Nghiệp vụ Lập, soát xét báo cáo tài chính Hướng dẫn cách điền Báo cáo thống kê mới nhất

Định kỳ hàng năm thường sau kỳ Báo cáo tài chính các doanh nghiệp cần thực hiện Báo cáo thống kê gửi Cơ quan thống kê. Vậy cách thức thực hiện Báo cáo thống kê ra sao? Nơi nộp Báo cáo và tài liệu cần chuẩn bị là gì? Đây là một trong các câu hỏi mà nhiều bạn kế toán quan tâm. Để giải đáp những khó khăn thắc mắc này, MISA AMIS chia sẻ cách điền báo cáo thống kê mới nhất năm 2023”. Bài viết hướng dẫn chi tiết  cũng như những  lưu ý từng bước để các bạn có thể dễ dàng thực hiện Báo cáo này. 

1. Đối tượng và thời hạn nộp Báo cáo thống kê

– Đối tượng điều tra thống kê: bao gồm tất cả các doanh nghiệp được thành lập trước ngày 01/01/2023.

– Thời hạn nộp báo cáo thống kê: Tùy theo thông báo của từng cơ quan thuế quản lý. Thông thường hệ thống tiếp nhận online bắt đầu mở từ ngày 01/04/2023.

– Cách thức thực hiện: Thực hiện kê khai trực tuyến thống kê năm 2023 trên trang Web: https://thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn

Lưu ý về quy định xử phạt khi nộp chậm báo cáo thống kê:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Theo đó những hành vi vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

Đối với hành vi nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính chậm:

– Hình thức xử phạt cảnh cáo: Áp dụng hình thức cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kế, báo cáo tài chính năm.

– Hình thức phạt tiền:

+ Đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 05 ngày đến dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 10 ngày đến dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Trường hợp nộp chậm từ 20 ngày trở lên có thể bị phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

+ Đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính: Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. 

2. Các bước hướng dẫn lập báo cáo thống kê

Chi tiết các bước hướng dẫn điền báo cáo thống kê mới nhất 2023 hiện nay được thực hiện theo sơ đồ sau đây:

Hình 1: Hướng dẫn chi tiết các bước điền báo cáo thống kê mới nhất 2023

Chi tiết các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng nhập hệ thống

Các bạn hãy truy cập vào địa chỉ trang web: https://thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn/ 

Các bạn dùng Tài khoản và Mật khẩu thống kê của doanh nghiệp mình được cơ quan thống kê cung cấp.

Chú ý: Thông thường, trong lần đầu truy cập doanh nghiệp có thể đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu là mã số thuế của doanh nghiệp. Hệ thống sẽ yêu cầu đổi mật khẩu cho lần đăng nhập đầu tiên, khi đó doanh nghiệp sẽ thực hiện đổi mật khẩu theo yêu cầu của hệ thống. Lưu ý thêm là cách đặt mật khẩu mới phải có đủ cả các ký tự chữ và số.

Trong trường hợp Doanh nghiệp các bạn không đăng nhập được vào hệ thống thống kê thì hãy liên hệ số điện thoại của cơ quan thống kê hoặc Điều tra viên phụ trách doanh nghiệp để được hỗ trợ đăng nhập bằng cách tìm số bấm ở mục: “Thông tin liên hệ với cục thuế tỉnh/TP”.

Hình 2: Đăng nhập hệ thống

Bước 2: Xác định kỳ báo cáo

  • Các bạn bấm tích chọn “Báo cáo năm”.
Hình 3: Xác định kỳ báo cáo

Bước 3: Chọn phiếu mẫu báo cáo

-Sau khi đăng nhập và xác định kỳ báo cáo thành công Doanh nghiệp các bạn thực hiện chọn phiếu điều tra

– Doanh nghiệp chọn mẫu phiếu điều tra: “Phiếu số 01/DN-MAU”

Hình 4: Doanh nghiệp chọn mẫu phiếu điều tra: “Phiếu số 01/DN-MAU”

Bước 4: Kê khai thông tin

– Các bạn nhập đầy đủ thông tin kê khai doanh nghiệp vào mẫu điều tra

Hình 5: Kê khai thông tin vào phiếu điều tra

*Hướng dẫn chi tiết điền một số chỉ tiêu trên mẫu phiếu điều tra:

PHẦN THÔNG TIN CHUNG

Thông tin người trả lời phiếu:

Các bạn điền đầy đủ thông tin họ tên, số điện thoại email…

Mục Hướng dẫn cách ghi thông tin thống kê
Mục A1: Thông tin định danh
A1.1. Tên doanh nghiệp Ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
A1.2. Địa chỉ 

doanh nghiệp

Ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra.
A1.3, A1.4. Số điện thoại, địa chỉ email Trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, địa chỉ email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu điều tra hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.
A1.5. Loại hình 

 doanh nghiệp

Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp và điền tỷ lệ % vốn điều lệ hoặc tỷ lệ % cổ phần biểu quyết của doanh nghiệp theo từng mục.
A1.5.1. Khu vực nào có quyền quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp Chỉ hỏi câu A1.5.1 trường hợp DN có tỷ lệ vốn điều lệ bằng nhau ở cả ba khu vực hoặc hai khu vực bằng nhau và cùng chiếm tỉ trọng cao nhất.
Nhà nước

(Trung ương + Địa phương)

=   Ngoài nhà nước =   FDI

Chọn khu vực có quyền quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp.

A1.6. Tính chất hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp trả lời các câu hỏi, chọn “Có” hoặc “Không”. 

Doanh nghiệp trả lời “Có” khi mục tiêu hoạt động chính của doanh nghiệp không phải là hướng đến lợi nhuận. Ví dụ về doanh nghiệp có thế hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận: Doanh nghiệp hoạt động công ích, công viên cây xanh; doanh nghiệp thu gom rác thải sinh hoạt…

A1.7. Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp đang hoạt động: Là doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2022 có phát sinh doanh thu, chi phí.

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động: Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đế đầu tư, đổi mới công nghệ, sửa chữa, bảo trì máy móc nhà xưởng. Quy ước doanh nghiệp không tạm dừng hoạt động quá 2 năm.

Lưu ý: Doanh nghiệp tích chọn tạm ngừng hoạt động khi trong năm có đăng ký việc tạm ngừng hoạt động với cơ quan thuế.

Doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ giải thể: Doanh nghiệp ngừng hẳn các hoạt động SXKD đế chờ làm các thủ tục với cơ quan nhà nước để giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp giải thể, phá sản: Doanh nghiệp đã hoàn thành các thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Không có doanh thu, không có chi phí SXKD: Doanh nghiệp năm 2022 đang hoạt động nhưng không phát sinh doanh thu, không phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh.

A2. Ngành hoạt động của doanh nghiệp năm 2022
A2.1. Hoạt động chính của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào Hoạt động chính của doanh nghiệp là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất. Nếu không xác định được giá trị sản xuất thì căn cứ vào ngành sử dụng nhiều lao động nhất.

Lĩnh vực hoạt động thương mại bao gồm: hoạt động bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác…

A2.2. Mô tả ngành hoạt động thương mại của doanh nghiệp Doanh nghiệp mô tả chi tiết ngành SXKD thương mại của doanh nghiệp.
A2.3. Mô tả sản phẩm vật chất và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Doanh nghiệp mô tả nhóm sản phẩm về vật chất và dịch vụ đã sản xuất ra và chọn mã sản phẩm dịch vụ tương ứng.
A3. Thông tin về lao động của doanh nghiệp
A3.1. Lao động có tại thời điểm 01/01/2022 Ghi tổng số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng bao gồm lao động được trả công trả lương và lao động không được trả công trả lương (kế cả chủ doanh nghiệp tư nhân) tại thời điểm 01/01/2022.
A3.2. Lao động có tại thời điểm 31/12/2022 Ghi tổng số lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được doanh nghiệp trực tiếp quản lý và sử dụng bao gồm lao động được trả công trả lương và lao động không được trả công trả lương (kế cả chủ doanh nghiệp tư nhân) tại thời điểm 31/12/2022. 

Trong đó ghi riêng số lao động là nữ.

A4. Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, cấp cấp, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động SXKD trong năm 2022 Ghi tổng số tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra đế đầu từ xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ để phục vụ cho hoạt động SXKD trong năm 2022.

Chú ý: 

  • Để không bị mất dữ liệu Doanh nghiệp thường xuyên nhấn nút “Lưu tạm” để lưu tạm thông tin khi chưa hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu trong phiếu, tránh mất dữ liệu đã nhập trước đó. 
  • Ngoài ra, nếu có thông tin chưa nắm rõ trong các mục điều tra các bạn hãy liên hệ với Điều tra viên phụ trách doanh nghiệp (số điện thoại được hiển thị phía trên cùng góc phải của màn hình nhập tin) để nhận được hướng dẫn cách ghi các chỉ tiêu kịp thời và chính xác.

Bước 5: Gửi báo cáo thống kê

–   Đính kèm BCTC đã nộp

Sau khi các bạn đã kê khai đầy đủ các thông tin thì các bạn tiến hành đính kèm BCTC dạng xml.

Để đính kèm thì các bạn hãy bấm vào “Gửi báo cáo tài chính”? tiếp đó màn hình hiện ra hộp thoại, các bạn chọn file BCTC dạng xml để nộp => rồi ấn gửi file.

Hình 6: Gửi báo cáo tài chính

– Hoàn thành phiếu kê khai: Sau khi kiểm tra đầy đủ thông tin và đã đính kèm BCTC đã nộp, các bạn hãy bấm hoàn thành kê khai phiếu 1/DN-MAU. Khi đó phần mềm thống kê sẽ kiểm tra và xác nhận hoàn thành kê khai và tự động tích mục đã gửi báo cáo tài chính.

Hình 7: Hoàn thành kê khai Báo cáo thống kê

Như vậy là các bạn đã hoàn thành việc lập và gửi Báo cáo thống kê theo quy định.

>> Có thể bạn quan tâm: [DOWNLOAD MIỄN PHÍ] – Cẩm nang hướng dẫn chi tiết các bước lập Báo cáo tài chính

3. Kết luận 

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết: “Hướng dẫn cách điền Báo cáo thống kê mới nhất năm 2023”. MISA AMIS hy vọng các bạn kế toán sẽ nhanh chóng thuận lợi lập Báo cáo thống kê cho doanh nghiệp mình đầy đủ, chính xác và nộp đúng thời hạn, tránh bị phạt cho doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh tổng hợp các kiến thức hữu ích về kế toán để giúp kế toán doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu trong quá trình công tác, MISA đồng thời phát triển phần mềm kế toán mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Anh/Chị kế toán doanh nghiệp hãy đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  •  ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn!

Dùng ngay miễn phí

            Người tổng hợp: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]