Quản lý - điều hành Kỹ năng lãnh đạo Quản trị không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật

Một nhà quản trị giỏi không chỉ cần giỏi về chuyên môn quản lí cũng như khoa học quản lí mà còn có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch và đưa ra được các bước đi hợp lí, hữu ích, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì còn phải có các kiến thức về kinh tế thị trường, thống kê, phân tích dữ liệu, phân tích dự báo, tâm lí học, xã hội học, văn hóa học, các ngành khoa học công nghệ có liên quan… 

Người làm công tác quản trị ngoài các kiến thức và kỹ năng còn cần có các bộ công cụ để hỗ trợ mình, thiết lập các quy trình, các mối quan hệ công việc và giám sát công việc nó để đảm bảo đưa cả tổ chức đi đến thành công.

Quản trị không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật
Quản trị không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật

I. Quản trị có tính khoa học

1. Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan

Điều đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật chung và riêng của tự nhiên và xã hội vì nếu chiến lược và vận hành doanh nghiệp trái các quy luật phát triển tự nhiên sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhẹ thì doanh nghiệp hao tổn chi phí nhân lực và vật lực, nặng thì dẫn đến khủng hoảng và phá sản.

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP HOẠCH NĂM 2023 CHO DOANH NGHIỆP

2. Quản trị cần sử dụng các kỹ thuật và công cụ quản trị để cụ thể hóa, chuyển tải các cách thức, các mô hình quản trị được lựa chọn thành các bước đi, cách làm cụ thể

Đó là những cách thức mà nhà quản trị sử dụng để thực  hiện  các  công  việc  như:  kỹ  thuật  xây dựng  chiến  lược phát triển và đào tạo đội ngũ,  kỹ thuật thiết kế quy trình thực hiện các hoạt động và phối hợp các hoạt động của từng nhóm/đội trong doanh nghiệp, quy trình kỹ thuật kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trong từng các khâu trong sản xuất kinh doanh của từng vị trí, việc làm…

Quản trị có tính khoa học 
Quản trị có tính khoa học

3. Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của  mỗi tổ chức mỗi cá nhân người lao động trong  từng giai đoạn cụ thể

Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các nguyên tắc vừa phải tìm hiểu sở trường, sở đoản cũng như nguyện vọng của từng người hay từng tổ chức để vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức và các kỹ năng quản trị phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn cụ thể, bởi vì mỗi giai đoạn có các khó khăn, thách thức và cũng có thể mục tiêu của từng giai đoạn cũng khác nhau.

>> Bài viết không thể bỏ qua: Quản trị và các chức năng của quản trị trong doanh nghiệp

II. Quản trị có tính nghệ thuật

Tuy nhiên, quản trị là môn khoa học nhưng nó không mang tính khoa học chính xác tuyệt đối như một số môn khoa học khác. Một bài toán, một khó khăn đặt ra trong thực tế của công tác quản trị có thể có nhiều đáp án khác nhau, nhiều cách giải quyết khác nhau, thậm chí, bài toán đang giải theo cách này, nhưng khi các yêu cầu thực tế thay đổi thì lập tức cần một phương án khác, mà phương án này có thể hoàn toàn khác hẳn với phương án cũ. 

Mọi hoạt động quản trị, nhất là quản trị liên quan trực tiếp đến điều chỉnh các hoạt động, hành vi của con người, mỗi người lại là một cá thể với các đặc tính riêng biệt, điều này đòi hỏi người làm công tác quản trị, nhất là quản trị cần có cách cách ứng xử khéo léo, linh hoạt, hợp lòng người, hợp hoàn cảnh, điều này cho thấy yêu cầu tính nghệ thuật trong quản trị quan trọng không kém yêu cầu về tính khoa học. 

Quản trị khác với những hoạt động sáng tạo khác ở chỗ nhà ‘nghệ sĩ quản trị’ phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. Muốn có nghệ thuật quản trị điêu luyện cần phải rèn luyện được kỹ năng biến lý luận thành thực tiễn. 

Quản trị không thể học thuộc lòng và áp dụng máy móc theo công thức mà đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo với các tình huống cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh. Nhà quản trị giỏi có thể sai lầm nhưng họ sẽ học hỏi được ngay từ những sai lầm của mình và các sai lầm này chính là giúp họ trau dồi, hoàn thiện hơn nghệ thuật quản trị của cho cả bản thân và tổ chức. 

Chính vì thế, một nhà quản trị nổi tiếng nói: “Việc nghiên cứu những thất bại còn quan trọng hơn là việc nghiên cứu những thành công, bởi vì thành công có thể sẽ được lặp lại hay không lặp lại, còn thất bại sai lầm thì nhất thiết không được để cho lặp lại”.

nghệ thuật quản trị
Nghệ thuật quản trị mà người lãnh đạo cần biết

Trong mọi lĩnh vực, quản trị luôn là bài toán khó vì yêu cầu về tính khoa học và tính nghệ thuật được người quản trị vận dụng để chuyển hóa cụ thể thành các cách thức quản trị phù hợp với tổ chức của mình. Cũng như mọi lĩnh vực, kinh doanh hay các lĩnh vực như kỹ thuật, y học, hội họa… đều cần có tính nghệ thuật trong quản trị, đây có thể được coi là ‘bí quyết nghề nghiệp’ của người làm quản trị để điều hành, dẫn dắt tổ chức của mình, đây chính là quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện người làm quản trị lấy cả nghệ thuật và kiến thức khoa học làm cơ sở. 

Điều này càng thấy rõ khi khoa học và công nghệ tiến bộ hơn cũng đòi hỏi có tính nghệ thuật trong công việc càng cần hoàn thiện hơn. Ngoài ra, xã hội càng tiến bộ thì nhận thức của toàn xã hội cũng như mỗi cá nhân cũng tiến bộ theo, do đó, người làm quản trị nếu không bắp kịp sự tiến bộ này thì cũng sẽ bị chậm hơn thời cuộc.

Những người quản trị chỉ với lý thuyết suông mà không có nghệ thuật thì chỉ trông chờ vào vận may, hoặc là lặp lại cái họ đã từng làm trước đây. Do vậy, khoa học và nghệ thuật không loại trừ nhau mà phụ trợ cho nhau, nó là hai mặt cùng cần tồn tại song song để bổ trợ lẫn nhau. Quản trị là một khoa học Quản trị là một hiện tượng xã hội xuất hiện cùng một lúc với con người, nó biểu hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người.

Trước đây, thời kỳ nô lệ, đó là mối quan hệ giữa người chủ nô và kẻ nô lệ, giữa chủ và tớ, rồi tiến hóa dần dần qua nhiều thế kỷ với ít nhiều thay đổi từ trong cách xử sự đầy lạm quyền dưới các chế độ độc tài phong kiến mang tính chất độc đoán, gia trưởng, đến thời hiện đại những ý tưởng quản trị dân chủ mới mẻ cùng với nền kinh tế thị trường đã dần tràn ngập trên khắp thế giới. 

Trên phương diện khoa học hay nghệ thuật thực tiễn công tác quản trị phát triển mạnh mẽ nhất là từ thế kỷ 19 đến nay. Sự phát triển của khoa học quản trị hiện đại xuất phát từ những quan niệm, nguyên lý cơ bản của nền công nghiệp. Các kỹ thuật tham vấn trong việc quản trị đã được áp dụng thành công tại một số các xí nghiệp công nghiệp tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác. 

Khoảng những năm 1840, tại Hoa Kỳ, một người chỉ có thể trở thành nhà quản trị khi người đó là chủ sở hữu một cơ sở làm ăn. Dần dần việc sử dụng những nhà quản trị không phải là sở hữu – nhà quản trị làm thuê – trở nên phổ biến. 

Những năm 1890 nhiều liên hiệp xí nghiệp xuất hiện trên khắp nước Mỹ kéo theo nhiều đạo luật được ban hành để quy định quyền hạn và trách nhiệm của những liên hiệp xí nghiệp này, Clayton Act (ban hành năm 1914) và Transportation Act (năm 1920) là hai đạo luật tiêu biểu của thời kỳ này. 

Tiếp theo, sự phát triển mạnh của các tập đoàn tài chính, ngân hàng đầu tư đã tham gia quản trị các công ty với vai trò là “giám đốc hay tổng giám đốc” của những doanh nghiệp mà các ông lớn này đầu tư vào. Khung luật pháp cũng như các giao dịch phức tạp trong nền kinh tế Hoa Kỳ đòi hỏi những người am hiểu về luật pháp tham gia quản trị doanh nghiệp.

Các nước đang phát triển như Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này, xã hội càng phát triển thì quản trị càng đòi hỏi người làm quản trị phải có trình độ cao hơn, có sự hợp tác và phân công lao động phân tích về công việc quản trị trong tổ chức để tìm ra và sử dụng các công cụ quản trị để duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Làm thế nào để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh khoa học và đảm bảo mọi hoạt động thành công? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu:

Mời bạn đăng ký nhận ngay eBook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2023 cho doanh nghiệp

III. Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật trong quản trị

Như trên đã đề cập, nghệ thuật luôn cần dựa trên nền tảng là sự hiểu biết về khoa học. Khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh luôn song hành và bổ trợ lẫn cho nhau chứ không đối lập và loại trừ lẫn nhau. Khoa học phát triển thì nghệ thuật quản trị cũng phát triển theo. 

Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị luôn song hành và bổ sung, hoàn thiện lẫn cho nhau
Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị luôn song hành và bổ sung, hoàn thiện lẫn cho nhau

Có thể thấy một nhà quản trị nắm vững được khoa học quản trị, nắm vững đc các vấn đề chuyên môn thì sẽ giảm bớt được những nguy cơ sai lầm có thể dẫn đến thất bại trong kinh doanh. Nền tảng khoa học tốt giúp nhà quản trị chủ động có các biện pháp ứng phó với các rủi ro bất thường xảy ra trong kinh doanh. Việc có các kế hoạch từ trước để chuẩn bị nguồn lực, gồm cả nguồn lực con người và nguồn lực vật chất sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ vượt qua khó khăn tốt hơn mà còn tận dụng các cơ hội kinh doanh cũng kịp thời và hiệu quả hơn. 

Có nghệ thuật quản trị, sẽ giúp nhà quản trị giữ được các mối liên kết bền chặt trong đơn vị, xây dựng được các team mạnh, giữ chân được nhân tài, đó là điều kiện quan trọng để đạt được sự bền vững trong kinh doanh.

IV. Áp dụng tính khoa học và nghệ thuật trong quản trị tại các Doanh nghiệp hiện nay

Tính khoa học và nghệ thuật trong xã hội hiện đại có sự kết hợp ngày càng cao, các trường hợp, bối cảnh cụ thể trong thực tế của các doanh nghiệp cũng không giống nhau. Mặt khác, vì nó là bí kíp/bí quyết kinh doanh nên thường các nhà quản trị trên cơ sở nắm các nguyên tắc khoa học cơ bản, kết hợp với quan sát tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước và trực giác của bản thân để vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể mà đưa ra các quyết định quản trị phù hợp.

Điều này dẫn đến nhà quản trị có các cách vận dụng vào công tác quản trị thường cũng không hoàn toàn giống nhau. Có những vấn đề tưởng chừng như rất khoa học, ví dụ như hiểu thế nào về đòn bẩy trong kinh doanh, tính toán đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính thế nào, tìm các nguồn tài trợ ở đâu và bao nhiêu là một vấn đề khoa học nhưng nhiều nhà quản trị lại rất thành công về nghệ thuật sử dụng đòn bẩy trong quản trị để tìm ra các nguồn tài trợ tốt cho doanh nghiệp.

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MISA AMIS QUẢN LÝ CÔNG VIỆC, DỰ ÁN TỐI ƯU ĐỂ CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG, NÂNG CAO NĂNG SUẤT NGAY

CTA MGM 01

V. Kết luận

Chính vì quản trị vừa đòi hỏi tính khoa học, vừa đòi hỏi tính nghệ thuật nên các tấm gương về nhà quản trị thành công luôn được cộng đồng chia sẻ và học tập. Tuy nhiên, khi vận dụng nó nếu máy móc bạn vẫn có thể gặp thất bại. Tại sao lại như vậy, đó là vì các bối cảnh cụ thể đã thay đổi, các điều kiện thực hiện đã thay đổi và cơ hội cũ đã không còn. Điều này làm chúng ta lại quay trở lại vấn đề nghệ thuật vận dụng các bài học đi trước ra sao và nền tảng khoa học nào để phân tích đúng các các điều kiện thực tế hiện có. 

Do đó nhiều tài liệu có nhận định quản trị là một nghề khó và MISA sẽ tiếp tục cùng chia sẻ các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị với các bạn ở những bài tiếp theo.  

.


 
Bài viết được tổng hợp và biên soạn bởi Viện Đổi mới doanh nghiệp MISA (MIBI), để cập nhật các thông tin hữu ích mời anh/chị truy cập kho tài nguyên miễn phí về Khóa học/Video/Ebook tại Viện đổi mới doanh nghiệp MISA

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 4.5]