Tài chính - kế toán Kế toán cho người mới bắt đầu Kỳ kế toán là gì? Đặc điểm của kỳ Tháng – Quý...

Đối với kế toán doanh nghiệp, kỳ kế toán là một khái niệm quen thuộc. Mặc dù thực tế không phải kế toán nào cũng nắm chắc khái niệm kỳ kế toán đúng theo luật kế toán nhưng đây vẫn là một khái niệm mà mọi kế toán doanh nghiệp phải tìm hiểu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỳ kế toán là gì cũng như việc áp dụng các loại kỳ kế toán đối với từng trường hợp cụ thể trong bài viết sau đây.

1. Kỳ kế toán là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật kế toán Việt Nam (Luật số 88/2015/QH13) do Quốc Hội ban hành thì kỳ kế toán là Kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.

>>> Đọc thêm: Các công việc kế toán cần làm trong tháng 8

kỳ kế toán là gì

2. Phân loại kỳ kế toán

2.1 Kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 thì kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:

  • Kỳ kế toán năm: là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
  • Kỳ kế toán quý: là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
  • Kỳ kế toán tháng: là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

2.2 Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 12 Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 thì kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau: 

  • Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định như trên (phần 2.1)
  • Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định như trên (phần 2.1)

2.3 Kỳ kế toán của đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 12 Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 thì kỳ kế toán của đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản’ được quy định như sau: 

  • Đối với các đơn vị thuộc trường hợp này, kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực.

2.4 Quy định khác về kỳ kế toán

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 12 Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13, trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng.

3. Lưu ý quan trọng về kỳ kế toán

Căn cứ theo khoản 1 điều 7 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì trường hợp áp dụng sai quy định về kỳ kế toán có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Như vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về kỳ kế toán và căn cứ vào doanh nghiệp mình để lựa chọn và áp dụng phù hợp để tránh nguy cơ bị phạt không mong muốn.

Phần mềm online MISA AMIS mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác. Phần mềm cho phép kế toán doanh nghiệp:

  • Hệ sinh thái kết nối: ngân hàng điện tử; Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: giúp doanh nghiệp dễ dàng trong các nghĩa vụ thuế, hoạt động trơn tru, vận hành nhanh chóng
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • ….

Tham khảo ngay bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS dùng thử miễn phí 15 ngày  để quản lý công tác kế toán hiệu quả hơn.

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]