Giáo sư của Joseph Nye Jr. của Đại học Harvard cho biết, “quyền lực mềm” trong doanh nghiệp dựa trên lực hấp dẫn của việc chia sẻ giá trị và trách nhiệm đóng góp. Nhờ hợp tác, nhân viên và doanh nghiệp cùng hướng tới đạt được mục tiêu và thành quả chung.
Đồng thời, nghiên cứu của Gallup cũng khẳng định: Doanh nghiệp có sự gắn kết nhân viên, sẽ tăng năng suất công việc hiệu quả hơn 22% so với các doanh nghiệp không có sự gắn kết. Nếu Nhà lãnh đạo biết cách tạo động lực và gắn kết nhân sự sẽ tạo ra một loại “năng lực tự nguyện” trong mỗi cá nhân và thúc đẩy họ cống hiến tốt hơn.
Để ứng dụng “quyền lực mềm” đúng người đúng thời điểm và giúp các Nhà lãnh đạo, quản lý tạo ra một đội ngũ vừa CHỦ ĐỘNG, GẮN KẾT vừa LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN, Công ty Cổ phần MISA phối hợp cùng Học viện đào tạo kiến thức kinh doanh và phát triển sức bền tinh thần cho lãnh đạo Joy Uni tổ chức Hội thảo trực tuyến “LẠT MỀM BUỘC CHẶT” – BÍ QUYẾT XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CHỦ ĐỘNG VÀ GẮN KẾT”
Để hiểu rõ hơn về bí quyết “Lạt mềm buộc chặt” cũng như có được các gợi ý khác trong việc xây dựng đội ngũ chủ động, gắn kết, mời anh, chị xem video và tài liệu chia sẻ của 2 vị diễn giả:
- Chị Vũ Hạnh Hoa – Founder & CEO Học viện Joy Uni – – Học viện đào tạo kiến thức kinh doanh và phát triển sức bền tinh thần cho lãnh đạo
- Anh Phạm Văn Hùng – PGĐ Trung tâm kinh doanh Hà Nội – Công ty CP MISA.
Tại Chương trình, chị Hoa chia sẻ những vấn đề các doanh nghiệp hiện đang gặp phải, những lầm tưởng của nhà quản lý trong việc quản lý đội ngũ của mình thông qua câu chuyện thực tế của chị tại doanh nghiệp chị từng giữ vị trí quản lý cấp trung đến vị trí CEO cũng như các doanh nghiệp chị đã tư vấn, đào tạo về quản lý, lãnh đạo.
Xây dựng đội ngũ nhân sự chủ động
Chị Hoa chia sẻ: lợi ích mà doanh nghiệp có được khi có một đội ngũ nhân sự chủ động, gắn kết chính là:
- Nhân sự làm việc với năng suất cao, không còn nữa những biểu hiện: làm việc hời hợt, chỉ đâu đánh đấy; không còn chỉ chờ đợi người khác giao việc; không còn trì hoãn việc giải quyết các sự việc…
- Và rồi, kết quả nhận thấy rõ là: tính sáng tạo, tốc độ đổi mới tại từng nhóm, phòng ban được đẩy mạnh; hiệu suất được cải thiện rõ rệt; nhà quản lý thì “nhàn” hơn hẳn và có thời gian tập trung vào các việc quan trọng hơn… và cả đội ngũ cảm thấy bản thân mình có ích, có giá trị nhiều hơn trong công ty.
Để có được đội ngũ như vậy, chị Hoa chia sẻ: nhà quản lý là người cần thay đổi đầu tiên. Trước hết là thay đổi từ tư duy của mình, thay vì cách quản lý áp đặt, kiểm soát thì hãy trao quyền; tạo không gian và điều kiện để nhân sự được bày tỏ ý kiến, hãy lắng nghe nhiều hơn và ghi nhận những ý kiến; hãy thẳng thắn nhưng khéo léo để cùng nhân sự tìm ra những giải pháp phù hợp hơn là phản bác… Cụ thể hơn, chị Hoa gợi ý một số cách thức nhà quản lý có thể áp dụng như:
- Giúp nhân viên hiểu được lợi ích của việc chủ động hay nói cách khác, giúp họ hiểu tại sao họ phải chủ động trong công việc. Ngoài ra, người quản lý cũng cần truyền cảm hứng cho đội ngũ để họ có được tinh thần “làm chủ” trong công việc của mình.
- Lãnh đạo thay đổi bản thân để giúp nhân viên chủ động hơn: Giảm cho lời khuyên, tăng đặt câu hỏi, Cải thiện kỹ năng lắng nghe, tiếp thu… Tạo cho mọi ng không gian an toàn, mọi người dám nói, không sợ phán xét.
- Giúp nhân viên hiểu về Chuẩn hành vi thể hiện sự chủ động.
Tại chương trình, chị Hoa chia sẻ một phần trong bộ tiêu chuẩn hành vi. Đây có thể coi như bản hướng dẫn giúp nhân sự cụ thể hóa thành hành động để thể hiện sự chủ động. Đó cũng như bản tiêu chuẩn để họ đo lường, đánh giá kết quả của sự chủ động. Qua đó, họ sẽ chủ động trong việc hoàn thiện bản thân mình.
Bên cạnh đó, khi áp dụng bộ chuẩn hành vi này, người quản lý cần ghi nhận, tuyên dương khi ai đó có hành vi đạt chuẩn/vượt chuẩn; góp ý với ai chưa đạt. Và định kỳ, nhà quản lý và đội ngũ cần đánh giá lại bản thân để từ đó có những định hướng và hành động cụ thể để cải thiện vấn đề.
Chị Hoa chia sẻ, sau một thời gian thay đổi chính bản thân mình, lắng nghe nhiều hơn, thay vì đưa lời khuyên thì sẽ đặt câu hỏi, thay vì phản bác thì tiếp thu ý kiến và trao đổi để cùng tìm phương án khả thi…
Kết quả chị nhận được là sự đồng thuận rất cao từ đội ngũ, không còn sự phản đối ngầm như trước đây. Ngoài ra, vì mỗi nhân sự đều hiểu rõ lý do, mục đích, mục tiêu và việc cần làm là gì nên họ đều chủ động để tìm ra “HOW” – làm thế nào để đạt được mục tiêu, hoàn thành công việc một cách tốt nhất với sự chủ động cao nhất.
Xây dựng đội ngũ nhân sự gắn kết
Trong phần tiếp theo, chị Hoa chia sẻ về những lợi ích và làm sao để doanh nghiệp có được đội ngũ gắn kết. Chúng ta có thể thấy 2 nhóm lợi ích ngắn hạn và dài hạn:
- Trong ngắn hạn, một đội ngũ gắn kết sẽ không chỉ giúp nâng cao hiệu suất công việc, mục tiêu được hoàn thành mà còn tạo nguồn năng lượng tích cực trong công ty.
- Về lâu dài, tỷ lệ nghỉ việc giảm, nhân viên gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận vượt trội… Từng cá nhân cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc, tinh thần học hỏi phát triển bản thân ngày càng lên cao hơn, giúp chất lượng nhân sự ngày càng được cải thiện.
Để có được điều đó, trong số rất nhiều cách thức có thể thực hiện, chị Hoa đưa ra gợi ý một số bí quyết doanh nghiệp mà cụ thể là nhà quản lý có thể thực hiện ngay và đơn giản qua việc tạo môi trường làm việc nhiều cảm hứng (từ không gian, không khí, các hoạt động tương tác…). Giúp nhân viên liên tục được học hỏi phát triển (định hướng, tạo điều kiện,…).
Qua phần chia sẻ của chị Hoa, chúng ta thấy rằng không dễ để xây dựng được đội ngũ chủ động, gắn kết nhưng cũng không quá khó. Vấn đề là nhà quản lý có nhận ra và thực sự sẵn sàng thay đổi bản thân và giúp đội ngũ thay đổi hay không.
Tạo lập môi trường làm việc giúp đội ngũ nhân sự chủ động và gắn kết
Như một ví dụ minh họa cụ thể, sinh động cho việc xây dựng đội ngũ chủ động, gắn kết, anh Phạm Văn Hùng chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình trong hơn 10 năm làm công tác quản lý tại Công ty CP MISA – đơn vị có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và cho đến nay, Công ty có hơn 2.500 nhân viên.
Để làm được điều này, đội ngũ quản lý tại MISA đã trải qua những chương trình huấn luyện, đào tạo liên tục để trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp. Cũng vì vậy mà phần lớn đội ngũ quản lý tại MISA đi lên từ cấp nhân viên và đã – đang gắn bó với MISA trong rất nhiều năm.
Theo kinh nghiệm của anh, để có được đội ngũ chủ động và gắn kết, các cấp quản lý MISA bên cạnh việc cần có tư duy, kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo như chị Hoa chia sẻ thì ở góc độ người quản lý và công ty cần có ít nhất 4 việc cần làm sau:
Thứ nhất, người quản lý cần thấu hiểu nhân viên của mình. Hiểu nhu cầu, mong muốn cũng như các đặc điểm tính cách, phong cách làm việc của họ để từ đó có cách thức giao việc, trao quyền chủ động và tạo động lực phù hợp.
hứ hai, giao việc phù hợp năng lực nhưng vẫn tạo được động lực để họ không ngừng phát triển bản thân, đáp ứng tốt hơn cho công việc.
Người quản lý cần tạo cho đội ngũ của mình không gian, điều kiện để được chủ động trong phạm vi công việc của mình. Đây cũng chính là việc trao quyền nhân sự, giúp nhân viên được làm chủ công việc của mình tối đa.
Thứ ba, cần có các hoạt động chia sẻ, đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ thường xuyên cho nhân sự thay vì áp đặt cứng nhắc và thiếu giám sát.
Thứ tư, công ty cần tạo môi trường thi đua, học tập và vinh danh các cá nhân, đội nhóm có thành tích hoặc đạt mục tiêu đã đề ra. Điều này mang đến lợi ích rất lớn về mặt tinh thần, về sự ghi nhận đóng góp. Từ đó giúp họ có động lực để tự làm chủ công việc, hoàn thành mục tiêu cũng như gắn kết đội nhóm với nhau.
Thứ năm, yếu tố rất quan trọng chính là tạo ra môi trường làm việc thuận tiện cho nhân viên. Là một đơn vị làm trong lĩnh vực CNTT, MISA có lợi thế phát triển môi trường làm việc số (Digital Workplace).
Đây là nơi mà các quy trình, quy định đều rất rõ ràng; nơi các nhân sự có thể giao tiếp công việc với nhau ngay trên cùng 1 nền tảng, giảm thời gian trao đổi qua lại; nơi nhân viên và quản lý trao đổi để xử lý công việc nhanh chóng; nơi các công việc của từng nhân sự đều rõ ràng, minh bạch về mục tiêu, yêu cầu, thời hạn… Nơi nhân sự có thể có được thông tin mình muốn chỉ trong vài click chuột. Mọi thứ đều nhanh chóng, tiện lợi, giảm sự phụ thuộc của nhân viên, tăng tính chủ động.
Bên cạnh đó, với văn phòng số (văn phòng điện tử) này, người quản lý có thể nắm bắt tiến độ, chất lượng công việc của từng nhân sự để hướng dẫn, hỗ trợ hoặc đào tạo cho họ. Ngoài ra, thông qua qua bảng đo lường kết quả công việc, người quản lý và từng cá nhân cũng nắm được mình mạnh gì, yếu gì để có kế hoạch chủ động nâng cao kiến thức, kỹ năng…
Như vậy, để có được đội ngũ chủ động và gắn kết, nhà quản lý không chỉ cần tư duy, kiến thức hay kỹ năng mà còn rất cần những công cụ hỗ trợ để giảm bớt sự cản trở trong việc thực hiện công việc của nhân sự, tăng tính chủ động cho họ và tạo ra cho họ động lực tự thân để tiến tới sự chủ động, gắn kết với đội ngũ.
Mời anh, chị xem toàn bộ chương trình và tài liệu chi tiết, qua đó giúp anh chị hiểu rõ hơn về vấn đề và cách thức áp dụng trong công việc của mình, vui lòng đăng ký tại đây: