7 Bước lập kế hoạch tài chính từ A tới Z cho doanh nghiệp

29/10/2024
3080

Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp là một trong những công việc quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để lập kế hoạch này hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm được bản chất, các nguyên tắc, quy trình và phương pháp cụ thể. 

1. Quy trình 7 bước lập kế hoạch tài chính

Để lập được lộ trình chi tiêu tài chính trong doanh nghiệp thì có thể tham khảo các bước dưới đây.

7 bước lập kế hoạch tài chính
7 bước lập kế hoạch tài chính

Bước 1: Nghiên cứu và đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Đánh giá tài chính tổng quan thông qua phân tích các yếu tố như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, dòng tiền và báo cáo thu nhập. Quá trình này giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần thu thập đầy đủ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính chính xác.

Bước 2: Xác định mục tiêu, nhu cầu tài chính

Doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các mục tiêu này phải cụ thể, đo lường được và phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ứng dụng nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Liên quan, Thời gian xác định) sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Bước 3: Thu thập dữ liệu tài chính

Tập hợp đầy đủ thông tin liên quan đến tài sản, bảng cân đối kế toán, các khoản vay, báo cáo thu nhập, chi tiêu và các tài liệu bảo hiểm. Đồng thời, doanh nghiệp cần dự đoán các rủi ro tiềm ẩn để xây dựng phương án phòng ngừa. Sự hỗ trợ từ chuyên gia tài chính trong bước này sẽ giúp tối ưu hóa quá trình thu thập thông tin.

Bước 4: Phát triển kế hoạch tài chính

Dựa trên dữ liệu đã thu thập, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết. Quá trình này bao gồm việc phân tích ưu, nhược điểm của các phương án tài chính, tối ưu hóa thuế, và sử dụng công cụ tài chính hiệu quả. Mục tiêu là giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

Bước 5: Trình bày kế hoạch

Kế hoạch tài chính cần được trình bày rõ ràng, trực quan và khoa học, đảm bảo dễ hiểu cho các bên liên quan. Các mục tiêu phải đi kèm với hành động cụ thể và chỉ số đo lường hiệu quả.

Bước 6: Triển khai 

Thực hiện các hành động theo kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình này, doanh nghiệp cần theo dõi các chỉ số như dòng tiền, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Việc giám sát và đo lường giúp phát hiện sớm các vấn đề để có điều chỉnh kịp thời.

Bước 7: Giám sát

Trong khi triển khai, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình đó. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận nhằm dự đoán và tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần sử dụng tối đa khả năng của mình để nghe ngóng, để quan sát và nắm bắt thật nhanh những thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.

2. Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính là gì
Kế hoạch tài chính là gì?

Kế hoạch tài chính là một chiến lược được xây dựng nhằm quản lý và tối ưu hóa các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Kế hoạch này bao gồm việc phân tích, dự báo, và thiết lập các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn, đồng thời đưa ra các giải pháp và hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.

Đây là một bộ khung chiến lược quan trọng giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp một cách hiệu quả. 

3. Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính

ai trò của việc lập kế hoạch tài chính với doanh nghiệp
Vai trò của việc lập kế hoạch tài chính với doanh nghiệp

Thiết lập kế hoạch tài chính là một bước quan trọng để đảm bảo thành công cho cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Việc này hỗ trợ xác định mục tiêu tài chính, phân bổ hợp lý nguồn lực, giảm thiểu rủi ro và giúp đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả.

Đối với cá nhân

  • Xây dựng mục tiêu tài chính rõ ràng: Giúp cá nhân xác định các mục tiêu cụ thể như tiết kiệm mua nhà, mua xe, chi phí giáo dục, hoặc chuẩn bị cho nghỉ hưu.
  • Phân bổ nguồn lực hợp lý: Giúp kiểm soát chi tiêu, tránh lãng phí và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực để đạt được các mục tiêu tài chính.
  • Giảm thiểu rủi ro: Giúp dự đoán và chuẩn bị đối phó với các rủi ro như mất việc, bệnh tật, hoặc thiên tai, qua đó đảm bảo an toàn tài chính.
  • Tăng cường tiết kiệm: Lập kế hoạch tài chính hỗ trợ cá nhân hình thành thói quen tiết kiệm và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc để đối phó với các nhu cầu hoặc khủng hoảng tài chính trong tương lai.

Đối với doanh nghiệp

  • Xác định chiến lược tài chính: Doanh nghiệp có thể thiết lập các chiến lược về vốn, đầu tư, quản lý nợ và phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh dài hạn.
  • Điều hành hiệu quả: Lập kế hoạch tài chính giúp đảm bảo dòng tiền ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp vận hành trơn tru và đạt được mục tiêu về lợi nhuận và tăng trưởng.
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Giúp doanh nghiệp dự đoán và quản lý các rủi ro như biến động giá, lãi suất, hoặc thanh khoản, giảm thiểu khả năng thất thoát tài sản.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: Kế hoạch tài chính hiệu quả xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường.

4. Cơ sở để xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Để xây dựng kế hoạch tài chính, doanh nghiệp có thể dựa theo một số cơ sở tài liệu sau:

4.1. Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp các thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. Những thông tin này giúp nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính hiện tại, từ đó có thể dự báo được tình hình tài chính trong tương lai.

4.2. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Dựa vào các thông tin này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được thực trạng tài chính của mình, từ đó có những kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình thực tế.

Ngoài ra, bảng cân đối kế toán cũng có thể được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Từ đó, có thể xác định được vị thế của mình trên thị trường và đưa ra những kế hoạch tài chính phù hợp.

4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin về dòng tiền thuần (cash flow) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Bằng cách phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền mặt, sử dụng tiền mặt và khả năng cung cấp lợi nhuận. Điều này giúp người quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra quyết định kinh doanh thông minh.

4.5. Dòng tiền

Dòng tiền là thước đo hiệu quả sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào dòng tiền, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng thu chi, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Để xây dựng kế hoạch tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần có thông tin về dòng tiền trong tương lai. Thông tin này được cung cấp bởi kế hoạch dòng tiền. Dựa vào kế hoạch dòng tiền, doanh nghiệp có thể điều chỉnh các mục tiêu tài chính của mình cho phù hợp.

Bên cạnh các yếu tố trên, để xây dựng kế hoạch tài chính cho một doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần dựa vào tình hình tài chính hiện tại; mục tiêu và chiến lược kinh doanh; quy mô hoạt động doanh nghiệp và kết quả phân tích môi trường kinh doanh để từ đó có được bản kế hoạch tài chính phù hợp, tối ưu với khả năng thực thi cao nhất.

XEM THÊM: Các nhóm chỉ số chính phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp

5. Các nguyên tắc lập kế hoạch tài chính

Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp
Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

5.1. Luôn quản lý dòng tiền chi tiêu hàng tháng

Bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều cần theo dõi và quản lý dòng tiền chi tiêu hàng tháng. Bằng cách kiểm soát và tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp có thể duy trì dòng tiền dương và tăng cường khả năng thanh toán và đầu tư.

5.2. Nên xây dựng quỹ dự phòng tài chính

Đây là nguyên tắc quan trọng để đối phó với những biến động thị trường và rủi ro trong tài chính. Doanh nghiệp cần tích lũy một quỹ dự phòng để đảm bảo khả năng tài chính trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc cần phải đối mặt với chi phí không mong muốn.

5.3. Ưu tiên trả các khoản nợ có lãi cao

Doanh nghiệp cần tập trung trả các khoản nợ có lãi cao trước nhằm giảm chi phí lãi suất và cải thiện sức khỏe tài chính dài hạn một cách hiệu quả.

5.4. Xây dựng một khoản tiết kiệm và đầu tư

Nguyên tắc này khuyến khích doanh nghiệp tích lũy và đầu tư các khoản tiền dư để tăng thu nhập và tạo ra lợi nhuận bổ sung. Bằng cách định kỳ đầu tư, doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng tài chính và đạt được mục tiêu tài chính dài hạn.

5.5. Dùng tiền hiện có để tạo thêm nhiều tiền mới

Doanh nghiệp nên tìm cách sử dụng tiền hiện có để tạo thêm giá trị và thu nhập bổ sung, có thể thông qua các hoạt động kinh doanh mở rộng, đầu tư vào công cụ tài chính hoặc tạo ra các dự án mới để tăng trưởng và sinh lợi nhuận.

Doanh nghiệp có thể dễ dàng lập kế hoạch tài chính khi sử dụng phần mềm kế toán MISA AMIS. Với nhiều tính năng nổi bật như:

  • Nâng cao năng suất: Tự động hạch toán từ: Hóa đơn, Bảng kê ngân hàng… Tự động tổng hợp báo cáo thuế, BCTC tiết kiệm 80% thời gian nhập liệu.
  • Kết nối linh hoạt:  Hệ thống quản trị nhân sự, bán hàng, Ngân hàng, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số, Phần mềm bán hàng… tạo thành hệ sinh thái xử lý dữ liệu nhanh, tiện.
  • Quản trị tài chính tức thời: Giám đốc luôn nắm được tình hình tài chính: Doanh thu, Lợi nhuận, Chi phí, Công nợ,… mọi lúc, mọi nơi kịp thời ra quyết định điều hành.

Nhanh tay đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả