín dụng tại ngân hàng. Việc này giúp chứng minh thu nhập hàng tháng của chủ tài khoản. Căn cứ vào đó ngân hàng sẽ xem xét có xét duyệt cho vay hoặc mở thẻ hay không.

Ngoài hai mục đích trên, sao kê bảng lương có thể cần thiết trong các trường hợp:

  • Xin cấp visa để đi nước ngoài (đi công tác, xuất khẩu lao động, du lịch…)
  • Chứng minh tài chính để giải quyết tranh chấp và khiếu nại cá nhân, giành quyền nuôi con khi ly hôn.
  • Theo dõi chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân.

Mục đích sao kê lương của người lao động

3. Nội dung bảng kê lương gồm những gì?

Bảng sao kê lương ở mỗi ngân hàng có thể khác nhau nhưng hầu hết đều có các thông tin:

  • Tên chủ tài khoản, số tài khoản và số thẻ.
  • Ngày sao kê tài khoản.
  • Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
  • Chi tiết các giao dịch:
  • Ngày thực hiện giao dịch, ngày hạch toán, số tiền nhận và rút tiền từ tài khoản trong khoảng thời gian đó.
  • Tổng số giao dịch: Bảng sao kê lương sẽ hiển thị tổng số lượng giao dịch đã được thực hiện trong thời gian tương ứng.
  • Phí giao dịch: Bảng sao kê lương cũng có thể liệt kê các khoản phí giao dịch nếu có.

Lưu ý: Bảng sao kê lương thường có dấu giáp lai trên tất cả các trang sao kê và dấu mộc tròn ở cuối văn bản.

4. Thủ tục sao kê lương

4.1 Sao kê lương trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng

Để yêu cầu sao kê lương, người lao động có thể đến trực tiếp tới phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng mà mình sử dụng để nhận lương. Khi bạn đến ngân hàng, vui lòng mang theo CMND/CCCD và yêu cầu nhân viên giao dịch in bản sao bảng lương cá nhân theo thời gian mong muốn. Sau khi nhận được bản sao kê, bạn hãy kiểm tra kỹ các thông tin xem đã đúng và đủ chưa, đóng dấu của ngân hàng và chữ ký của nhân viên giao dịch.

Lưu ý: Cần kiểm tra dấu mộc đỏ và giáp lai các trang để đảm bảo tính hợp lệ của văn bản, tránh phải đi sao kê lại.

Người lao động làm sao kê lương tại quầy giao dịch
Người lao động làm sao kê lương tại quầy giao dịch

Bản sao kê lương có tính pháp lý đầy đủ và được ngân hàng xác nhận bằng dấu có thể sử dụng để làm bằng chứng khi xảy ra tranh chấp. Ví dụ: khi người lao động muốn tố cáo hoặc khiếu nại các sai sót, nhầm lẫn trong quá trình giao dịch. Bên cạnh đó, đây cũng là tài liệu quan trọng để bổ sung vào hồ sơ khi tham gia các dịch vụ tại các tổ chức tài chính khác. 

4.2 Sao kê bảng lương online

Với sự phát triển của công nghệ, việc thực hiện sao kê lương online ngày càng phổ biến. Người lao động trở nên bận rộn và có nhiều ưu tiên khác trong cuộc sống hơn. Đây là lý do tại sao họ đang tìm kiếm những dịch vụ tiện lợi và trực tuyến.

Sao kê lương online tiết kiệm thời gian, không cần nghỉ làm ra chi nhánh ngân hàng và có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Thông qua internet banking, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra lịch sử giao dịch tài khoản của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi. 

3 Bước thực hiện sao kê lương trực tuyến:

  • Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào ứng dụng của ngân hàng mà người lao động đã mở tài khoản. Đây phải là tài khoản trả lương hàng tháng theo hợp đồng người lao động và công ty đã ký kết. 
  • Bước 2: Tìm và truy cập vào mục tra cứu giao dịch hoặc sao kê tài khoản. Tên mục này có thể khác nhau tùy theo từng ngân hàng, ví dụ như “Liệt kê giao dịch” hoặc “Tra cứu tài khoản”.
  • Bước 3: Chọn khoảng thời gian mà người dùng muốn tra cứu sao kê.
Giao diện Internet Banking của ngân hàng ACB hỗ trợ người lao động sao kê lương
Giao diện Internet Banking của ngân hàng hỗ trợ người lao động sao kê lương

Với những người không có quá nhiều thời gian để đến ngân hàng và muốn theo dõi các giao dịch nhanh, sao kê tài khoản trực tuyến là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, người lao động cần chú ý, phương pháp này không cho phép thay đổi hoặc bổ sung tài liệu về vay mượn, chứng thực tài sản và các thủ tục tương tự. Ngoài ra chủ tài khoản có thể tải bảng sao kê và in ra nhưng sẽ không có đóng dấu đỏ.

4.3 Sao kê lương qua cây ATM

Ngoài 2 cách sao kê lương đã được đề cập ở trên, chủ tài khoản có thể in sao kê lương tại cây ATM. Chỉ cần đến cây ATM thuộc ngân hàng mà doanh nghiệp sử dụng để trả lương, sau đó chọn chức năng in sao kê. Người lao động có thể xem số dư hiện tại hoặc in sao kê với 10 giao dịch gần nhất.

Ưu điểm là chủ tài khoản dễ dàng tìm thấy ATM hoạt động 24/7 quanh công ty hoặc nhà mình. Mặc dù cách in sao kê tại cây ATM nhanh chóng, thuận tiện, nhưng nó không cho phép người dùng xem tất cả các giao dịch trong tháng. 

>>> Tham khảo: Top 15 phần mềm tính lương được sử dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp hiện nay, giúp khai báo, tính phụ cấp, giảm trừ, bảo hiểm, thuế TNCN cũng như tạo các bảng lương theo yêu cầu, đặc thù cho từng doanh nghiệp

5. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hoạt động sao kê lương mà người lao động, HR và Kế toán tiền lương tại doanh nghiệp cần lưu ý:

5.1 In sao kê bảng lương có mất phí không?

Phí sao kê bảng lương thường được xác định dựa trên một số yếu tố như số trang cần sao kê và chính sách của từng ngân hàng. Thông thường, phí sao kê bảng lương dao động từ 5.000 VNĐ đến 50.000 VNĐ. Tuy nhiên, cũng có thể có các trường hợp phí cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

Để biết rõ hơn về phí sao kê bảng lương, bạn hãy hỏi trực tiếp nhân viên giao dịch tại ngân hàng hoặc tra cứu thông tin trên trang web chính thức của ngân hàng đó. Thông tin về phí sẽ được cập nhật trên trang web, bao gồm cả các yêu cầu và quy định liên quan đến sao kê bảng lương.

>>> Xem thêm: Mẫu giấy xác nhận lương chi tiết và đầy đủ nhất dành cho người lao động

5.2 Ngân hàng có cung cấp sao kê cho bên thứ 3 không?

Theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật Dân sự, chủ tài khoản có thể ủy quyền cho bên thứ ba đại diện đến ngân hàng để yêu cầu sao kê. Tuy nhiên, đại diện này phải tuân thủ quy định và đáp ứng các yêu cầu về thủ tục của từng ngân hàng. Điều này đảm bảo việc ủy quyền và in sao kê được thực hiện theo quy định pháp luật và quy trình của ngân hàng. 

5.3 Làm HR có nên yêu cầu ứng viên sao kê lương không? Ứng viên có cần tiết lộ sao kê lương cho nhà tuyển dụng ?

Đa phần HR tại các doanh nghiệp đều yêu cầu nhân viên bảo mật thông tin lương. Tuy nhiên một số nhà tuyển dụng lại muốn biết về sao kê lương của ứng viên tại công ty gần nhất, điều này là mâu thuẫn. Để đảm bảo sự công bằng và tôn trọng quyền riêng tư của mỗi người, ứng viên có quyền từ chối cung cấp thông tin ngoài phạm vi quy định của pháp luật, ngay cả khi quan hệ lao động đã được thiết lập.

Ngoài ra, có nhiều cách để tìm hiểu mức lương trên thị trường, không nhất thiết phải thông qua sao kê lương. Thay vì tập trung vào việc hỏi chi tiết mức lương, HR nên tìm hiểu sâu về mong đợi của ứng viên, sự phù hợp về năng lực, văn hóa và công việc sắp tới.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIÚP HR QUẢN LÝ VÀ BẢO MẬT TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ 

Hiện nay, việc quản lý và bảo mật dữ liệu lương là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. AMIS Tiền Lương là một trong những sản phẩm quản lý tiền lương chuyên sâu đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Phần mềm không chỉ giúp HR tự động hóa tính lương mà còn giúp nhân viên chủ động theo dõi tiền lương, biến động lương hàng tháng của mình, lưu trữ dữ liệu để so sánh với sao kê lương khi cần thiết.

Trợ lý ảo giúp HR quản lý lương 360 độ qua Báo cáo trên AMIS Tiền lương
Trợ lý ảo giúp HR quản lý lương 360 độ qua Báo cáo trên AMIS Tiền lương

Được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, phần mềm cung cấp những tính năng đáng chú ý như: 

  • Tổng hợp dữ liệu tính lương theo ca kíp, sản phẩm, doanh số, KPI dựa trên công thức được cài đặt sẵn. 
  • Xây dựng báo cáo chi trả lương tự động giúp HR, Kế toán lương và lãnh đạo dễ dàng theo dõi tình trạng công nợ, chính sách lương thực tế tại doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ HR khai báo các khoản khấu trừ cuối tháng, bao gồm phạt vi phạm quy định, phạt trong trường hợp sự cố, ngoài các khoản lương và khấu trừ cố định, nhằm tạo căn cứ cho việc tính toán lương.
  • Gửi bảng lương cá nhân tại toàn thể cán bộ nhân viên. Xác nhận và phản hồi bảng lương nhanh chóng trên App nhân viên được MISA AMIS HRM cung cấp.
Quy trình nghiệp vụ tính lương trên phần mềm AMIS Tiền lương
Quy trình nghiệp vụ tính lương trên phần mềm AMIS Tiền lương

Dùng ngay miễn phí

6. Kết luận 

Bài viết trên MISA AMIS HRM đã giới thiệu về sao kê lương là gì và hướng dẫn cách thực hiện thủ tục này một cách nhanh chóng. Hãy áp dụng những hướng dẫn trên để tiết kiệm thời gian và thuận tiện trong quá trình sao kê lương, phục vụ xét duyệt tín dụng và các thủ tục khác.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả