9 mẹo tăng tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến cho doanh nghiệp trong năm 2020

25/10/2019
805

Cho tới năm 2020, digital marketing được dự đoán sẽ trở thành một nền tảng tiếp thị đa kênh. 9 bài học được rút ra tại Hội thảo đối thoại 2019 sau đây sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi trên tất cả các kênh digital mà bạn quyết định sử dụng trong năm 2020.

1. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi bằng phương pháp cá nhân hóa

Neil Patel – người có tầm ảnh hưởng và đồng thời là tác giả sách bán chạy nhất của New York Times đã chia sẻ một cách đơn giản nhưng hiệu quả để chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Chìa khóa chính là áp dụng phương pháp viết email “9 từ”, với dòng tiêu đề là tên người nhận và một câu hỏi đánh vào điểm đau của họ ở phần tiếp theo.

cá nhân hóa

Nếu bạn gửi email được cá nhân hóa với tên riêng của khách hàng thì gần như chắc chắn bạn sẽ nhận được phản hồi từ họ. Khi bạn liên lạc với họ, hãy trả lời bằng những câu cụ thể như: “Chúng tôi đã xem xét những cách bạn có thể cải thiện [nhu cầu lớn nhất của khách hàng]. Nếu bạn rảnh vào 9 giờ sáng hoặc 2 giờ chiều thứ ba tuần này thì tôi sẽ gọi lại cho bạn và trao đổi về những vấn đề này được không?”

2. Để ý đến cách mọi người tiếp nhận thông tin

Là một diễn giả và tác giả sách bán chạy nhất, Mari Smith đã quan sát thấy phương pháp kể chuyện đang dần trở thành xu hướng sáng tạo nội dung hàng đầu. Thay vì lo lắng về việc mất bao lâu để tạo ra những nội dung mà chắc chắn sẽ bị lãng quên, bạn hãy xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện thú vị có liên quan trực tiếp đến thương hiệu thông qua việc tái mục đích và thiết kế lại những nội dung cũ. Những câu chuyện thường dễ truyền đạt, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người hơn, vì thế đây chính là cách nhanh nhất để giúp thương hiệu của bạn được tỏa sáng trong con mắt của khách hàng.

3. Sử dụng lời kêu gọi hành động một cách sáng tạo trong các video trực tiếp để thu hút sự tham gia

Người sáng lập dự án chia sẻ video trực tuyến Prepared Performer – Molly Mahoney cho rằng những bình luận Facebook càng chứa nhiều từ thì sẽ càng có tính lan truyền cao. Để ngăn con người đánh lừa trên hệ thống, Facebook sẽ phạt phạm vi tiếp cận trên các bài đăng trực tiếp kêu gọi người xem ấn thích, chia sẻ hoặc bình luận. Vì vậy, Mahoney có lời khuyên rằng nếu bạn muốn yêu cầu khán giả của mình tương tác thì hãy sử dụng những từ ngữ độc đáo và phù hợp nhất với thương hiệu của mình.

4. Nếu đợi nội dung trở nên hoàn hảo, 10.000 người khác sẽ nói về chủ đề của bạn

Randi Zuckerberg, người sáng lập Viện Zuckerberg và cũng là chị gái của ông chủ Facebook, khi còn là một trong những nhân viên đầu tiên tại Facebook và tạo ra Facebook Live, cô đã từng làm việc về content. Thông qua những bài diễn thuyết truyền cảm hứng của cô ấy trên mạng xã hội, cô đã vẽ nên một viễn cảnh về cách con người có thể tận dụng phương tiện truyền thông để vượt trội trong bối cảnh công nghệ ngày nay.

Và một trong những chìa khóa đẫn đến thành công của thương hiệu là phải nắm lấy thời cơ thay vì chần chừ tu sửa nội dung cho hoàn hảo. Theo Randi, bạn không nên chờ đợi mà hãy ngay lập tức đăng tải những nội dung hấp dẫn nhất mà bạn có, trước khi đối thủ của bạn có cơ hội nói về chủ đề ấy.

5. Số lượng sẽ không còn quan trọng nếu khách hàng không thật sự quan tâm

Kelly Mirabella – giám đốc marketing của công ty truyền thông Stellar Media khuyên mọi người tránh xây dựng một lượng khán giả quá lớn. Thay vào đó, hãy sắp xếp, thu gọn danh sách của bạn xuống những người thường xuyên tham gia và tương tác.

Hầu hết các nền tảng xã hội hiện nay đều giới hạn hoặc khuếch đại phạm vi tiếp cận dựa trên sự tham gia của người dùng. Số lượng người cần phải gửi tin nhắn nhỏ hơn có nghĩa là chi phí marketing sẽ thấp hơn, đồng thời các bài đăng có mức độ tương tác cao sẽ nhận được nhiều lượt tiếp cận hữu cơ hơn. Thêm nữa, tỷ lệ mở email cao hơn sẽ giúp thư của bạn được chuyển vào mục hộp thư chính, từ đó việc tiếp cận với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

6. Thu thập phản hồi của khách hàng

Người đồng sáng lập Misfit Media, Jace Kovacevich và Brett Linkletter khuyên bạn nên phỏng vấn khách hàng của mình để thu thập những phản hồi mà bạn nghĩ sẽ có ích cho sản phẩm trong tương lai.

thu thập phản hồi của khách hàng

Hầu hết khách hàng đều muốn doanh nghiệp yêu cầu họ đưa ra phản hồi và họ sẽ trở thành khách hàng trung thành hơn nếu biết doanh nghiệp tôn trọng và áp dụng những phản hồi mà họ đưa ra. Vì vậy, hãy chủ động tìm cách tiếp cận họ và thu thập những phản hồi chất lượng nhất để rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn sản phẩm tiếp theo.

Tìm hiểu thêm:
>> Ưu nhược điểm của 5 loại khảo sát khách hàng thông dụng nhất hiện nay
>> 5 Bước chinh phục khách hàng từ những khiếu nại
>> 3 cách biến phản hồi của khách hàng thành doanh thu

7. Đặt bộ nhắc khi sử dụng Messenger để thu được khách hàng tiềm năng

Mackensie Liberman – giám đốc điều hành của Orca Marketology nói rằng một đăng ký hoàn tất bao gồm tên, email, số điện thoại và lịch hẹn gọi điện. Bạn nên đặt lời nhắc để kích hoạt nếu không nhận được tên của khách hàng sau khi bắt đầu chatbot được 7 phút.

Kiểm tra email sau 14 phút, có thể đặt lời nhắc nếu cần thiết. Nếu tên và email đã có mà không kèm theo số điện thoại, hãy hỏi số điện thoại của họ trong 25 phút sau. Nếu khách hàng tiềm năng hoàn thành thông tin liên hệ mà không xếp một cuộc hẹn, hãy phản hồi lại với nội dung sẽ khắc phục những điều chưa hài lòng của khách hàng tiềm năng, sau đó hỏi xem họ có câu hỏi nào khác không. Cuối cùng, gửi một yêu cầu khác để lên lịch một cuộc gọi. Và sau đó hãy tiếp tục cuộc trò chuyện với một tin nhắn xác nhận các bước cần làm tiếp theo.

8. Cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất bằng cách chuẩn bị cho sự thành công

Philippe LeCoutre và David Sambor – 2 nhà đồng sáng lập nên Messenger Marketing Expert đã chia sẻ họ đã bán được một chatbot với giá hơn 3 triệu đô la trong một giờ cho Tony Robbins, Dean Graziosi và Russell Brunson. Việc khởi đầu với một thành công đáng kinh ngạc như vậy có khả năng làm quá tải hệ thống bán hàng, vì vậy LeCoutre và Sambor luôn có những phương án dự phòng sẵn sàng nhận biết và quản lý sự tắc nghẽn trong khâu bán hàng.

Khi hệ thống trở nên quá tải, bot sẽ cảnh báo người dùng rằng có quá nhiều người đang mua tại thời điểm đó và yêu cầu người mua thử lại sau 10 phút. Nhờ có điều này mà thay vì có một trải nghiệm tồi tệ khi mua sắm, khách hàng lại tích cực mua hàng hơn do xuất hiện hội chứng FOMO – sợ bị bỏ lỡ một điều gì đó, và ở đây chính là những giỏ hàng có khả năng sẽ rơi vào tay người khác.

9. Nắm lấy sự thay đổi và biến nó thành cơ hội cho đù bạn thích hay không

Yang – Giám đốc điều hành ManyChat đã nhấn mạnh dứt khoát rằng chat marketing là một ngành có tiềm năng tăng trưởng cao. Do đó, việc có những sự thay đổi là không thể tránh khỏi, vì vậy đòi hỏi con người phải liên tục học hỏi không ngừng nghỉ để cập nhật được những xu hướng mới nhất đang thịnh hành trên thị trường.

Trên đây là 9 chiến lược sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện không chỉ chat marketing mà còn cải thiện tất cả các nền tảng giao tiếp số cũng như tỷ lệ chuyển đổi online trong năm 2020 và các năm sau nữa.

Anh/ chị vui lòng để lại email nếu muốn nhận thêm các bản tin về quản trị kinh doanh, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp trên Thế giới và Việt Nam! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả