Kế toán cho giám đốc Chỉ số tài chính doanh nghiệp Retained earnings là gì? Công thức tính lợi nhuận giữ lại chi...

Lợi nhuận là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và cũng là một trong những thước đo đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS xin giới thiệu đến bạn đọc khái niệm, công thức tính chỉ tiêu retained earnings – lợi nhuận giữ lại và một số lưu ý về cách sử dụng lợi nhuận giữ lại một cách hiệu quả nhất.

1. Lợi nhuận giữ lại (retained earnings) là gì?

Retained earnings là lợi nhuận giữ lại – thực chất là khoản thu nhập ròng sau khi đã nộp thuế TNDN và sau khi đã trả phần cổ tức cho các cổ đông của công ty, nó được giữ lại để phục vụ cho mục đích tái đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 

2. Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Lợi nhuận giữ lại được xác định bằng công thức như sau:

Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ

= Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ + Thu nhập ròng (hoặc Lỗ ròng) phát sinh trong kỳ

Cổ tức trả trong kỳ

Trong đó:

Chỉ tiêu

Nội dung

Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ

Số dư lũy kế lợi nhuận đầu kỳ
Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ(*) Số lợi nhuận sau thuế được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí của năm tài chính hiện hành
Cổ tức trả trong kỳ

Phần chi trả cho các cổ đông góp vốn (nếu có) bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu

(*) Thu nhập ròng được xác định bằng công thức sau:

Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ

= Tổng doanh thu phát sinh trong kỳ

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

 Trong đó:

Chỉ tiêu

Cách xác định

Tổng doanh thu phát sinh trong kỳ

  Doanh thu thuần 

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 

+ Các khoản thu nhập khác.

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

  Giá vốn hàng bán 

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp 

+ Chi phí bán hàng 

+ Chi phí khác 

+ Chi phí thuế thu nhập nhập doanh nghiệp

3. Cách sử dụng lợi nhuận giữ lại sao cho hiệu quả

Lợi nhuận giữ lại thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp. 

Nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng nguồn lực này một cách hiệu quả thì không chỉ doanh nghiệp mà các cổ đông, các nhà tài trợ… đều quan tâm.

Lợi nhuận giữ lại có thể được sử dụng vào các mục đích như sau:

Hình 1: Cách sử dụng hiệu quả lợi nhuận giữ lại

Tái đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh: 

Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức đa dạng như:

+ Thành lập thêm chi nhánh

+ Đa dạng hóa các kênh bán hàng

+ Đầu tư vào phân khúc sản phẩm mới có khả năng tạo ra biến động trên thị trường.

Tái đầu tư để tăng năng lực sản xuất của các sản phẩm hiện có. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất cũ nhằm tăng năng suất, hiệu quả hoặc nghiên cứu, bổ sung một vài đặc điểm mới nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng, tính năng sản phẩm hoặc mở rộng sự lựa chọn cho khách hàng về mẫu mã, kích thước…

– Đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác: 

Nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận, công nợ khách hàng được thu hồi kịp thời thì có lợi nhuận giữ lại cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có tiền để đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác hoặc tham gia các thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập doanh nghiệp). Đây cũng là cơ hội để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Mua lại cổ phần của cổ đông

Đối với các doanh nghiệp cổ phần, trong một số tình huống, khi một nhóm cổ đông không muốn sở hữu mà muốn bán lại cổ phần hoặc doanh nghiệp muốn mua lại cổ phần để thay đổi tỷ lệ/cơ cấu sở hữu thì có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để mua lại số cổ phần này. 

>> Xem thêm: Chi phí sử dụng vốn – cách tính và ý nghĩa

4. Lợi ích và hạn chế của lợi nhuận giữ lại là gì?

Khi doanh nghiệp có lợi nhuận giữ lại kết hợp với quản lý tốt công nợ, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nguồn lực tài chính dồi dào, điều này sẽ tạo ra những lợi thế và là cơ sở để doanh nghiệp phát triển lớn mạnh. 

Cụ thể:

– Đây là một khoản dự phòng đảm bảo để doanh nghiệp kịp thời đối phó, phòng ngừa các rủi ro liên quan tới sự thay đổi của môi trường kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp duy trì được hoạt động và vững vàng vượt qua trong các giai đoạn khó khăn.

– Việc có sẵn một khoản Lợi nhuận giữ lại còn giúp doanh nghiệp sẵn sàng nắm bắt được những cơ hội đầu tư mới, không bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tốt.

– Đối với các cổ đông, việc để lại lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp gia tăng cơ hội phát triển của doanh nghiệp, từ đó phần lợi tức phân chia cho cổ đông có khả năng sẽ tăng lên trong tương lai.

Nếu việc quản lý và sử dụng retained earnings không hợp lý, khoa học sẽ phát sinh một số hạn chế như sau:

– Khoản lợi nhuận giữ lại (retained earnings) nếu để lại doanh nghiệp mà chưa đầu tư, chậm sử dụng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp khi quyết định giữ lại lợi nhuận thì cần xây dựng kế hoạch sử dụng kịp thời, hợp lý; đảm bảo sử dụng linh hoạt đúng mục đích, đúng thời điểm. 

– Việc quản lý và sử dụng khoản lợi nhuận giữ lại (retained earnings) sẽ do nhà quản trị doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, nếu nhà quản trị doanh nghiệp chi tiêu, sử dụng khoản lợi nhuận này không đúng như mong đợi hay kỳ vọng của các cổ đông thì sẽ gây ra mâu thuẫn và tạo tâm lý lo ngại cho các cổ đông.

– Ngoài ra, khi khoản lợi nhuận giữ lại (retained earnings) được lưu giữ tại doanh nghiệp mà việc sử dụng lại chậm trễ hoặc có những bất đồng về cách quản lý và sử dụng khoản lợi nhuận này có thể dẫn đến phát sinh mâu thuẫn giữa nhà quản trị và các cổ đông của doanh nghiệp, từ đó phát sinh thêm các khoản chi phí đại diện.

– Ngoài ra, việc giữ lại khoản lợi nhuận mà không phân chia cho các cổ đông cũng khiến các cổ đông đầu tư vì mục tiêu thu cổ tức bị suy giảm niềm tin và không hài lòng với doanh nghiệp vì khoản lợi tức nhận được không như mong đợi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cổ đông rút vốn hoặc giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

5. Phân tích tỷ số lợi nhuận giữ lại và ví dụ minh họa

Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay hệ số tái đầu tư, tỷ lệ tái đầu tư): Là một tỷ số tài chính để đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho mục đích tái đầu tư của doanh nghiệp. 

Tỷ số này chính bằng lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế, cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng nhiều.

Có thể phân tích tỷ số này theo phần trăm hoặc theo ý nghĩa 100 đồng lợi nhuận sau thuế có bao nhiêu đồng lợi nhuận giữ lại. Đây là chỉ tiêu căn bản để các nhà đầu tư, nhà phân tích cần xem xét để đánh giá về chiến lược sử dụng vốn, kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Công thức tính tỷ số lợi nhuận giữ lại: 

Tỷ số lợi nhuận giữ lại

= Lợi nhuận giữ lại x 100%
Lợi nhuận sau thuế

Ví dụ minh họa: 

Công ty cổ phần An Phúc Khang có số liệu trên thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020 và năm 2021 được tổng hợp lại như sau:                            

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
Lợi nhuận giữ lại 500.000 ? ?
Thu nhập ròng 1.500.000 2.000.000 500.000
Lợi nhuận sau thuế 1.500.000 2.000.000 500.000
Cổ tức 1.000.000 1.200.000 200.000
Tỷ suất 

lợi nhuận giữ lại

33,33% ? ?

Xác định các chỉ tiêu còn thiếu trong bảng

Giải đáp:

Căn cứ vào bảng số liệu năm 2020 và năm 2021 bên trên chúng ta có thể thấy:

– Năm 2020: 

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 1.500.000, tương ứng thu nhập ròng cũng là 1.500.000. Cổ tức chia cho các cổ đông là 1.000.000. 

Dựa vào công thức ta xác định được các chỉ tiêu:

Lợi nhuận giữ lại = 500.000 Tỷ suất lợi nhuận giữ lại = 33,33%

– Năm 2021: 

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 2.000.000, tương ứng thu nhập ròng cũng là 2.000.000. Cổ tức chia cho các cổ đông là 1.200.000. 

Dựa vào công thức ta tính được các chỉ tiêu như sau:

Lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận giữ lại ban đầu + Thu nhập ròng (hoặc Lỗ ròng) – Cổ tức

       = 500.000 + 2.000.000 – 1.200.000

       = 1.300.000

Tỷ số lợi nhuận giữ lại = (Lợi nhuận giữ lại/Lợi nhuận sau thuế) x 100%

       = (1.300.000 / 2.000.000) x 100%

       = 65%

Bảng tổng hợp đầy đủ các chỉ tiêu như dưới đây:

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch
Lợi nhuận giữ lại 500.000 1.300.000 800.000
Thu nhập ròng 1.500.000 2.000.000 500.000
Lợi nhuận sau thuế 1.500.000 2.000.000 500.000
Cổ tức 1.000.000 1.200.000 200.000
Tỷ suất 

lợi nhuận giữ lại

33,33% 65% 31,67%

Nhận xét: 

Lợi nhuận giữ lại năm 2021 tăng mạnh so với năm 2020 (tăng 800.000) và thu nhập ròng tăng tương ứng với mức tăng của lợi nhuận sau thuế (tăng 500.000). 

Số cổ tức cổ đông được chia cũng tăng năm 2021 nhiều hơn so với năm 2020 là 200.000. 

Khoản lợi nhuận giữ lại của năm 2021 so với năm 2020 tăng 800.000 sẽ giúp Công ty cổ phần An Phúc Khang có nguồn để sử dụng cho việc đầu tư mở rộng kinh doanh và các hoạt động kinh doanh khác của đơn vị. 

Ngoài ra, khi tỷ lệ lợi nhuận giữ lại của năm 2021 (65%) so với năm 2020 (33,33%) cũng tăng lên 31,67%. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại vẫn chiếm tỷ trọng cao đáng kể trong lợi nhuận sau thuế. 

Qua những phân tích và đánh giá trên, có thể thấy Công ty cổ phần An Phúc Khang đang có kế hoạch tập trung nguồn vốn và giữ lại nhiều lợi nhuận vào hoạt động mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tái đầu tư theo chiến lược kinh doanh dài hạn. Mặc dù vậy, công ty vẫn quan tâm đến lợi ích của các cổ đông khi chia cổ tức năm 2021 là 1.200.000, tăng 200.000 so với năm 2020 là 1.000.000.

Trên đây là toàn bộ nội dung cần nắm về chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại (retained earnings). Hy vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về chỉ tiêu này cũng như giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án sử dụng lợi nhuận giữ lại một cách hiệu quả và phù hợp nhất. 

Chúc các bạn thành công!

Không dừng lại ở công cụ hỗ trợ công tác kế toán đơn thuần, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Đặc biệt, AMIS Kế toán còn cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị. Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.

 >>> Xem thêm: Phần mềm kế toán hỗ trợ cung cấp những chỉ tiêu tài chính nào?

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tác giả: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]