Cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel: Điều lệ tổ chức và hoạt động mới

20/08/2022
11930

Khác biệt với nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, từ năm 2012 Tập đoàn Viettel đã xác định một hướng đi riêng trong cách thức tổ chức quản lý. Viettel khẳng định mô hình mới ưu việt và phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chức hơn mô hình truyền thống quen thuộc. Vậy cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel như thế nào? Tại sao Viettel lựa chọn ứng dụng cơ cấu này? Cùng tìm hiểu ngay. 

tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Viettel
Tìm hiểu đặc điểm cơ cấu tổ chức của Viettel

I. Tổng quan về tập đoàn Viettel 

1. Giới thiệu chung

Tên đầy đủ của Viettel là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội. Đây là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được thành lập từ năm 1989 với 100% vốn điều lệ của Nhà nước. 

Cho đến nay, tập đoàn đã sở hữu quy mô lớn, số lượng khách hàng nhiều nhất cả nước khi cung cấp dịch vụ viễn thông cho cả 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Trong đó, Viettel đạt được hơn 1.78 triệu tỷ đồng doanh thu, 334 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, 134 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu. 

quy mô của viettel
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam

Năm 2019, tập đoàn được vinh danh là Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới xét về số thuê bao cũng như lọt Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới xét theo doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel cũng được xác định vào khoảng 4.3 tỷ USD – tương đương với Top 500 thương hiệu lớn nhất trên toàn thế giới. 

Hiện tại, Viettel có 63 chi nhánh tại tất cả các tỉnh, thành Việt Nam, 3 chi nhánh đại diện ở nước ngoài. Tập đoàn cũng có 17 công ty con với vốn điều lệ từ 50% đến 100% cùng 10 công ty liên kết hợp tác kinh doanh.   

2. Lĩnh vực hoạt động của Viettel 

Những lĩnh vực kinh doanh chính của tập đoàn Viettel là:

  • Cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin. 
  • Xây lắp các công trình, thiết bị, hạ tầng mạng lưới viễn thông, công nghệ, truyền hình đa phương tiện. 
  • Hoạt động bưu chính, chuyển phát giao nhận hàng hóa. 
  • Cung cấp dịch vụ tài chính, trung gian thanh toán và trung gian tiền tệ. 
  • Kinh doanh hàng lưỡng dụng phục vụ nhiều mục đích như quốc phòng, dân sự.
  • Nghiên cứu, phát triển thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ quốc phòng, an ninh.

II. Cơ cấu tổ chức của Viettel 

1. Chiến lược tái cơ cấu khác biệt 

Thông thường, những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sẽ thiết lập mô hình hội đồng thành viên. Tuy nhiên, Viettel không áp dụng cách làm cũ cũng như khuyến nghị Chính phủ thay đổi mô hình này. 

Bởi lẽ, tổ chức Đảng trong doanh nghiệp đã đảm nhận chức năng, quyền hạn của hội đồng thành viên. Vì vậy, việc duy trì cơ cấu hội đồng thành viên dễ gây ra chồng chéo, phát sinh mâu thuẫn ở cấp lãnh đạo. 

cơ cấu tổ chức tại Viettel
Tập đoàn Viettel khẳng định mô hình quản lý gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

Tập đoàn Viettel khẳng định mô hình quản lý Tổng giám đốc và các Phó giám đốc – hay chế độ một người chỉ huy sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Dưới sự dẫn dắt trực tiếp cùng nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, việc hoạch định chiến lược diễn ra nhanh chóng, đội ngũ cấp dưới nắm bắt thông tin và hành động đồng bộ. 

Đồng thời, Viettel cũng quan điểm rằng người lãnh đạo không chỉ ban hành chiến lược mà còn cần tham gia thực hiện công việc. Điều này giúp quá trình điều hành triệt để, toàn diện và sát sao hơn. 

2. Cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel 

Vậy cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel hiện nay như thế nào? Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel được quy định tại Điều 39 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ – Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, Ban hành bên cạnh Nghị định 05/2018/NĐ-CP. 

Theo đó, cơ cấu tập đoàn bao gồm các vị trí: 

  • Chủ tịch/Tổng Giám đốc.
  • Các Phó Tổng Giám đốc.
  • Kiểm soát viên.
  • Kế toán trưởng.
  • Bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ.

Số lượng Phó Tổng giám đốc không được vượt quá 5 người. Trong trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung nhân sự quản lý cần làm đơn đề nghị lên Bộ Quốc phòng để báo cáo Thủ tướng xem xét. 

Những cá nhân đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc do Nhà nước, quân đội tuyển chọn, đề cử. Ví dụ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel đương nhiệm năm 2022 là Đại tá Tào Đức Thắng. Ông đã gắn bó nhiều năm tại Viettel với các vị trí quan trọng như Phó Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Viettel, Tổng Giám đốc – Tổng Công ty mạng lưới Viettel, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel từ năm 2015. 

chủ tịch tập đoàn Viettel năm 2022
Đại tá Tào Đức Thắng chính thức trở thành Chủ tịch – Tổng giám đốc tập đoàn Viettel từ ngày 1/1/2022.

Theo báo cáo chuyên đề tái cơ cấu Viettel đến năm 2015, tập đoàn từng minh chứng tính ưu việt của mô hình trên. Cụ thể, ban giám đốc là bộ phận chỉ đạo trung tâm, điều hành xuyên suốt mọi hoạt động từ tập đoàn xuống các cấp cơ sở. Từ đó, công ty mẹ không chỉ trực tiếp sản xuất kinh doanh mà còn định hướng, kiểm soát đơn vị thành viên thông qua chính sách tài chính, nhân sự, đầu tư… 

3. Điều lệ tổ chức và hoạt động

Trong tương lai, Viettel hướng tới kinh doanh đa ngành nghề, lấy viễn thông, công nghệ thông tin làm trọng tâm và tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. 

Về quốc phòng, an ninh, Viettel nhận nhiệm vụ xây dựng, quản lý hạ tầng mạng viễn thông. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi, dự phòng sẵn sàng an ninh thông tin trong thời bình và ứng phó khi có yêu cầu quân sự hoặc chiến tranh. 

điều lệ hoạt động của Viettel
Các dự kiến hoạt động tương lai của Viettel

Về kinh doanh, tập đoàn gắn kết chặt chẽ công tác sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ. Viettel sẽ đẩy mạnh tổ chức kinh doanh các ngành, nghề mới nhưng vẫn duy trì tỷ trọng cơ cấu ngành cùng cơ cấu vốn đầu tư không thấp hơn 70/30. Đáng chú ý, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm một số lĩnh vực mang về tỷ suất lợi nhuận cao như sản xuất thiết bị điện tử, phân phối, bán lẻ, tham gia thương mại điện tử hoặc truyền hình, nội dung thông tin…

Để quản lý doanh nghiệp của bạn một cách toàn diệnTHAM KHẢO NGAY BỘ GIẢI PHÁP VĂN PHÒNG SỐ MISA AMIS
 

III. Kết luận 

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn đọc tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức tập đoàn Viettel. Hy vọng bạn đã tìm thấy những thông tin hữu ích để ứng dụng hiệu quả. Chúc bạn thành công! 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả