[Nhận Video & Tài liệu] 06 Điểm nóng trên báo cáo tài chính Giám đốc cần nắm vững

21/11/2022
779

Hàng năm, doanh nghiệp phải lập và nộp báo cáo tài chính năm để đảm bảo nộp cho cơ quan quản lý Thuế vào cuối tháng 3. Mặc dù là báo cáo thường niên song không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình lập báo cáo và thậm chí lao đao vì báo cáo thiếu hoặc có sai sót. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể bị truy thu và nộp tiền phạt do chậm nộp thuế với mức phạt rất cao hay bị đưa vào danh sách có rủi ro cao về thuế và thường xuyên bị kiểm tra.

Những điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng (mất nhiều thời gian xét duyệt hoặc có thể bị từ chối hồ sơ). Hơn nữa, một vài rủi ro quan trọng khác là doanh nghiệp không lường được chi phí thuế phải nộp, không hạch toán được lỗ lãi đúng thực tế và từ đó khó khăn trong việc lập kế hoạch tài chính cho năm sau và chiến lược phát triển kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.

Nhằm giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là Anh/Chị Quản lý doanh nghiệp loại bỏ những rủi ro nếu không kiểm soát được Báo cáo Thuế, Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần MISA đã phối hợp cùng FINAKEY tổ chức Workshop “6 điểm nóng trên báo cáo tài chính Giám đốc cần nắm vững”.

Tại Hội thảo, Chị Lê Thị Cẩm Vân – một chuyên gia với 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán đã chia sẻ chi tiết về từng điểm nóng trên Báo cáo tài chính mà Chủ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm. Cụ thể:

Theo chị Vân chia sẻ, chỉ tiêu “tiền mặt” là một điểm nóng trên báo cáo tài chính. Nếu số dư tiền mặt trên báo cáo tài chính quá lớn, Chủ doanh nghiệp cần xem xét và yêu cầu kế toán giải trình bởi lẽ Cơ quan Thuế đánh giá những số liệu bất thường này là có rủi ro và từ đó, doanh nghiệp sẽ bị yêu cầu giải trình hoặc bị thanh, kiểm tra.

Bên cạnh đó, chị Vân cũng nói chi tiết về một điểm nóng khác là chỉ tiêu “phải thu khách hàng”. Theo chị Vân, nếu chỉ tiêu “phải thu khách hàng” có số dư bên Có quá lớn thì doanh nghiệp có thể sẽ gặp những rủi ro như:

  • Doanh nghiệp vi phạm với hành vi bán hàng không xuất hoá đơn, có thể bị phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng, truy thu thuế GTGT, TNDN và nộp tiền 1,5 lần trên số thuế đã trốn;
  • Doanh nghiệp vi phạm với hành vi xuất hoá đơn sai thời điểm, có thể bị phạt hành chính từ 8-10 triệu đồng;

Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu “phải thu khách hàng” có số dư bên nợ quá lớn thì thực tế cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định mặc dù việc xuất hiện số dư bên nợ là điểm hợp lý. Để có thể quản lý công nợ phải thu, phải trả tốt, các doanh nghiệp cần có giải pháp phần mềm để theo dõi được số liệu tức thời, real-time. 

Điểm nóng thứ 3 trên Báo cáo tài chính mà Chủ doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm theo chia sẻ của chị Vân đó là chỉ tiêu “Hàng tồn kho”. Các doanh nghiệp bán lẻ là những doanh nghiệp thường gặp rủi ro với chỉ tiêu này nhưng các doanh nghiệp ở mọi loại hình, quy mô đều phải quan tâm đến chỉ tiêu “Hàng tồn kho”.

Số tồn kho thông thường chỉ rơi vào khoảng 20-30% tổng doanh số trong năm, nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại có số tồn kho này rất lớn. Khi thấy số liệu bất thường, cơ quan Thuế sẽ nhận định rằng doanh nghiệp có rủi ro và sẽ yêu cầu thanh, kiểm tra/giải trình, thậm chí chi tiết đến cả kiểm kê kho dưới giám sát.

Theo chị Vân, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên kiểm tra Hàng tồn kho trong kỳ hoạt động. Các giải pháp phần mềm hiện nay có thể hỗ trợ Doanh nghiệp theo dõi tồn kho tốt hơn. 

Chỉ tiêu là điểm nóng thứ 4 trên báo cáo tài chính là chỉ tiêu cùng cặp với “phải thu khách hàng”, đó là chỉ tiêu “phải trả người bán”. Thông thường, số dư bên Có của tài khoản “phải trả người bán” là bình thường nhưng số dư chỉ bằng 1-2 lần số tiền hàng mua vào/tháng. Vì vậy, nếu số dư bên Có quá lớn, Chủ doanh nghiệp cần xem xét kỹ để đánh giá rủi ro.

Biểu hiện số dư bên Có quá lớn là điều mà Cơ quan Thuế sẽ đánh giá rất kỹ, xem xét rủi ro về thuế với Doanh nghiệp và các Doanh nghiệp có thể thực tế đã vi phạm trong quá trình hoạt động và khi bị thanh kiểm tra thì sẽ bị phạt.

Ngoài ra, điểm nóng thứ 5 và 6 mà Chủ doanh nghiệp cần chú ý trên Báo cáo tài chính lần lượt là “phải trả người lao động” và “dự phòng phải trả”. Đây đều là những điểm nóng mà rất nhiều doanh nghiệp đã gặp phải rủi ro khi nộp Báo cáo tài chính. 

Chị Vân nhấn mạnh “Để giảm thiểu những rủi ro ở các điểm nóng trên, Chủ doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ các số liệu trong kỳ thông qua các báo cáo được cập nhật tức thời trên hệ thống phần mềm như phần mềm kế toán online MISA AMIS”

Đặc biệt, khi ứng dụng phần mềm rồi, chị Vân đặc biệt nhấn mạnh Anh/Chị Chủ doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ đồng thời cũng là quyền lợi của Anh/Chị Chủ doanh nghiệp.

Trong quá trình kiểm soát, nếu gặp vấn đề bất thường thì cần ngay lập tức xử lý để giảm thiểu rủi ro về sau. 

Thấu hiểu được những khó khăn của Chủ doanh nghiệp trong quá trình kiểm soát thông tin Tài chính – Kế toán của doanh nghiệp mình, MISA phát triển phần mềm kế toán online MISA AMIS với rất nhiều tính năng tiện ích như:

  • Hệ thống báo cáo với biểu đồ trực quan, giúp chủ doanh nghiệp kiểm soát tình hình tiền mặt, tồn kho, công nợ phải thu, phải trả nhanh chóng, chính xác;
  • Hệ thống cảnh báo thông minh, giúp kế toán doanh nghiệp đảm bảo nộp báo cáo, nộp tờ khai, thu hồi công nợ, trả tiền cho NCC đúng hạn… từ đó, doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ vi phạm 
  • Kết nối trực tiếp với meInvoice, cho phép kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hoá đơn đầu vào và đồng bộ xuống phần mềm kế toán để giảm thiểu các tác vụ nhập liệu thủ công của kế toán;
  • ….

Workshop “06 Điểm nóng trên báo cáo tài chính Giám đốc cần nắm vững” đã tháo gỡ băn khoăn cho hàng trăm doanh nghiệp mong muốn giảm những rủi ro về thuế đối với Báo cáo tài chính hàng năm. Giải pháp phần mềm kế toán online MISA AMIS với nhiều tính năng, tiện ích sẽ giúp Chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin Tài chính – Kế toán tức thời, Kế toán doanh nghiệp phát huy năng lực, gia tăng tham mưu cho lãnh đạo khi giảm tải được nhiều tác vụ thủ công như nhập liệu và thực hiện các nghiệp vụ đúng thời hạn quy định.

Mời anh, chị xem toàn bộ chương trình và tài liệu chi tiết để hiểu và thực hành tại doanh nghiệp mình. Vui lòng đăng ký tại đây:


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả