Kiến thức Chi tiết cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên 

Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Người lãnh đạo không cần tổ chức công ty phức tạp, dễ dàng quản lý nhân sự sát sao theo từng cấp. Trong nội dung bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên như thế nào.  

giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên
Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên

I. Định nghĩa công ty TNHH một thành viên là gì? 

Căn cứ Điều 74, Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên được hiểu như sau: 

Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có một tổ chức/một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hoàn toàn trước các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của tổ chức trong phạm vi số vốn điều lệ. 

định nghĩa công ty TNHH 1 thành viên là gì
Định nghĩa công ty TNHH 1 thành viên được quy định tại Điều 74, Luật Doanh nghiệp 2020

Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân tính từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty TNHH 1 thành viên không được phép phát hành cổ phần, trừ khi muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần.  

Công ty được phép phát hành trái phiếu theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các luật liên quan khác. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ cần dựa trên Điều 128, 129 của Luật Doanh nghiệp.  

>> Đọc ngay: Tổng hợp các sơ đồ tổ chức công ty phổ biến nhất

II. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH một thành viên

Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên được quyết định bởi chủ sở hữu. Tùy thuộc vào chủ sở hữu công ty là cá nhân hay tổ chức mà cách bố trí bộ máy có sự khác nhau.

1. Công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu tổ chức 

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức sở hữu thường được chia thành hai mô hình hoạt động sau:

  • Mô hình thứ nhất: Chủ tịch công ty là cấp cao nhất, tiếp theo là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 
  • Mô hình thứ hai: Hội đồng thành viên là cấp cao nhất, tiếp theo là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
sơ đồ công ty TNHH một thành viên có tổ chức là chủ sở hữu
2 mô hình quản lý của công ty TNHH một thành viên có tổ chức là chủ sở hữu

Ở đây, công ty phải có ít nhất 1 người đại diện theo pháp luật giữ vai trò quan trọng như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nếu Điều lệ công ty không quy định cụ thể, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sẽ mặc nhiên trở thành đại diện pháp luật. 

Đối với tổ chức là doanh nghiệp nhà nước, công ty cần tuân thủ  khoản 1, Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc thành lập Ban kiểm soát (trường hợp khác công ty có thể tự do quyết định). 

Cơ cấu, chế độ làm việc, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện miễn nhiệm/bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát cùng các Kiểm soát viên sẽ tương ứng với Điều 65 Luật Doanh nghiệp hoặc một số quy định khác tại Điều lệ công ty. 

2. Công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu cá nhân

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên theo Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm: 

Công ty TNHH 1 thành viên có cá nhân là chủ sở hữu hoạt động kinh doanh với mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc/Tổng giám đốc. 

sơ đồ công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu cá nhân
Sơ đồ minh họa cơ cấu công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu cá nhân

Chủ sở hữu có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm chức vụ Giám đốc/Tổng giám đốc. Quyền lợi cùng nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.

Mỗi vị trí tổ chức trong công ty đều có chức vụ, quyền hạn khác nhau để giúp tập thể hoạt động hiệu quả và phát triển. Để làm tốt nhiệm vụ đó, MISA AMIS trân trọng gửi đến bạn Ebook chuyên sâu:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ XUẤT SẮC

 

III. Quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên 

Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là pháp nhân có quyền cao nhất dù là tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp nhà nước. Chủ sở hữu có thể quyết định cơ cấu, vốn đầu tư, thay đổi tài sản, kiểm duyệt, thông qua hợp động hay giải thể doanh nghiệp. 

Ngoài ra, chủ sở hữu cá nhân còn tham gia trực tiếp vào quyết định hoạt động kinh doanh, quản trị nội bộ và quyền khác theo quy định pháp luật và Điều lệ công ty.

quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu
Một số quyền lợi và nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải đảm bảo

Về nghĩa vụ, chủ sở hữu phải thực hiện đầy đủ những điều sau: 

  • Góp vốn điều lệ đúng hạn, đủ số tiền cam kết. 
  • Luôn tuân thủ Điều lệ, hoàn thành nghĩa vụ liên quan đến tài sản và vốn. 
  • Tách biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân với tài sản công ty. 
  • Chỉ được phép rút vốn qua hình thức chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp rút vốn bằng cách khác, chủ sở hữu sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay tài sản của công ty. 
  • Đảm bảo thanh toán nợ cùng nghĩa vụ tài sản đúng thời hạn để rút được lợi nhuận. 
  • Thực hiện mua, bán, thuê, vay, cho vay, cho thuê… theo đúng quy định pháp luật.
  • Thực hiện đúng các quy định có trong Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.

Xem thêm: Văn phòng điện tử E-office là gì? Lợi ích và sự khác biệt so với văn phòng kiểu cũ

IV. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên

1. Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên của công ty TNHH 1 thành viên thường có từ 3 đến 7 người. Những thành viên này do chính chủ sở hữu bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ kéo dài không quá 5 năm. 

hội đồng thành viên công ty
Hội đồng thành viên công ty TNHH 1 thành viên

Hội đồng thành viên sẽ nhân danh chủ sở hữu, công ty để thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ, trừ quyền, nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc. Hội đồng cũng chịu trách trước pháp luật và chủ sở hữu về quá trình thực hiện trên theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty. 

2. Chủ tịch công ty

Vị trí Chủ tịch công ty do chủ sở hữu trực tiếp bổ nhiệm. Chủ tịch sẽ nhân danh chủ sở hữu thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu cũng như nhân danh công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, Chủ tịch không đại diện cho quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc. 

Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu khi thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. 

3. Giám đốc, Tổng giám đốc

Giám đốc/Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê người phụ trách. Nhiệm kỳ của Giám đốc/Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên không quá 5 năm. 

giám đốc tổng giám đốc công ty tnhh 1 thành viên
Giám đốc/Tổng giám đốc công ty TNHH 1 thành viên cần lưu ý thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình

Giám đốc/Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về quyền, nghĩa vụ cùng quá trình điều hành kinh doanh trước pháp luật, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm chức Giám đốc/Tổng giám đốc, trừ khi pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

4. Kiểm soát viên

Số lượng kiểm soát viên trong Ban kiểm soát được chủ sở hữu công ty quyết định và bổ nhiệm với nhiệm kỳ không vượt quá 05 năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ sở hữu công ty về công việc, quyền, nghĩa vụ của mình.

MISA AMIS CÔNG VIỆC – PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP TỐT NHẤT 

CTA MGM 01

V. Kết luận 

Trên đây là tổng hợp sơ đồ, cơ cấu tổ chức của công ty tnhh 1 thành viên cho bạn đọc tham khảo. Nếu cần tìm hiểu thêm những kiến thức quản trị doanh nghiệp này, đừng quên theo dõi những bài viết khác tại MISA AMIS. Chúc bạn thành công! 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]