[Ebook chuyên ngành] – Báo cáo ngành thực phẩm Việt Nam 2022

19/12/2022
1015

Ngành thực phẩm Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong năm 2022 với tốc độ tăng trưởng lớn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều thách thức và hạn chế trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. 

Trong năm 2022, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022. Kể từ sau đợt sụt giảm kinh tế do tác động của làn sóng Covid thứ tư trong năm 2021, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng ngoạn mục trong năm 2022, trở thành điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu.

Sự hồi phục diễn ra ở hầu hết các ngành kinh tế Việt Nam, trong đó bao gồm cả ngành thực phẩm. Theo thống kê của Vietnam Report trong tháng 8/2022, có đến gần 90% các doanh nghiệp thực phẩm đã đạt năng suất trên 80% so với thời kỳ trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số các công ty đã vượt mức năng suất trước đại dịch.

Ebook bao cao thuc pham

Theo khảo sát của Vietnam Report, người tiêu dùng giờ đây quan tâm đến các sản phẩm thực phẩm ở phân khúc cao cấp với chất lượng cao, bao bì đóng gói đẹp và đặc biệt phải thân thiện với môi trường.

Trên thang điểm 5, người tiêu dùng dành quan tâm rất lớn đến tính tiện dụng của bao bì (4,4/5) và giá trị xanh, bảo vệ môi trường (4,3/ 5) bên cạnh những đặc tính cơ bản phải có như vệ sinh an toàn thực phẩm, in rõ thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng… Có đến 55% khách hàng quan tâm đến thiết kế bao bì đẹp, độc lạ, bắt mắt khi lựa chọn mua các sản phẩm thực phẩm – đồ uống.

Sự gia tăng chi phí đầu vào chính là áp lực lớn nhất mà ngành thực phẩm phải đối mặt. Bên cạnh đó, áp lực lạm phát, giá các mặt hàng tăng cao do doanh nghiệp phải tăng giá bù đắp chi phí cũng khiến người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến lượng cầu một số sản phẩm giảm đáng kể. 

Nói về triển vọng của ngành thực phẩm trong năm tới, đa số các công ty đều lạc quan về tiềm năng bùng nổ tăng trưởng của ngành thực phẩm Việt Nam năm 2023. Cụ thể, 94,4% doanh nghiệp tin tưởng về tình hình kinh doanh khả quan, gấp hơn 4 lần so với mức 21,7% của cùng kỳ năm trước.

Xu hướng tăng chi tiêu hộ gia đình trong giai đoạn 2022 – 2025 cũng sẽ là động lực thúc đẩy việc kinh doanh thực phẩm. Theo Business Monitor International, tổng chi tiêu của các gia đình Việt sẽ tăng nhiều hơn, người tiêu dùng trong nước sẽ duy trì sức mua mạnh mẽ với hàng hóa thiết yếu bao gồm thực phẩm, đồ uống. Có thể nói toàn ngành đang ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cả hai phía cầu – cung tạo đà tăng trưởng trong tương lai.

Qua đây, MISA sẽ cùng Quý độc giả khám phá bức tranh toàn cảnh về thị trường thực phẩm Việt Nam, top những công ty thực phẩm uy tín phân bổ theo nhóm ngành và những chiến lược kinh doanh mới trong bối cảnh năm 2023. Từ đó, doanh nghiệp có thể tham khảo, đúc rút và ứng dụng các phương thức, bài học phù hợp vào tổ chức của mình.

Thông qua những con số thống kế cụ thể, kiến thức thực tiễn, bài học từ chuyên gia, đội ngũ MISA AMIS CRM vọng cuốn Ebook “Báo cáo ngành thực phẩm 2022”. Từ việc phân tích thị trường, vạch ra những thách thức, cơ hội mới và tư vấn chiến lược kinh doanh phù hợp, MISA tin rằng cuốn ebook sẽ mang lại nhiều thông tin giá trị mà doanh nghiệp có thể khai thác, áp dụng vào doanh nghiệp.

Bộ Ebook mang đến thông tin hữu ích vừa đưa đến các báo cáo thực tế vừa đề xuất được giải pháp giúp doanh nghiệp thực phẩm ứng dụng công nghệ để bứt phá doanh số vào năm 2023. Tất cả được diễn giải chi tiết qua 4 phần chính: 

  • Phân tích và đánh giá ngành thực phẩm Việt Nam năm 2022
  • Top 10 công ty thực phẩm nổi bật 2022 – chia theo nhóm ngành
  • Đánh giá triển vọng ngành thực phẩm Việt Nam năm 2023
  • Ứng dụng công nghệ vào quản lý kinh doanh ngành thực phẩm

Đăng ký nhận EBOOK để sở hữu trọn bộ báo cáo ngành thực phẩm năm 2002 giúp doanh nghiệp có bức tranh tổng quan về ngành và những phương án mới trong kinh doanh năm 2023


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Tuyến Phạm
Tác giả
Giám đốc Kinh doanh tại MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả