Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp

23/11/2022
2245

Là người lao động hay người sử dụng lao động thì nói đến tổ chức Công đoàn ai cũng biết nhưng chưa hẳn đã biết rõ về vai trò của Tổ chức Công đoàn và làm thế nào để phát huy vai trò của nó. Hãy cùng MISA tìm hiểu Công đoàn là gì và vai trò của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp như thế nào nhé.

1. Công đoàn là gì? 

Theo Điều 10 của Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Như vậy, Công đoàn đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của tổ chức người lao động làm việc về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động và làm sao để người lao động thực hiện được quyền của mình. Công đoàn cũng tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Định nghĩa Công đoàn theo Luật Công đoàn
Định nghĩa Công đoàn theo Luật Công đoàn

Tổ chức Công đoàn trong Doanh nghiệp, hay còn được gọi là Công đoàn Cơ sở. Theo Điều 4 của Luật Công đoàn định nghĩa: “Công đoàn Cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tiếp nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”.

Điều kiện để thành lập Công đoàn cơ sở:  doanh nghiệp hay các tổ chức tổ chức Chính trị – xã hội, các đơn vị sự nghiệp… có từ 5 đoàn viên trở lên có thể đề xuất để được công đoàn cấp trên cho phép thành lập Công đoàn cơ sở.

Xem thêm: 15+ phần mềm quản lý văn thư cho tổ chức công đoàn

2. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong Doanh nghiệp

Đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người lao động 

Các quyền lợi chính đáng của công đoàn viên, người lao động trong Doanh nghiệp được tổ chức Công đoàn giữ vai trò làm đại diện và bảo vệ. Điều này thể hiện rất rõ trong Bản “Thỏa ước lao động tập thể” của tập thể người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Các điều khoản trong Bản Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là kết quả của quá trình thương lượng của Công đoàn với NSDLĐ về các điều kiện lao động cụ thể như:  

  • Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,…; 
  • Các phúc lợi liên quan như tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, chế độ nâng lương, đào tạo phát triển người lao động, …;
  • Chế độ khi ốm đau, chế độ khám bệnh định kỳ, thai sản, …
  • Các bảo đảm việc làm cho người lao động, các điều kiện, điều khoản cần và đủ khi thực hiện quan hệ lao động như thủ tục ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), chấm dứt quan hệ lao động, ….; 
  • Các điều kiện an toàn lao động như vệ sinh môi trường lao động, an ninh an toàn trong khu vực làm việc, an toàn khi thực hiện lao động; 
  • Các chi tiêu quỹ công đoàn như phúc lợi cho các Công đoàn viên như chi hiếu hỉ, ngày lễ thêm như Ngày Phụ nữ, Ngày QT Thiếu nhi, Trung thu, Noel, Outing… 
  • Các loại hỗ trợ khi NLĐ gặp khó khăn như tai nạn, thương tật, thiên tai….
4 vai trò của Công đoàn
4 vai trò của Công đoàn

Doanh nghiệp nào càng có các quy định rõ ràng về vai trò của tổ chức Công đoàn, tổ chức công đoàn nơi nào càng có tiếng nói trong thương lượng và bảo vệ các quyền lợi của NLĐ thì Công đoàn nơi đó càng có uy tín. Điều này, quay ngược trở lại sẽ làm doanh nghiệp hưởng nhiều điểm lợi như tăng sức hấp dẫn của môi trường lao động, thu hút các lao động có tay nghề cao, tạo động lực cho NLĐ yên tâm làm việc, tập trung hăng say lao động sáng tạo với năng suất cao.

Một ví dụ rất cụ thể, đó là vào năm 1997 Tổng Giám đốc Công ty Nước giải khát Coca-Cola Ngọc Hồi nhận thấy tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi nên muốn cắt khoản thưởng lương tháng 13 của CBCNV, tuy nhiên năm đó Công đoàn cơ sở đã đưa ra điều khoản thỏa thuận trong bản TƯLĐTT để từ căn cứ đó bảo lưu quyền lợi của NLĐ, điều này cũng vẫn được tiếp nối các năm sau.

Đọc thêm: Phúc lợi là gì? 5 bước xây dựng chế độ phúc lợi cho nhân viên

Gắn kết doanh nghiệp với người lao động qua các phong trào tập thể

Tổ chức Công đoàn thường sẽ chủ trì hoặc tham gia tổ chức các phong trào sinh hoạt tập  thể, vừa là hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc gắn kết những NLĐ, cũng là tạo ra sân chơi cho NLĐ nâng cao văn hóa, sức khỏe, tăng sự giao lưu, chia sẻ…. 

Ví dụ, các phong trào thể dục thể thao như đá bóng với việc tổ chức giải bóng đá định kỳ thường niên sẽ là cơ hội để mọi CB-NV làm quen và biết về nhau nhiều hơn. Các hoạt động thể thao này thực sự vừa nâng cao sức khỏe, vừa là cơ hội để các cơ sở, các văn phòng, các phòng ban được tiếp xúc và chia sẻ với nhau những khoảnh khắc vui vẻ hết mình vì mục tiêu chung trên sân chơi. Sau mỗi giải bóng đá thường dư âm sẽ kéo dài khá lâu, lan tỏa sự hào hứng, thông cảm, thấu hiểu trong công việc hàng ngày. 

Tổ chức phong trào văn nghệ, thể thao
Tổ chức phong trào văn nghệ, thể thao

Trung gian xử lý các vấn đề tranh chấp lao động trong doanh nghiệp

Tổ chức công đoàn cơ sở là cầu nối trung gian giữa NLĐ và NSDLĐ, là tổ chức hòa giải các tranh chấp lao động. BCH Công đoàn là nơi để NLĐ tìm đến chia sẻ các khó khăn trong lao động, tìm kiếm các sự tư vấn, phân xử các khúc mắc, bức xúc của chính NLĐ trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp thông qua tổ chức công đoàn để gắn kết, hỗ trợ đào tạo, giáo dục NLĐ trong việc thực hiện nguyên tắc tổ chức, ứng xử văn hóa, thực thi pháp luật.  

Đôi khi nhận thấy các tranh chấp hay mâu thuẫn, bức xúc trong tổ chức tăng lên, Công đoàn cơ sở còn chủ động tìm hiểu tâm tư của NLĐ và các điều kiện, bối cảnh để tổ chức trao đổi giữa các bên, thực hiện hòa giải các tranh chấp lao động

Tổ chức công đoàn cơ sở cũng là đầu mối liên kết các tổ chức công đoàn ngành, công đoàn cấp quận, huyện đến tỉnh/ thành phố và Tổng Liên đoàn Trung Ương để triển khai các hoạt động một cách đồng bộ, theo hệ thống, Điều này làm NLĐ nhận thức, đánh giá được rõ hơn các quyền của mình được thực thi ra rao khi so sánh với các tổ chức công đoàn khác, đây cũng là cơ sở quan trọng để để NLĐ không chỉ ở một tổ chức mà nhiều tổ chức có thêm điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ các giải pháp lao động sản xuất hiệu quả.

Hỗ trợ người lao động khó khăn

Công đoàn cơ sở là tổ chức quản lý và chi tiêu quỹ công đoàn tại doanh nghiệp, thực hiện hỗ trợ nhóm NLĐ yếu thế hoặc khi họ gặp khó khăn. Điển hình là thời điểm dịch bệnh COVID- 19 diễn biến phức tạp kéo dài làm đình trệ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, kéo theo là việc làm, thu nhập của NLĐ bị ảnh hưởng nặng nề. Tổ chức công đoàn trong nhiều doanh nghiệp lúc đó đã có những sáng kiến trong cách làm hỗ trợ người lao động như siêu thị 0 đồng, ATM gạo, giao hàng lưu động 0 đồng, túi an sinh công đoàn hay vận động các chủ nhà trọ miễn/giảm giá thuê nhà… để giúp đoàn viên khắc phục vượt qua khó khăn…

Công đoàn hỗ trợ người lao động khó khăn trong thời kỳ Covid
Công đoàn hỗ trợ người lao động khó khăn trong thời kỳ Covid

3. Vai trò của Tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động

Nhiều NLĐ và ngay cả cán bộ làm nhân sự đôi khi cũng không nắm được các quy định pháp luật nên có thể sẽ bỏ sót nhiều quyền lợi của NLĐ, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây bức xúc cho NLĐ và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường lao động, tới uy tín của Doanh nghiệp. Đặc biệt trong các thủ tục quy trình, quy định thương thảo giữa NLĐ và NSDLĐ, sự thiếu sót ghi nhận tại văn bản đôi khi là điểm khó xử, gây mâu thuẫn/tranh chấp lao động.

Trải nghiệm chân thật và thực tế nhiều nơi cho thấy nếu tổ chức Công đoàn cơ sở được thành lập và được thể hiện hết vai trò của nó thì kết quả là rất tốt đẹp, mọi người hoà bình bắt tay nhau cùng đóng góp cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhưng ngược lại, có thể sẽ có hậu quả khó khắc phục như trường hợp của một nhân sự cao cấp được Ban Lãnh đạo TCT V.Group đã rất vất vả mời về, song chỉ vì một chút hiểu lầm của hai bên trong văn bản đã gây thiệt hại cho cả hai bên về tài chính và danh tiếng. Lúc này, nếu đơn vị có tổ chức Công đoàn hoặc đại diện tổ chức người lao động làm trung gian, giải thích cặn kẽ để hoà giải và hiệp thương thì có thể mọi việc sẽ khác, doanh nghiệp không mất người tài và nhân tài cũng có đất dụng võ.

Một vai trò khác của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động đó là vai trò chủ trì các cuộc đình công để thể hiện sự kiên quyết yêu cầu thực hiện các quyền lợi chính đáng của tập thể người lao động, thường điều này diễn ra sau nhiều lần đàm phán không có kết quả hoặc thường xảy ra khi doanh nghiệp có nhiều điều kiện làm việc kém như kỉ luật hà khắc, đãi ngộ không tốt, thậm chí là chế độ đãi ngộ NLĐ quá thiệt thòi.

Vai trò quan trọng của Công đoàn cơ sở là đứng ra tổ chức tập thể, đồng lòng nhất trí đưa ra các yêu cầu, sau đó là nơi tổ chức cuộc đối thoại giữa NLĐ và đại diện NSDLĐ. Họ cũng là tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính cho các cuộc đình công mà vẫn đảm bảo quyền lợi của NLĐ theo đúng quy định pháp luật lao động (ví dụ như xin giấy phép, thông báo về đình công…).

Chương 14 của Bộ Luật Lao động quy định các cuộc đình công đòi hỏi sự cải thiện trong quan hệ lao động, các điều kiện và quyền lợi chính đáng mà NSDLĐ phải cung cấp cho NLĐ được coi là hợp pháp khi và chỉ khi theo đúng các trình tự từ gửi Đơn kiến nghị đến đại diện NSDLĐ; kết quả không thoả thuận được thì báo cáo trọng tài lao động; trọng tài lao động không hoà giải được thì công đoàn cơ sở dựa trên sự đồng thuận của tập thể mới tổ chức đình công. Việc đình công này có báo trước cho NSDLĐ và cố gắng tiến tới đạt được các thỏa thuận chính của cuộc đình công.

Vai trò của tổ chức Công đoàn trong các cuộc đình công
Vai trò của tổ chức Công đoàn trong các cuộc đình công

Các cuộc đình công có sự tham gia đúng đắn của tổ chức Công đoàn cơ sở, tuân thủ đúng quy định đã đạt được không ít các thành công. Các cuộc đình công tại Khu Công nghiệp Sóng Thần, Bình Dương các năm 2016-2018 là một minh chứng rõ ràng của vai trò quan trọng tổ chức đình công của Công đoàn cơ sở. 

4. Vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc xây dựng chính sách cho người lao động

Trong Doanh nghiệp thì tổ chức Công đoàn – tổ chức đại diện cho NLĐ – thực sự là nơi được tham khảo ý kiến, thậm chí còn là nơi ghi nhận ý kiến xây dựng các chính sách, chế độ cho NLĐ trước khi được ban hành áp dụng. Việc này thể hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật lao động về vai trò trung gian của tổ chức Công đoàn cơ sở trong việc đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên NLĐ và NSDLĐ. 

Đặc biệt trong TƯLĐTT thường cũng có quy định việc thống nhất sau đàm phán về quy định nâng lương, phúc lợi thâm niên, lộ trình thăng tiến nghề nghiệp, mức đầu tư của doanh nghiệp trong công tác đào tạo, phát triển nhân sự và cả quỹ khen thưởng định kỳ, phát sinh, quỹ dự phòng lao động,… Tất cả quy định này không chỉ thể hiện chăm lo cho NLĐ mà còn là những giá trị vô hình, làm bổ sung, gia tăng giá trị cho Doanh nghiệp trong tương lai, khi mà NLĐ thực sự rất cần và sẽ đánh giá rất cao việc áp dụng triển khai các quy định, công tác phát triển nguồn nhân lực, tăng chất lượng nguồn nhân lực của Doanh nghiệp, vì đây cũng là điều kiện để phát triển lộ trình nghề nghiệp cho họ.

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn
Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn

5. Hành động để phát huy các vai trò của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp

Thực tế hiện nay vai trò của tổ chức công đoàn trong một số doanh nghiệp còn mờ nhạt, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), một số tổ chức thậm chí chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Nhiều thất bại của doanh nghiệp cũng cho thấy vì các tranh chấp với người lao động không được hòa giải. Vì vậy để góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động cũng như giúp doanh nghiệp, hạn chế những vấn đề phát sinh trong tranh chấp lao động, tổ chức công đoàn cần phát huy tối đa vai trò của tổ chức công đoàn. Hãy cùng MISA nhìn nhận các thay đổi, các hành động chính sau của tổ chức công đoàn để góp phần làm doanh nghiệp của bạn thành công hơn nhé:

 Doanh nghiệp càng lớn, càng nhiều lao động thì càng cần chủ động phát huy vai trò của công đoàn, đây là tiền đề quan trọng cho các tổ chức đại diện người lao động, trong đó nổi bật nhất là tổ chức Công đoàn (từ cơ sở đến các cấp), đồng thời là tổ chức hợp pháp lớn nhất, chuyên nghiệp nhất trong vấn đề đại diện người lao động. Pháp luật lao động đã có các quy định chỉnh sửa đổi nhằm tăng cường sự lựa chọn đại diện người lao động, tổ chức mà NLĐ trao niềm tin bảo vệ quyền lợi của cả hai bên, cả NLĐ và NSDLĐ. 

Cần nhận thức tổ chức công đoàn không chỉ là đấu tranh cho riêng NLĐ mà còn góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển của cả doanh nghiệp. Để tăng cường sự tin tưởng của các chủ doanh nghiệp vào vai trò của tổ chức công đoàn, cần trao cho họ quyền thành lập, tổ chức và thực sự có thể thực hiện các trách nhiệm, vai trò của mình đối với cả 2 phía NLĐ và NSDLĐ. NSDLĐ cũng nên tham khảo các bài học đi trước, cùng trao đổi trước với công đoàn về các quyết định ảnh hưởng đến quyền lợi lao động, các điều kiện về tài chính để cùng có sự bàn bạc, thống nhất trên cơ sở phân tích thấu đáo mọi vấn đề, tránh để đến khi mâu thuẫn lớn xảy ra sẽ khó giải quyết.

Tăng cường vai trò của Công đoàn
Tăng cường vai trò của Công đoàn

Để tăng cường sự tin tưởng vào vai trò của tổ chức công đoàn, chính bản thân tổ chức này cũng cần nâng cao kiến thức pháp luật, đặc biệt kiến thức pháp luật lao động, các kỹ năng như kỹ năng đàm phán, thương lượng, kỹ năng tổ chức,…, đối với các các bộ trong BCH công đoàn. Cần cử cán bộ tham gia các buổi giao lưu, tập huấn do Liên đoàn lao động các cấp tổ chức, do BHXH tổ chức. Bên cạnh đó, nhận thức của NSDLĐ và NLĐ cũng cần phải được chú trọng. Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức về các quy định cho tất cả các bên – biện pháp gốc rễ để giảm thiểu các mâu thuẫn, tranh chấp lao động.

Đồng thời, cần giữ mối quan hệ chặt chẽ giữa công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên, xây dựng cơ chế phối hợp ký kết kế hoạch liên tịch, định kỳ thông tin, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt trong các vấn đề bảo vệ quyền lợi NLĐ, đối thoại với NSDLĐ, ổn định môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh.

6. Nâng cao vai trò của Công đoàn với phần mềm MISA AMIS HRM

Xây dựng Công đoàn để đại diện bảo vệ quyền lợi và là cầu nối của doanh nghiệp với người lao động. Hiện nay, ngoài xây dựng Công đoàn để tăng sự hài lòng cho người lao động, các doanh nghiệp đang hướng đến ứng dụng công nghệ vào công tác nhân sự để đảm bảo thực hiện đúng, đủ quyền lợi và ghi nhận kịp thời khen thưởng đối với nhân viên của mình.

Một trong những nền tảng quản lý nhân sự chuyên nghiệp và toàn diện nhất hiện nay đó là MISA AMIS HRM. Đây là phần mềm giúp hỗ trợ toàn diện các nghiệp vụ liên quan đến nhân sự.

Xem thêm: Top 10 phần mềm quản lý nhân sự HRM miễn phí tốt nhất

Những tính năng của MISA AMIS HRM

  • Lên kế hoạch tuyển dụng, thu hút ứng viên, hỗ trợ xây dựng website tuyển dụng và lập báo cáo chuyên nghiệp và hiện đại.
  • Lưu trữ hồ sơ, thông tin nhân sự, hợp đồng lao động, giảm thiểu tối đa những sai sót hoặc nhầm lẫn so với khi dùng thủ công bằng excel.
  • Hỗ trợ chấm công – tính lương ngay trên phần mềm. Với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, dữ liệu công sẽ được đổ về trên phần mềm để dễ dàng tổng hợp, nhân viên cũng dễ dàng theo dõi bảng công, bảng lương của mình.
  • Hỗ trợ các công tác về BHXH, thuế TNCN, tự động khấu trừ các khoản theo quy định Nhà nước, doanh nghiệp không cần đến các cơ quan để nộp giấy tờ.
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động
AMIS Chấm công có hệ thống báo cáo trực quan, sinh động

Vì sao nên sử dụng phần mềm MISA AMIS HRM?

  • MISA AMIS HRM là sản phẩm tích hợp tuyển dụng, chấm công, tính lương, lưu trữ hồ sơ nhân sự cùng một hệ thống, giúp quản lý toàn diện.
  • MISA AMIS HRM là sản phẩm của công ty MISA với 28 năm kinh nghiệm, là đối tác của 250.000 doanh nghiệp trên cả nước.
  • Phần mềm liên kết dữ liệu với AMIS Kế toán, AMIS Bán hàng, AMIS Công việc…. giúp quản lý doanh nghiệp đồng bộ, hiệu quả cao.
  • IVY Moda, Trống Đồng Palace – Những đơn vị có quy mô hàng ngàn nhân sự cũng đã tin tưởng và sử dụng MISA AMIS HRM để quản lý nhân sự.
Chia sẻ của chị Thu - Phòng nhân sự của Trống Đồng Palace
Chia sẻ của chị Thu – Phòng nhân sự của Trống Đồng Palace

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về phần mềm, hãy liên hệ hotline 0904 885 833 để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm dưới đây.

Kết luận

Không chỉ NLĐ, NSDLĐ, mà chính các chuyên gia công đoàn đều nhận thấy rằng, tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động, là nhịp cầu trung gian, là điểm tựa, cầu nối gắn kết NLĐ và NSDLĐ để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bền vững giữa các chủ thể tham gia lao động.

Vai trò bảo vệ các quyền lợi chính đáng và thiết thực cho NLĐ không chỉ tạo ra môi trường lao động tốt mà còn sinh ra động lực tăng hiệu suất lao động. Đó chính là mục tiêu mong muốn của mọi doanh nghiệp để tiến tới phát triển bền vững, sở hữu đội ngũ lao động vững mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Ngọc Ánh
Tác giả
Chuyên gia phát triển nguồn nhân lực
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả