Mẫu biểu, quy định Quy định Nghị định 65/2022/NĐ-CP – Sửa quy định về phát hành trái phiếu...

Trái phiếu doanh nghiệp là một trong những kênh đầu tư quen thuộc với mục tiêu sinh lời bên cạnh cổ phiếu, vàng hay gửi tiết kiệm. 

Do được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ nên trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu, nhất là đối với các nhà đầu tư riêng lẻ hay dân chúng là những người thiếu thông tin sẽ càng nhiều rủi ro hơn khi mua trái phiếu này. 

Nghị định 65/2022/NĐ-CP (NĐ 65) có hiệu lực từ ngày 16/09/2022 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm quan trọng so với của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP (NĐ 153) ngày 31/12/2020. Với mục tiêu làm rõ những băn khoăn, thắc mắc của nhà đầu tư trái phiếu; đồng thời tạo ra khung pháp lý rõ ràng, Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định chi tiết, rõ ràng về các quy định chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

1. Sửa đổi mục đích phát hành, mệnh giá trái phiếu

Liên quan tới các quy định chung về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, các nội dung sửa đổi nổi bật tại NĐ 65 so với NĐ 153 như sau:

  • Mục đích phát hành trái phiếu (điểm 2 điều 1 NĐ 65) theo quy định mới bao gồm:

– thực hiện các chương trình, dự án đầu tư

– cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp 

– mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

(Lưu ý: Mục tiêu tăng quy mô vốn hoạt động không còn được đề cập tại quy định mới)

  • Mệnh giá trái phiếu chào bán (điểm 4 điều 1 NĐ 65)

Mệnh giá trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước theo quy định mới là là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam thay vì mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam như tại NĐ 153 cũ. 

Ngoài ra, Nghị định 65 bãi bỏ điều khoản giải thích về “tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu” (điều 2 NĐ 65) và giải thích chi tiết hơn về thuật ngữ “trái phiếu có đảm bảo” tại điểm 1 điều 1 NĐ 65. 

2. Bổ sung nguyên tắc phát hành, các trường hợp được mua lại trái phiếu trước hạn

NĐ 65 cũng bổ sung thêm một số quy định về: 

  • Bổ sung theo hướng làm rõ hơn nguyên tắc phát hành trái phiếu (điểm 3 điều 1 NĐ 65)

“4. Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định này khi đáp ứng các quy định sau:

a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;

b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;

Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.”

  • Quy định các trường hợp được mua lại trái phiếu trước hạn tại điểm 5 điều 1 NĐ 65 (NĐ 153 chưa đề cập)

“3. Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:

a) Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.

b) Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:

– Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.

– Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.

– Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định này (nếu có).

  1. Quy định tại điểm b khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.”
Hình 1: Minh họa trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

3. Quy định rõ ràng hơn về nhà đầu tư trái phiếu

  • Quy định rõ cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (đối tượng duy nhất được mua trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền) 

“c) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán. Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), ngoại trừ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản này.

d) Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.”

>> Có thể bạn quan tâm: [Cập nhật] Những thay đổi trong các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán theo Thông tư 24/2022/TT-BTC

  • Bổ sung thêm trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu 

“b) Hiểu rõ về các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư, giao dịch trái phiếu; hiểu rõ và đảm bảo tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan

d) Trước khi mua trái phiếu (cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp), nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định mua trái phiếu của mình sau khi ký văn bản xác nhận này. Văn bản xác nhận thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và phải được lưu trữ tại hồ sơ chào bán khi phát hành trái phiếu hoặc tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định của pháp luật.

đ) Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

e) Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp phải cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định này cho nhà đầu tư mua trái phiếu.”

>> Xem thêm: 6 phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp, ưu và nhược điểm

  • Bổ sung thêm quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu

“c) Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

d) Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định này khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp.”

  • Bãi bỏ quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu 

Cụ thể, quyền lợi “được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu; được sử dụng trái phiếu làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại theo quy định của pháp luật” của nhà đầu tư mua trái phiếu trong NĐ 153 cũ đã được bãi bỏ. 

  • Bổ sung quy định về xử phạt vi phạm

“Trường hợp nhà đầu tư vi phạm quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.”

4. Sửa đổi thời hạn công bố thông tin, tăng cường tính minh bạch

NĐ 65 cũng sửa đổi một số quy định về thời hạn và nội dung công bố thông tin nhằm khắc phục những bất cập thời gian vừa qua, đồng thời tăng cường tính minh bạch của doanh nghiệp phát hành trái phiếu và việc sử dụng vốn phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. 

  • Thời gian phân bố, chào bán, thời hạn công bố thông tin được sửa đổi như bảng sau:

Nội dung

Nghị định số 153/2020/NĐ-CP

Nghị định 65/2022/NĐ-CP hiện hành

(điểm 7, 8, 14, 15, 18,19  điều 1)

Thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán (kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán)

Rút ngắn

không vượt quá 90 ngày

không vượt quá 30 ngày

Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt (kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên)

Rút ngắn

tối đa không quá 12 tháng

tối đa không quá 06 tháng

Thời gian hoàn thành việc phân phối trái phiếu kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán 

(Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền; chào bán trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty không phải là công ty đại chúng (không bao gồm công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán))

Rút ngắn

trong thời hạn 90 ngày

trong thời hạn 30 ngày

Thời hạn công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp (trước ngày phát hành trái phiếu)

Rút ngắn

Trong thời hạn 01 ngày làm việc

Chậm nhất 01 ngày làm việc

Thời hạn công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu (kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán trái phiếu)

Rút ngắn

Trong thời hạn 10 ngày

Chậm nhất 05 ngày làm việc

Bổ sung thời hạn công bố thông tin trong trường hợp chào bán không thành công hoặc hủy

Trường hợp doanh nghiệp chào bán không thành công hoặc hủy đợt chào bán trái phiếu, chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc phân phối trái phiếu, doanh nghiệp công bố thông tin và gửi nội dung công bố thông tin đến Sở giao dịch chứng khoán

Các quy định định bổ sung nhằm tăng tính minh bạch của doanh nghiệp: 

  • Bổ sung, làm rõ nội dung công bố thông tin định kỳ tại điểm 16 điều 1 NĐ 65

Bổ sung nội dung cần công bố:

“- Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty mẹ, báo cáo tài chính công bố thông tin gồm báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính của công ty mẹ.

– Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu.”

Làm rõ về báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu là “Báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.”

Nội dung công bố thông tin định kỳ đối với trường hợp phát hành trái phiếu ra nước ngoài cũng được bổ sung tương tự theo hướng yêu cầu thông tin rõ ràng, định kỳ. 

>> Xem thêm: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì? Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

  • Bổ sung thêm các trường hợp cần công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp tại điểm 17 điều 1 NĐ 65

“c) Thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã phát hành, thay đổi đại diện người sở hữu trái phiếu.

d) Phải thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc.

đ) Khi nhận được quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc bị xử lý vi phạm pháp luật theo quy định.”

5. Chuẩn hoá hồ sơ chào bán, phương thức phát hành

Một trong những điểm quan trọng, nổi bật nhất của NĐ 65 tác động đến thị trường trái phiếu là việc chuẩn hóa và nâng cao yêu cầu phê duyệt hồ sơ và phương thức phát hành với các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đây là công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư tránh được những trái phiếu của những công ty dự án có hồ sơ chưa được minh bạch và có sức khỏe tài chính yếu. 

Các nội dung về hồ sơ chào bán, phương thức phát hành bao gồm:

Nội dung

Quy định tại Điều 1 NĐ 65

Tài liệu cần có trong hồ sơ chào bán trái phiếu và lưu ý về báo cáo tài chính trong hồ sơ chào bán Điểm 9 
Các nội dung cần có trong phương án phát hành Điểm 10
Các phương thức phát hành trái phiếu  Điểm 11
Quy định về đăng ký, lưu ký trái phiếu Điểm 12
Quy định về giao dịch  Điểm 13

Trong đó, nhằm mục tiêu chuẩn hóa hồ sơ, tăng cường tính minh bạch về năng lực tài chính của doanh nghiệp phát hành để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, NĐ 65 nhấn mạnh quy định cần có Kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu. 

Cụ thể, kết quả xếp hạng tín nhiệm là một trong số các nội dung quy định cần có trong hồ sơ chào bán trái phiếu nếu doanh nghiệp phát hành thuộc các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 3 Điều 310 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP (điểm 9). Tại điểm 13 quy định về giao dịch cũng yêu cầu trong hồ sơ tổ chức phát hành gửi đăng ký giao dịch cho Sở giao dịch chứng khoán cần có Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc loại trái phiếu phát hành (nếu có). 

6. Bổ sung thêm trách nhiệm của Doanh nghiệp phát hành, bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu

  • Bổ sung trách nghiệm của doanh nghiệp phát hành

NĐ 65 bổ sung thêm 02 trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại điểm 23 điều 1 như sau:

“6. Có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phát hành và của nhà đầu tư.

  1. Doanh nghiệp phát hành phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định này”
  • Bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu

Với mục tiêu tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn và các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành, Nghị định cũng bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu tại điểm 11 điều 1, chi tiết như sau:

“Đại diện người sở hữu trái phiếu là thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được chỉ định hoặc được lựa chọn đại diện cho quyền lợi của người sở hữu trái phiếu theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

a) Đại diện người sở hữu trái phiếu phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên.

b) Khi cung cấp dịch vụ, đại diện người sở hữu trái phiếu có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Điều 24 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP.

c) Đại diện người sở hữu trái phiếu được thay đổi khi được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận. Trường hợp thay đổi các điều khoản khác tại hợp đồng đại diện người sở hữu trái phiếu, việc thay đổi phải đồng thời được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua.”

Trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định mới tại điểm 25 điều 1 bao gồm:

“1. Tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ đại diện người sở hữu trái phiếu.

Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.

Chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định của Nghị định này. Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Hai nội dung liên quan tới Chuyên trang thông tin và Chế độ báo cáo về trái phiếu doanh nghiệp; Quản lý, giám sát và trách nghiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan cũng được bổ sung, sửa đổi theo hướng tăng cường quản lý, tăng tối đa tính minh bạch cho thị trường, đảm bảo các nhà đầu tư trước khi quyết định mua trái phiếu hiểu rõ về chủ thể vay nợ (nhà phát hành), hiểu rõ các rủi ro mà khoản đầu tư có thể gặp phải. 

Các điều khoản về chuyển tiếp được nêu chi tiết tại điều 3 NĐ 65 để các bên thực hiện đúng quy định trong giai đoạn chuyển tiếp giữa NĐ 153 và NĐ 65. 

Những điểm mới trong nghị định tại NĐ 65 này mang tới tác động tích cực đến cả 3 nhóm đối tượng: người mua, người bán và cơ quan quản lý với mục tiêu làm minh bạch hóa, tạo cơ hội phát triển tối đa cho thị trường trái phiếu. 

Qua bài viết, MISA AMIS mong muốn các kế toán doanh trong quá trình làm việc của mình được cập nhật đầy đủ các quy định mới nhất của Chính phủ, Bộ Tài chính,… để không gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Phần mềm online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Phần mềm cho phép kế toán doanh nghiệp:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • ….

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm 15 ngày miễn phí bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Tổng hợp: Nguyễn Tuấn Dũng 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]