Cơ cấu tổ chức của Unilever và quá trình hình thành phát triển

19/10/2022
9795

Unilever là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhanh. Trong đó, Unilever Việt Nam là chi nhánh trực thuộc tập đoàn. Công ty có nhiều hoạt động nổi bật, chiếm lĩnh phần lớn thị phần tiêu dùng nhanh trong nước. Vậy cơ cấu tổ chức của Unilever có gì khác biệt? Đâu là yếu tố tạo nên sự thành công này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay. 

Giới thiệu chung về Unilever
Tìm hiểu quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức của Unilever Việt Nam

I. Quá trình hình thành Unilever Việt Nam

Tập đoàn Unilever đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 181 triệu USD từ năm 1995 với định hướng tập trung vào các mặt hàng hóa mỹ phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình, thực phẩm cùng đồ uống giải khát. 

Ngay từ khi thành lập, Unilever Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt sản phẩm chất lượng như OMO, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Close-Up, P/S, Lipton, Knorr… Hầu hết các dòng sản phẩm đều đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng nội địa và vươn lên dẫn đầu ngành hàng. Ví dụ, dòng kem đánh răng P/S muối hay dầu gội đầu Sunsulk bồ kết rất được ưa chuộng khi kết hợp hài hòa giữa văn hóa cổ truyền và hiện đại. 

Về hệ thống phân phối, từ thời điểm ban đầu Unilever Việt Nam đã xác định thiết lập hệ thống phân phối rộng lớn với 100.000 nhà bán lẻ trên toàn quốc. Công ty tuyển dụng 1.500 nhân viên và tạo thêm gần 8.000 công việc trực tiếp cho các đối tác, nhà thầu. Cho đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của Unilever được sử dụng bởi người tiêu dùng toàn quốc thông qua mạng lưới 150 đại lý phân phối và 300.000 cửa hàng bán lẻ.

một số sản phẩm nổi bật của Unilever
Một số sản phẩm nổi bật của thương hiệu Unilever

Không chỉ vậy, Unilever Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao hàng năm, được công nhận là doanh nghiệp thành công nhất lĩnh vực tiêu dùng nhanh. Công ty cũng được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất, Nhì và Ba vào năm 2000, 2005 và 2010. 

Giai đoạn gần đây, Unilever chuyển sang định hướng phát triển bền vững, triển khai nhiều hoạt động cải thiện sức khỏe, đời sống và giảm tác động sản xuất kinh doanh đến môi trường. 

II. Cơ cấu tổ chức của Unilever

Trên thực tế, Unilever Việt Nam được tập hợp từ 3 công ty riêng biệt bao gồm:

  • Liên doanh Lever Việt Nam sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình.
  • Công ty Elida P/S sản xuất sản phẩm chăm sóc răng miệng. 
  • Công ty Best Food sản xuất thực phẩm, kem và đồ uống.  

Hiện nay công ty có 5 nhà máy đặt tại Hà Nội, Thủ Đức, Củ Chi và Biên Hoàn. 

Cơ cấu tổ chức của Unilever đề cập đến cách thức mà công ty bố trí nhân sự, công việc nhằm đáp ứng mục tiêu chung. Do đó, cơ cấu tổ chức này là sự kết nối giữa các bộ phận, phòng ban chuyên môn với ban lãnh đạo. 

Trong cơ cấu tổ chức của Unilever, Giám đốc sẽ lập kế hoạch chiến lược, giao nhiệm vụ xuống các cấp dưới. Khi có vấn đề phát sinh, Giám đốc là người nhận thông tin, dữ liệu từ cấp dưới để tiến hành nghiên cứu tìm ra phương án giải quyết. Tuy rằng có sự bàn bạc, thương lượng giữa các bên liên quan song quyền quyết định cao nhất vẫn thuộc về ban lãnh đạo.

Mỗi đơn vị chức năng sẽ có nhiệm vụ cùng quyền hạn riêng. Họ thường hoạt động độc lập nhưng duy trì mối quan hệ hợp tác, phối hợp hoàn thành mục tiêu chung. Từ đó nâng cao hiệu suất, doanh số cho công ty. 

cơ cấu tổ chức Unilever
Sơ đồ mô tả cơ cấu tổ chức Unilever

Các chức năng cơ bản theo cơ cấu tổ chức của Unilever là: 

  • Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách quản trị nhân sự và nghiệp vụ hành chính. 
  • Phòng kế toán – tài chính: Phụ trách quản lý toàn bộ vấn đề về vốn, tài sản của công ty. Tổ chức thống kê, giám sát, cảnh báo tình hình kinh tế, tài chính theo từng giai đoạn giúp ban lãnh đạo nắm được bức tranh kinh doanh tổng quan. Chắc hẳn để vận hành phòng kế toán mượt mà thì phần mềm kế toán là điều không thể thiếu.
  • Phòng kinh doanh: Phụ trách nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý kênh phân phối của công ty. 
  • Phòng dịch vụ: Phụ trách giao hàng, tiếp nhận phản hồi, xử lý khiếu nại và chăm sóc khách hàng. 
  • Nhà máy sản xuất: Đảm nhận nhiệm vụ sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra theo nhu cầu của thị trường. 

Với cơ chế hoạt động trên, Unilever đảm bảo tính tập trung chuyên môn cho từng phòng ban, khuyến khích khả năng độc lập sáng tạo của nhân viên. Đồng thời, giữa các bên vẫn có sự liên kết chặt chẽ theo quy trình làm việc giúp quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả. 

Để quản lý doanh nghiệp của bạn một cách toàn diệnTHAM KHẢO NGAY BỘ GIẢI PHÁP VĂN PHÒNG SỐ MISA AMIS

III. Dự đoán về xu hướng cấu trúc tổ chức của Unilever trong tương lai 

Những tập đoàn đa quốc gia như Unilever thường có bộ máy tổ chức phức tạp với số lượng nhân sự lớn. Thế nhưng, một số minh chứng cho thấy các công ty, tập đoàn lớn đều đang cố gắng tinh giản bộ máy để giảm thiểu thủ tục, tiết kiệm thời gian và quản lý tối ưu. 

Cơ cấu tổ chức của Unilever cũng không nằm ngoài xu hướng trên. Trong tương lai, công ty được dự báo sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh vốn có bên cạnh việc đơn giản hóa cơ cấu, trở nên linh hoạt hơn trước thị trường đầy biến động. 

IV. Những yếu tố làm nên thành công của công ty 

Dù sở hữu đại lý rộng lớn trải dài trên cả nước nhưng Unilever Việt Nam luôn đảm bảo chiến lược và hành động đồng bộ. Các cấp lãnh đạo, quản lý thường xuyên cập nhật tiến độ công việc, phần trăm hoàn thành mục tiêu của đội ngũ. 

yếu tố thành công của Unilever
Những yếu tố tạo nên thành công của Unilever

Quan trọng hơn, tất cả các kế hoạch đề ra đều bám sát chiến lược chung: 

  • Tổ chức hoạt động Marketing sáng tạo thông qua nghiên cứu chân dung khách hàng tiềm năng và đưa các nhãn hàng ghi sâu vào tâm thức người dùng. 
  • Đào tạo bộ phận bán hàng chuyên nghiệp, kiên trì bám đuổi mục tiêu thâm nhập thị trường qua hệ thống phân phối. Unilever mong muốn người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm của họ ở bất kỳ đâu. 
  • Duy trì chuỗi cung ứng ổn định nhằm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao công tác quản trị hệ thống. 
  • Với nghiệp vụ tài chính – kế toán, công ty kết hợp hài hòa việc đầu tư ngắn hạn với đầu tư mạo hiểm có kiểm soát. Và việc áp dụng phần mềm kế toán giup việc quản trị trở nên dễ dàng hơn.

Văn phòng điện tử – Giải pháp vận hành tối ưu cho doanh nghiệp

Văn phòng điện tử là mô hình quản trị mới bao gồm các công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên nền tảng hợp nhất. Với AMIS Văn Phòng số, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả doanh số. 

V. Kết luận 

Trên đây là khái quát quá trình hình thành cùng cơ cấu tổ chức của Unilever. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn học hỏi, ứng dụng hiệu quả vào quá trình xây dựng bộ máy tổ chức cho doanh nghiệp mình. Đặc biệt, đừng quên theo dõi các bài viết cùng chủ đề khác tại MISA AMIS để có góc nhìn đa dạng, tổng quan hơn.

 

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 3.7]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả