Thực trạng chuyển đổi số hiện nay: Doanh nghiệp đã có lộ trình phù hợp? 

07/09/2022
1114

Hiện nay, thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá tích cực khi hầu hết các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và triển khai chuyển đổi từng bước. Những thành tựu bước đầu mà các tổ chức, doanh nghiệp này đạt được mở ra tiềm năng phát triển kinh tế đột phá hơn trong tương lai. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại và chậm chuyển đổi vì thiếu chiến lược khoa học cùng lộ trình phù hợp. 

thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Tìm hiểu bức tranh tổng quan về thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam

I. Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Đứng trước xu hướng chung của thế giới, chuyển đổi số không còn là tầm nhìn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc của thị trường. Tại Việt Nam, thực trạng chuyển đổi số cho thấy các doanh nghiệp đang sở hữu nhiều lợi thế từ nhu cầu tiêu dùng kỹ thuật số đến sự hỗ trợ của nhà nước. 

1. Bức tranh tổng quan về thị trường 

Từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, cả thế giới và Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi hoàn toàn của thói quen tiêu dùng và nhu cầu sử dụng dịch vụ. Người dùng mới ngày càng dành nhiều thời gian trên Internet cũng như ưu tiên sử dụng dịch vụ kỹ thuật số để mua sắm, tiêu dùng, làm việc hay du lịch…

Theo báo cáo của Google hợp tác với Temasek và Bain & Company, kể từ nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có đến 8 triệu người thường xuyên sử dụng dịch vụ số ở tần suất cao. Trong đó, nhiều nhất là dịch vụ tài chính cùng công cụ số bao gồm phần mềm hỗ trợ, bộ nhớ đám mây, dịch vụ về trang web và tiếp thị… 

Điều này dẫn đến bùng nổ một số xu hướng mới mà các doanh nghiệp cần quan tâm đón đầu như: 

  • Thương mại điện tử tăng tốc trên giao diện mobile: Việc sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi cộng với nền tảng mua sắm trực tuyến đa dạng dự báo ngành thương mại điện tử có thể tạo ra mức tăng trưởng cao hơn 25% mỗi năm. Đến năm 2025, thương mại điện tử ước tính có giá trị thị trường khoảng 35 tỷ USD, tương đương 1/10 tổng doanh số bán lẻ cả nước.
  • Ngân hàng số tiếp tục phát triển mạnh: Sự gia tăng của thương mại điện tử sẽ thúc đẩy hình thức thanh toán điện tử trở nên phổ biến. Dịch vụ tài chính số của nước ta cũng có nhiều không gian trong những năm tới.
  • Dịch vụ đặt vé, đặt chỗ online được ưu tiên: Tiện ích đặt chỗ, mua vé từ xa có dấu hiệu tăng cao trở lại do người dùng đã quen với thao tác chủ động đặt trước qua website, app điện tử từ trong đại dịch. 

2. Thực trạng chuyển đổi số của Chính phủ và Nhà nước 

Việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số về chính phủ điện tử khá cao trên khu vực và thế giới. Cụ thể, bảng xếp hạng chính phủ điện tử của Liên Hiệp Quốc vào năm 2020 ghi nhận Việt Nam xếp hạng 86 trên 193 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và xếp thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.

Trong đó, cơ sở dữ liệu về quốc gia nước ta được tích hợp, mở rộng và kết nối với nhau từ dữ liệu về bảo hiểm xã hội, dữ liệu công dân, thẻ căn cước đến định danh trẻ em đăng ký khai sinh… Cổng dịch vụ công quốc gia tích hợp hơn 3000 dịch vụ trực tuyến, hóa đơn điện tử tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian sử dụng. 

chính phủ số ở Việt Nam
Nhà nước ta định hướng phát triển chính phủ số cùng các chương trình hỗ trợ hình thành doanh nghiệp số

Mặt khác, Chính phủ nước ta cũng tiên phong triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số như “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.  

Những chính sách này đem lại tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập đoàn Công nghệ Cisco thống kê rằng 64% phần trăm doanh nghiệp đã được chuyên gia tư vấn lộ trình, định hướng ứng dụng công nghệ và hưởng ngân sách hỗ trợ. Số lượng doanh nghiệp công nghệ mới thành lập cũng tăng thêm 500 đơn vị so với năm 2021.

Như vậy, Nhà nước ta đã có nhận thức tiến bộ cùng quyết tâm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra đồng bộ. Đây là cơ hội không thể bỏ qua cho các doanh nghiệp chuyển mình từ mô hình vận hành truyền thống sang số hóa, hiện đại hóa với cơ sở hành lý pháp lý thuận lợi. 

3. Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam

Vào năm 2020, Việt Nam có hơn 92% doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu và ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, chỉ có gần 10% nhận định quá trình chuyển đổi thành công hay mang về giá trị thiết thực. 

Đến năm 2021, tỷ lệ này đã chuyển biến đáng kể do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hầu hết doanh nghiệp đều ứng dụng các phần mềm như quản lý kế toán, nhân sự và điều hành từ xa. 

Cụ thể, hàng trăm nghìn doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki. Phần lớn chi phí quảng cáo của các đơn vị cũng tập trung vào kênh tiếp thị số như Facebook, Google, Tik Tok… Thêm vào đó, 60% doanh nghiệp trong nước sử dụng phần mềm kế toán, trên 200.000 doanh nghiệp tích hợp hóa đơn điện tử cùng chữ ký số. 

thực trạng chuyển đổi số doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế khi triển khai chuyển đổi số

Theo đó, Báo cáo Sơ kết chuyển đổi số trong 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy thực trạng chuyển đổi số tăng trưởng ấn tượng. Số doanh nghiệp công nghệ tăng thêm gần 3500 đơn vị so với cuối năm 2021. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số cũng thu hút hơn 300.000 doanh nghiệp tham gia, chính thức tăng hơn 10 lần so với năm 2021. 

>> Đo lường mức độ chuyển đổi số hiện tại ngay hôm nay qua: Bộ câu hỏi đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

II. Đánh giá cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp chuyển đổi số 

1. Thách thức

Bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, nhiều doanh nghiệp vẫn đang “loay hoay” trên hành trình chuyển đổi số. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ đến từ sự hạn chế về ngân sách, nguồn lực cùng hạ tầng kỹ thuật mà còn do doanh nghiệp không xác định được lộ trình phù hợp.

1.1. Khó khăn tài chính

Chi phí dành cho chuyển đổi số tổng thể tương đối cao và lợi ích chuyển đổi không thể đo lường được trong thời gian ngắn hạn. Điều này khiến nhiều chủ doanh nghiệp e ngại khi đầu tư hoặc chỉ lựa chọn đầu tư riêng lẻ. 

1.2. Khó khăn khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp

Chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn bộ văn hóa làm việc, cách thức giao việc cùng mức độ chịu trách nhiệm của nhân sự. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty phải liên tục truyền thông nâng cao nhận thức, khuyến khích đội ngũ nhân sự tham gia. 

1.3. Khó khăn vì thiếu lộ trình chuyển đổi 

Người lãnh đạo thường nhầm tưởng việc ứng dụng một số công nghệ vào tối ưu hiệu suất, kết quả làm việc là đã hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số. Trên thực tế, chuyển đổi số là một hành trình dài với mục tiêu xây dựng mô hình vận hành, mô hình quản trị hiện đại, cho phép doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Do đó, không phải doanh nghiệp nào cũng xác định đúng đắn bức tranh tổng quan và thiết lập được lộ trình triển khai tối ưu.  

lộ trình chuyển đổi số
Xác định lộ trình chuyển đổi số phù hợp là thử thách với nhiều doanh nghiệp

1.4. Khó khăn khi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số

Khi doanh nghiệp không có lộ trình chuyển đổi xuyên suốt thì việc lựa chọn giải pháp phần mềm tất yếu gặp nhiều khó khăn. Các phần mềm rời rạc, thiếu đồng bộ thậm chí còn làm tăng nguy cơ mất an toàn dữ liệu, tốn nhiều thời gian quản lý công việc. 

2. Cơ hội 

Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam cũng đang sở hữu nhiều cơ hội bứt phá trong một thị trường sôi động, đầy cạnh tranh. 

2.1. Cơ hội trong nội tại doanh nghiệp

Đối với nội tại doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo đã nhận thức được vai trò của chuyển đổi số, từng bước học hỏi ứng dụng bán hàng, tiếp thị đa kênh. Khả năng bảo mật và kết nối dữ liệu trong bộ máy sản xuất kinh doanh cũng được nâng cao. 

2.2. Cơ hội từ môi trường bên ngoài

Về môi trường bên ngoài, nhu cầu tiêu dùng hiện đại đem đến động lực chuyển đổi mạnh mẽ để doanh nghiệp tiếp cận tệp khách hàng lớn và tăng trưởng doanh thu. Ngoài ra, doanh nghiệp nhận được sự quan tâm hỗ trợ thường xuyên từ các chương trình, chính sách chuyển đổi số của Chính phủ. Tạo nên không gian phát triển tích cực, cạnh tranh lành mạnh. 

Quan trọng hơn, lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp cũng được các bộ, ban ngành phối hợp xây dựng cùng chuyên gia hàng đầu. Qua đó, doanh nghiệp có thể chuyển đổi từng bước theo đúng nhu cầu vận hành.  

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều giải pháp công nghệ tối ưu đến từ các nhà cung cấp uy tín. Người lãnh đạo cần làm rõ thực trạng, mục tiêu và tìm hiểu kỹ lưỡng tính năng trong giải pháp để có sự lựa chọn đúng đắn. Ngoài ra, doanh nghiệp nên ưu tiên những giải pháp nền tảng hợp nhất nhằm đảm bảo sự liên thông, đồng nhất giữa các phòng ban trên toàn bộ lộ trình chuyển đổi số.

>> Tìm hiểu lộ trình chuyển đổi số phù hợp ngay hôm nay: Hướng dẫn lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

III. Kết luận 

Có thể nói, thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay không chỉ nhận được sự ủng hộ nhiều mặt của thị trường và cơ quan ban ngành mà còn có định hướng cụ thể cùng các giải pháp chuyển đổi số đồng bộ. Đây là lợi thế vượt bậc mà các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu chuyển đổi chưa đạt được. Nó đặt ra yêu cầu cấp bách rằng doanh nghiệp phải triển khai chuyển đổi số chính xác, hiệu quả và toàn diện.  

TRẢI NGHIỆM GÓI TRANG BỊ CHUYỂN ĐỔI SỐ HỢP NHẤT MISA AMIS CHO MỌI QUY MÔ DOANH NGHIỆP 

Gói trang bị chuyển đổi số doanh nghiệp MISA AMIS là bộ công cụ hỗ trợ đắc lực cho mọi quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nhà quản lý có thể dễ dàng giám sát các nghiệp vụ quan trọng của tổ chức như Tài chính – Kế toán, Marketing Bán hàng, Nhân sự và Quản lý điều hành toàn diện. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí chuyển đổi số mà còn tối ưu quy trình làm việc, tăng ngay hiệu quả doanh số.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả