Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Kinh tế tuần hoàn: Các nguyên tắc và kinh nghiệm vận hành...

Khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được sử dụng chính thức từ năm 1990. Thế nhưng, yêu cầu phát triển mô hình này vào quản lý môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm tài chính và năng lượng chưa bao giờ cấp bách như hiện nay. 

Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết về nguyên tắc, lợi ích và thực tiễn triển khai kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam!  

tìm hiểu khái niệm kinh tế tuần hoàn
Khái niệm, nguyên tắc và thực tế triển khai kinh tế tuần hoàn

I. Khái niệm kinh tế tuần hoàn

1. Kinh tế tuần hoàn là gì? 

Khái niệm kinh tế tuần hoàn dùng để mô tả một mô hình kinh tế công nghiệp phục hồi, tái tạo theo ý định thiết kế của con người. Kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tái tạo năng lượng, loại bỏ hóa chất và chất thải có hại ra môi trường. 

Để làm được điều đó, những vật liệu, hệ thống vận hành sẽ được thay đổi thông qua sửa chữa, tân trang, tái chế. Hiểu một cách đơn giản, kinh tế tuần hoàn có thể biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguyên liệu đầu vào của một ngành khác. Đôi khi, nó cũng tự tuần hoàn trong nội bộ doanh nghiệp để cho ra những sản phẩm mới. 

Theo nguyên lý đó, tài nguyên thiên nhiên không còn bị khai thác quá mức để phục vụ sản xuất, giảm tác động tiêu cực từ con người. 

2. Tại sao phải chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn? 

Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết do những tình trạng đáng cảnh bảo về đô thị hóa, biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng tăng cao:  

lý do phát triển kinh tế tuần hoàn
Phát triển mô hình tuần hoàn là yêu cầu tất yếu của môi trường xã hội
  • Nhu cầu khai thác nguồn nguyên liệu thô tăng nhanh, trữ lượng tự nhiên ngày càng cạn kiệt và không thể tái tạo, nhất là nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm. 
  • Một số nước phải phụ thuộc vào thị trường cung ứng nước ngoài. Nếu xảy ra căng thẳng chính trị, ngành sản xuất trong nước có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Do đó, việc tìm ra nguyên liệu, cách thức duy trì vận hành đóng vai trò quan trọng. 
  • Các biểu hiện biến đổi khí hậu như khí thải nhà kính, ô nhiêm môi trường đang làm gia tăng thiên tai, đe dọa đến sự sống của khu vực. Khi chuyển sang xây dựng kinh tế tuần hoàn, những năng lượng bền vững mới có thể góp phần khắc phục tình trạng này. 
  • Doanh nghiệp, tổ chức tận dụng ứng dụng khoa học công nghệ vào đổi mới sáng tạo, nâng cao tiềm năng phát triển. 

Như vậy, thực tế đã đặt ra những yêu cầu cấp bách đối với tất cả các quốc gia trên thế giới về việc chuyển đổi nền kinh tế bền vững, hướng tới tương lai. 

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

II. Nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn

Tổ chức Ellen Macarthur đã xác định ba nguyên tắc cơ bản mà chính phủ các nước cùng các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cần triển khai. Dựa vào ba nguyên tắc dưới đây, mối quan hệ giữa nền kinh tế và vấn đề môi trường sẽ được giải quyết đáng kể:

  • Giảm thiểu, loại bỏ tối đa chất thải và yếu tố gây ô nhiễm.
  • Gia tăng thời hạn sử dụng cho sản phẩm cùng vòng đời của nguyên vật liệu. 
  • Tái tạo lại hệ thống tự nhiên. 

Ngoài ra, kinh tế tuần hoàn còn bao gồm những tính chất như: 

  • Ưu tiên bảo tồn, phát huy nguồn vốn tự nhiên bằng cách kiểm soát hợp lý những loại tài nguyên không thể phục hồi (quặng, dầu mỏ, than đá, mạch nước ngầm, khí đốt tự nhiên…). Song song đó, nền kinh tế cân đối tận dụng những năng lượng có thể tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, nhiệt, nhiên liệu sinh học, cây trồng…).
  • Tối ưu lợi tức của tài nguyên thu được qua quy trình tuần hoàn sản phẩm, vật liệu một cách triệt để với kỹ thuật khoa học hiện đại. 
  • Nâng cao hiệu suất cho toàn hệ thống sản xuất nhờ thiết kế cách xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm.

Những nguyên tắc cùng tính chất này giúp nền kinh tế hạn chế phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, hạn chế phát thải của con người. Nó đem lại lợi ích to lớn trong cuộc sống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

>> Xem thêm: Vai trò của quản trị hiện đại đối với doanh nghiệp hiện nay là gì?

III. Những lợi ích mà kinh tế tuần hoàn mang lại

Với nền kinh tế tuyến tính truyền thống, nguyên liệu khai thác từ tự nhiên sẽ là đầu vào của hệ thống kinh tế. Sau khi kết thúc chu trình kinh tế nó được thải loại ra tự nhiên dẫn đến gia tình trạng suy thoái môi trường. 

lợi ích của kinh tế tuần hoàn
Những lợi ích nổi bật của nền kinh tế xanh

Do đó, việc xây dựng kinh tế tuần hoàn sẽ có những ưu điểm và lợi ích vượt trội sau: 

  • Lợi ích đối với quốc gia: Định hướng phát triển mô hình tuần hoàn thể hiện trách nhiệm của một quốc gia trước những thách thức chung. Nó không chỉ cải thiện nguy cơ ô nhiễm, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên mà còn nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia trên phạm vi toàn cầu.  
  • Lợi ích đối với xã hội: Kinh tế tuần hoàn cho phép con người tiết kiệm chi phí xử lý chất thải và thanh lọc môi trường sống. Số kinh phí này có thể chuyển sang nhiều hoạt động phúc lợi khác như tạo cơ hội việc làm, nâng cao sức khỏe người dân, quy hoạch cơ sở hạ tầng…
  • Lợi ích đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp trong nền kinh tế mới sẽ giảm rủi ro gặp khủng hoảng thừa, khan hiếm tài nguyên. Doanh nghiệp cũng có thêm động lực đầu tư cải tiến, đổi mới sản xuất, tăng hiệu quả cho chuỗi cung ứng… 

Các chuyên gia dự đoán, áp dụng mô hình tuần hoàn có thể giúp nền kinh tế thế giới tăng thêm 4,5 nghìn tỷ USD tính tới năm 2030. Trong đó, những ngành nghề sở hữu cơ hội thúc đẩy nền kinh tế mới là nông nghiệp, thời trang, xây dựng, năng lượng và điện tử công nghệ cao. 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

IV. Kinh tế tuần hoàn trên thế giới và Việt Nam 

1. Kinh nghiệm triển khai của các nước phát triển

Tại Châu Âu, kinh tế tuần hoàn đã kêu gọi được sự tham gia của tất cả các bộ phận từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp khai thác, sản xuất đến nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng. Sự phối hợp chặt chẽ này ước tính giúp Châu Âu thu về lợi nhuận khoảng 600 tỷ Euro một năm, tạo hơn 580.000 công việc mới cho người dân và giảm phát thải nhà kính. 

Ví dụ, Thụy Điển là một trong những đất nước tiên phong và là điểm sáng phát triển mô hình kinh tế này. Thụy Điển xác định phương châm “thay đổi tư duy tiêu dùng tất yếu dẫn đến sự thay đổi tư duy sản xuất”. 

kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn ở Châu Âu
Kinh nghiệm triển khai kinh tế tuần hoàn ở Châu Âu

Chính phủ nước này thực hiện hàng loạt biện pháp hữu hiệu như giáo dục nhận thức, đánh thuế chất thải cao, đề xuất ưu đãi dành riêng cho năng lượng tái tạo… Kết quả, Thụy Điển đã tái chế được 53% vật liệu nhựa sinh hoạt, 50% chất thải xây dựng, 99% số năng lượng điện bị lãng phí. 

Tại Châu Á, Singapore cũng đã thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ sớm. Singapore xây dựng 4 nhà máy cho phép giải quyết 90% lượng rác thải của cả nước. 

Đặc biệt, 10% lượng rác còn lại được sáng tạo thành hòn đảo nhân tạo đầu tiên trên thế giới – Semakau. Tất cả tạo nên thương hiệu của thành phố sạch nhất hay thành phố cây xanh nổi tiếng hàng đầu. 

>> Xem thêm: Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp

2. Thực tế triển khai tại Việt Nam

Trong những năm qua, mô hình sản xuất sạch cũng được Việt Nam đẩy mạnh áp dụng rộng rãi. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy đến nay đã có gần 400 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chủ động triển khai theo kinh tế tuần hoàn.

Một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế bao gồm phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải theo khối lượng, tái chế chất thải, có chính sách thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường…

ví dụ về mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Ví dụ về mô hình kinh tế tuần hoàn của công ty Heineken ở Việt Nam

Thông qua hành lang pháp lý, hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất có nhận thức rõ ràng hơn về cách thức sản xuất sạch, giảm mức phát sinh chất thải, tiêu thụ nguyên vật liệu hợp lý và tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Đảng ta còn cụ thể hóa quan điểm, xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách pháp luật cho kinh tế tuần hoàn trong Văn kiện Đại hội XIII. Về lâu dài, kiến thức liên quan đến kinh tế tuần hoàn sẽ tiếp tục được lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch mở rộng sản xuất và phát triển công nghiệp đa dạng. 

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh quản trị doanh nghiệp tối ưu của phần mềm MISA AMIS Công việc

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết luận 

Như vậy, kinh tế tuần hoàn đã và đang trở thành xu hướng của mọi quốc gia, giúp cân bằng lợi ích kinh tế và môi trường sống trong lành. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc nắm chắc nguyên tắc, lợi ích và tầm quan trọng của mô hình kinh tế mới sẽ tạo ra điều kiện, lợi thế chuyển đổi nhanh chóng. Từ đó, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn đảm bảo tính bền vững, bứt phá. 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]