Doanh nghiệp cần làm gì khi có nhân viên bị nhiễm Covid-19?

16/04/2020
978

Khi doanh nghiệp có nhân viên bị mắc Covid 19, lúc này doanh nghiệp cần làm gì? Có được tiếp tục sản xuất kinh doanh không hay buộc phải ngừng hoạt động tạm thời? Bài viết này sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến nhân viên bị mắc Covid 19 và hành động của doanh nghiệp.

1, Tiến hành khử khuẩn khu vực làm việc của bệnh nhân nhiễm Covid

Trên thực tế, có 2 trường hợp xác định nhân viên được bị nhiễm Covid 19. Trường hợp 1, nhân viên bị nghi nhiễm đã được cách ly và xét nghiệm cho kết quả dương tính tại bệnh viện. Trường hợp 2, nhân viên đã ủ bệnh, trong thời gian ủ bệnh vẫn đi làm và sau đó mới được phát hiện nhiễm bệnh và đưa vào điều trị.

Dù trong cả 2 trường hợp, công ty bạn đều cần tiến hành khử khuẩn toàn bộ khu vực làm việc của nhân viên bị nhiễm n-COV. Trong trường hợp quy mô công ty nhỏ, cần tiến hành khử khuẩn toàn bộ môi trường làm việc, nơi bệnh nhân đã từng tiếp xúc. Ngay cả khi công ty chưa có người mắc bệnh, rất nhiều doanh nghiệp cũng đã thực hiện phun khử khuẩn định kỳ để đảm bảo không gian làm việc an toàn cho cán bộ nhân viên. Trang bị nước rửa tay đặt ở các khu vực ra vào, vách ngăn tiếp xúc tại nhà ăn, chỗ làm việc để hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ bị lây nhiễm.

2, Xác định hành trình và những người tiếp xúc với người nhiễm Covid 19.

Khi nhân viên bị nhiễm Covid, công ty bạn cần xác định hành trình và những người tiếp xúc với bệnh nhân. Hỗ trợ và phối hợp với cơ quan chức năng để khai báo y tế chính xác, minh bạch.

Xác định hành trình của nhân viên bị nhiễm Covid 19. Trong thời gian ủ bệnh đã từng đi những đâu, bằng phương tiện gì, thời gian lưu lại khu vực đó bao lâu. Tiến hành khử khuẩn những khu vực bệnh nhân tiếp xúc, chẳng hạn như nơi ở, khu vực làm việc, xe đưa đón nhân viên hay nhà ăn nhân viên,…

Cách ly nhân viên tiếp xúc với F0
Nguồn ảnh: Trung tâm tin tức VTV 24h

Xác định những người từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, gọi F1. F1 được coi là người nghi nhiễm, cần khai báo y tế và cách ly tập trung tại bệnh viện hoặc khu vực cách ly riêng cho người nghi nhiễm có nhân viên y tế theo dõi. F1 cũng cần thông báo cho những người tiếp xúc với mình, được gọi là F2 để họ khai báo y tế và tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Đối tượng là F3 tiếp xúc với F2 cũng cần tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.

3, Doanh nghiệp có nhân viên bị nhiễm Covid 19 có được tiếp tục hoạt động hay không?

Khi công ty bạn có nhân viên bị nhiễm Covid thì có thể tiếp tục hoạt động không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp cùng quan tâm. Và để trả lời câu hỏi này, bạn cần xác định doanh nghiệp có chỉ số rủi ro nhiễm Covid là bao nhiêu? Nếu chỉ số ấy từ 80% trở lên thì doanh nghiệp cần buộc phải dừng hoạt động.

Doanh nghiệp có được hoạt động khi có nhân viên nhiễm covid 19

Cách xác định chỉ số rủi ro nhiễm Covid đối với các doanh nghiệp tại TP.HCM, đối với các tỉnh thành khác có thể tham khảo cách xác định chỉ số rủi ro tương tự:

  1. Số lượng công nhân làm việc tập trung của doanh nghiệp;
  2. Mật độ người lao động làm việc ở các phân xưởng/chi nhánh/văn phòng; bình quân trên 1m2 mặt bằng phân xưởng/văn phòng
  3. Người lao động có rửa tay, có xịt nước sát khuẩn trước khi vào và ra khỏi phân xưởng/văn phòng
  4. Tỉ lệ công nhân có đeo khẩu trang khi làm việc;
  5. Số công nhân/nhân viên được kiểm tra nhiệt độ trước khi vào phân xưởng/văn phòng
  6. Khoảng cách công/nhân viên ở nhà ăn;
  7. Số công/ nhân viên đi làm bằng xe đưa rước;
  8. Số khu vực (địa điểm đón, trả công/nhân viên) công nhân ở trước khi đi làm (mỗi khu vực cách nhau từ 3km trở lên);
  9. Công ty phát khẩu trang cho công/ nhân viên hằng ngày hoặc phát đủ khẩu trang giặt được; nhân viên có tự trang bị khẩu trang khi đi làm
  10. Công ty có làm ca đêm (trừ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu, diện nước, nhiên liệu và trang thiết bị y tế) phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
  • Nếu quy mô công ty nhỏ, chỉ có 1 văn phòng/phân xưởng sản xuất diện tích nhỏ mà quá trình nhân viên ủ/phát bệnh vẫn đi làm, có tiếp xúc với đa số nhân viên tại công ty, thì doanh nghiệp phải dừng hoạt động và cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp ngừng hoạt động do công ty toàn bộ nhân viên là F1, F2.
  • Nếu công ty có từ 2 chi nhánh/phân xưởng/văn phòng trở lên, cần xem xét mức độ lây nhiễm như: Bệnh nhân có từng đến phân xưởng/chi nhánh khác, tiếp xúc với bao nhiêu người tại văn phòng/chi nhánh đó… Nếu không có tiếp xúc, cơ sở đó có thể hoạt động bình thường. Trường hợp quy mô công ty/văn phòng lớn, có thể khoanh vùng xác định số người tiếp xúc với bệnh nhân và cách ly kịp thời, các bộ phận khác không có người tiếp xúc với F1, F0 thì công ty vẫn có thể hoạt động.
  • Kiểm tra lại các chỉ số từ 1 đến 10, chấm theo thang điểm tối đa 10 điểm cho mỗi chỉ số thành phần tương ứng mức độ rủi ro cao nhất, 1 điểm tương ứng mức độ rủi ro thấp nhất. Cách tính điểm là lấy điểm cộng của 10 chỉ số thành phần chia cho 100. Từ 80% đến 100%: rủi ro lây nhiễm rất cao, doanh nghiệp không được hoạt động. Từ 50%-80%, mức độ rủi ro cao, doanh nghiệp cần có giải pháp giảm rủi ro mới được phép hoạt động.

4, Doanh nghiệp cần làm gì để phòng tránh Covid 19?

Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, doanh nghiệp cần có biện pháp phòng tránh và đối phó với Covid 19. Trong đó, có 2 nhóm giải pháp sau:

  • Triển khai hình thức làm việc từ xa: với những doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ hay lĩnh vực khác, khuyến khích công ty cho nhân viên làm việc tại nhà để hạn chế tiếp xúc, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid.
  • Đối với nhóm doanh nghiệp phải tập trung làm việc tại văn phòng hoặc phân xưởng sản xuất: tăng cường các giải pháp phòng tránh cho nhân viên và truyền thông để nhân viên có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Đảm bảo môi trường làm việc được phun khử khuẩn định kỳ, trang bị nước rửa tay, nhân viên đi làm đeo khẩu trang và được đo thân nhiệt trước khi vào làm việc…

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết được doanh nghiệp cần làm gì khi có nhân viên nhiễm Covid- 19. Mong rằng công ty bạn sẽ luôn an toàn và hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Nhận thêm nhiều thông tin hơn về giải pháp vận hành doanh nghiệp ngay tại đây:

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả