Để vượt lên và bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cần đón đầu những xu hướng công nghệ tương lai một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được 10 xu hướng công nghệ đầy tiềm năng trong các năm tới đây.
MISA AMIS gửi tặng Ấn phẩm: |
1. Top 10 xu hướng công nghệ tương lai mà doanh nghiệp cần biết
1.1. Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo là xu hướng công nghệ tương lai có khả năng ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ những kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao như phẫu thuật, lắp ráp đến các ngành nghề cần phân tích dữ liệu lớn nhừ tiếp thị đa phương tiện, quản lý bán hàng, giáo dục… AI đều chứng minh được vai trò không thể thiếu.
Nhờ sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp sẽ cá nhân hóa hành trình khách hàng, tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, tăng sức cạnh tranh và đạt được mục tiêu doanh số tốt hơn. Dự đoán cho thấy quy mô thị trường trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới sẽ có sự tăng trưởng nhanh chóng từ 4,8 tỷ USD đến 13,9 tỷ USD trong 5 năm 2020 – 2025 (trung bình khoảng 21% một năm).
MISA AMIS giới thiệu Nền tảng quản trị doanh nghiệp với sự tích hợp Trợ lý trí tuệ nhân tạo AVA vào các phần mềm của mình để hỗ trợ doanh nghiệp:
- Tự động hóa những tác vụ thủ công, tiết kiệm thời gian.
- Giảm thiểu sai sót trong việc nhập liệu, tự động tổng hợp báo cáo và đảm bảo tuân thủ quy định.
- Trả lời các câu hỏi và giải quyết vấn đề ngay lập tức, nâng cao hiệu suất làm việc.
- Phân tích dữ liệu giúp đưa ra các gợi ý cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Trí tuệ nhân tạo AVA tích hợp vào tất cả các phần mềm MISA AMIS Kế toán, MISA AMIS CRM, MISA AMIS Công việc hay MISA AMIS Văn thư,… để liên kết và hỗ trợ tối đa.
- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho mọi người dùng.
1.2. Internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (IoT) kết nối tất cả các thiết bị thông qua cảm biến, khiến chúng trở nên thông minh nhờ khả năng thu thập, trao đổi dữ liệu với nhau. Sự xuất hiện của sản phẩm gia dụng thông minh điều khiển bằng điện thoại hoặc phần mềm chính là phát minh tiêu biểu của IoT.
Internet vạn vật cũng có thể được ứng dụng vào sản xuất bằng cách theo dõi hoạt động của máy móc, cảnh báo sự cố và đảm bảo năng lượng vận hành đều đặn. Nó mở ra cách thức duy trì hoạt động ổn định cho doanh nghiệp dù phải điều hành từ xa.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia đây chỉ là những bước đi đầu tiên của thế giới Internet vạn vật. Bên cạnh các công nghệ thành công như 3G, 4G, giờ đây các công ty công nghệ hàng đầu Apple, Nokia, AT&T, Google… đều đã triển khai mở rộng mạng 5G, 6G.
Cụ thể, mạng 5G có thể bao phủ 40% thế giới vào năm 2024 , xử lý 25% tất cả dữ liệu lưu lượng di động. Đối với công nghệ 6G, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc đều hứa hẹn mang lại nhiều thành tựu nghiên cứu trong năm nay.
1.3. Vũ trụ ảo – Virtual Reality (VR) và Augmented Reality (AR)
Vũ trụ ảo được tạo nên từ sự liên kết số hóa của nhiều thành phần bao gồm mạng xã hội, thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), game online và tiền điện tử. Nhìn chung, vũ trụ ảo liên quan đến mọi dịch vụ có trên Internet phục vụ mọi nhu cầu giải trí, làm việc.
Theo dự đoán, vũ trụ ảo sẽ ngày càng phổ biến trên thế giới bởi những ưu điểm vượt trội đối với doanh nghiệp. Nó tập trung đẩy mạnh hoạt động kết nối cộng đồng, xây dựng hệ sinh thái cho lập trình viên phát triển phần mềm.
Không chỉ vậy, vũ trụ ảo phát minh ra các hình thức quảng cáo đa dạng, tăng tốc độ truy cập ứng dụng cũng như thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Một số sản phẩm cần tích hợp vũ trụ ảo là công nghệ, trò chơi điện tử, công nghệ y tế, truyền thông tiếp thị…
1.4. Xu hướng công nghệ Blockchain
Xu hướng công nghệ tương lai Blockchain cho phép con người truyền tải thông tin qua các khối liên kết chặt chẽ. Mỗi khối lưu trữ những thông tin cụ thể và không thể thay đổi (chỉ có thể cập nhật, bổ sung).
Ở thời điểm hiện tại, Blockchain sở hữu ưu điểm vượt xa một số công nghệ cũ bằng cách loại bỏ các bên trung gian, xác thực dữ liệu tự động theo thời gian thực. Thêm vào đó, nó cam kết sự minh bạch, bền vững và bảo mật thông tin.
Trong năm 2021, các doanh nghiệp đã chi gần 6,6 tỷ USD vào các giải pháp Blockchain, tăng trưởng gấp đôi so với năm 2020. Số tiền đầu tư này sẽ tiếp tục tăng lên 15 tỷ USD vào năm 2024 dựa trên dự đoán của công ty International Data Corporation (IDC).
1.5. Bioengineering – Công nghệ sinh học
Bioengineering năm 2025 sẽ tiếp tục mang lại những bước tiến đột phá trong các lĩnh vực đa dạng. Công nghệ sinh học thúc đẩy y tế với các phương pháp điều trị cá nhân hóa dựa trên dữ liệu sinh học như chỉnh sửa gen và liệu pháp gen.
Trong nông nghiệp, Bioengineering cải tiến giống cây trồng, phát triển thực phẩm sinh học bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao. Bioengineering cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất sinh học, giúp thay thế vật liệu nhựa bằng các sản phẩm phân hủy sinh học và sản xuất dược phẩm, vắc-xin nhanh chóng.
Bên cạnh đó, công nghệ sinh học sẽ góp phần vào việc giảm thiểu tác động môi trường thông qua các phương pháp sản xuất thân thiện với thiên nhiên. Từ đó giúp giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu.
1.6. Công nghệ phát triển robot tự động hóa quy trình
Tự động hóa quy trình bằng robot cho phép doanh nghiệp loại bỏ những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, thay thế người lao động tại môi trường nguy hiểm. Công nghệ robot tinh gọn các quy trình trở nên đơn giản, tiết kiệm nguồn lực, gia tăng năng suất xử lý công việc.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa còn gặp giới hạn về nguồn vốn, nền tảng phần mềm để triển khai bài bản. Tuy nhiên, RPA vẫn là một trong những xu hướng công nghệ tương lai tất yếu mà doanh nghiệp cần có.
1.7. Tài sản ảo (NFT)
NFT viết tắt từ cụm Tiếng Anh Non-fungible Token – tài sản không thể đổi ngang giá. NFT đại diện cho một tài sản ảo tồn tại xác thực dựa trên công nghệ blockchain cùng chữ ký số của người sở hữu.
Hình thức NFT phổ biến nhất hiện nay là các bức tranh nghệ thuật, vé mời tham gia chương trình… Ví dụ, năm 2021 tác phẩm ảo Everyday: The First 5000 Days của Mike Winkelmann thành công đấu giá được 69,3 triệu USD trên sàn giao dịch Christie’s đã khiến giới đầu tư chấn động. Nó mở ra xu hướng đầu tư mới cũng như minh chứng cho tiềm năng của NFT.
1.8. Năng lượng tái tạo
Có nhiều nhân tố thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo trở thành xu hướng công nghệ mới. Năng lượng tái tạo bao gồm cả năng lượng từ tự nhiên và năng lượng xanh như nhiên liệu sinh học hay hydro lỏng.
Quá trình áp dụng năng lượng tái tạo không yêu cầu chi phí đầu tư lớn do dễ dàng tìm thấy trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có nguồn lực dồi dào, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Mặc dù đây là ngành công nghiệp non trẻ khiến các đơn vị gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, chính phủ nước ta đã bắt đầu thiết lập chính sách dài hạn để kích thích ngành tăng trưởng, mở rộng ngành năng lượng tái tạo tại các địa phương.
1.9. An ninh mạng
Với sự phát triển của Internet và mạng máy tính, an ninh mạng luôn thuộc top các yếu tố cần doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc đảm bảo an toàn dữ liệu kinh doanh có vai trò quyết định tới quá trình quản lý dự án uy tín, giữ vững vị thế cạnh tranh.
Cải thiện công nghệ an ninh mạng, doanh nghiệp có thể giảm tỷ lệ vi phạm quyền riêng tư, hạn chế hành vi đánh cắp thông tin và tuân thủ chính sách bảo mật tối ưu.
Do đó, theo Gartner, đến năm 2025 sẽ có khoảng 60% tổ chức yêu cầu bắt buộc phải có yếu tố an ninh mạng khi giao dịch, cam kết kinh doanh với đối tác.
1.10. Vật liệu mới
Bên cạnh các xu hướng công nghệ trên, khoa học sản xuất vật liệu cũng đang có sự biến đổi tối ưu. Vật liệu hiện nay không chỉ có tính năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt hơn mà còn bền bỉ, dẻo dai và mềm mỏng.
Những vật liệu thế hệ mới đem lại hiệu suất cao, định hình lại ngành công nghệ y tế, dược phẩm, giao thông và công nghiệp nặng. Chẳng hạn, graphene là sản phẩm công nghệ mới nhất được đánh giá cao vì có độ dày vừa phải nhưng bền hơn sắt thép tới 200 lần.
1.11. Ứng dụng 5G
Sự phát triển của 5G dự kiến sẽ đạt được những bước tiến đáng kể, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp cũng như đời sống. 5G không chỉ nâng cao tốc độ kết nối mà còn giảm độ trễ, tạo nền tảng cho các ứng dụng IoT, AI, và Smart Cities.
Theo GSMA (Hiệp hội Di động Toàn cầu), đến năm 2025, sẽ có khoảng 1,7 tỷ người dùng 5G toàn cầu, trong đó 5G chiếm khoảng 15% tổng số kết nối di động. Xu hướng này dự báo mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
2. Ví dụ về các ứng dụng của xu hướng công nghệ tương lai
2.1. Phòng thử đồ ảo
Bắt đầu từ năm 2001 nhưng đến những năm gần đây, phòng thử đồ ảo mới tạo nên nhiều đổi mới ấn tượng. Hệ thống thử đồ tân tiến vừa cập nhật đầy đủ thông tin về sản phẩm, vừa phân tích đặc điểm cá nhân để đưa ra gợi ý phù hợp.
Điển hình như giai đoạn đại dịch Covid 19, nhiều đơn vị bán lẻ phải chấp nhận đóng cửa vì không thể tiếp cận khách hàng. Song, một số thương hiệu trang sức, mỹ phẩm, quần áo phụ kiện thời trang sử dụng công nghệ phòng thử đồ ảo lại thu về lợi nhuận lớn.
Người mua có thể đặt hàng online ngay tại nhà với sự trợ giúp của các người mẫu và stylist ảo. Mặt khác, những sản phẩm trong giỏ hàng thường xuyên được thông báo về khuyến mãi, ưu đãi và nhắc nhở khách hàng thanh toán.
2.2. Cửa hàng không có nhân viên
Cửa hàng không có nhân viên và thu ngân ra đời do sự thay đổi của xu hướng mua sắm hiện đại. Người tiêu dùng ưu tiên sự thoải mái và thích các lựa chọn thanh toán không tiếp xúc.
Do đó, hệ thống thị giác máy tính, Machine learning, Internet vạn vật và nhận dạng khuôn mặt AI đã được tích hợp thành cửa hàng không người bán. Tại Nhật, mô hình này xuất hiện phổ biến tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Hay Amazon cũng triển khai mô hình tương tự là Amazon Go Grocery. Họ theo dõi những vật phẩm được đặt vào giỏ hàng và tự động tính phí khi khách hàng mang đồ rời đi.
2.3. Các phương tiện tự lái
Công nghệ cảm ứng AI hiện đại giúp xe di chuyển an toàn, phân tích phương hướng của các phương tiện khác để quyết định tức thời trước tình huống nguy hiểm. Người lái không phải phản ứng liên tục mà chỉ thao tác đơn giản và quan sát tổng thể đường đi. Theo đó, phương tiện tự lái được xem là tương lai của giao thông toàn cầu.
Tại Việt Nam, Tập đoàn Vinfast đã thực hiện nghiên cứu công nghệ tự lái do chính người Việt thực hiện. Hệ thống của Vinfast nhận diện làn đường và vật thể đạt độ chính xác cao cũng như hoàn toàn tương thích cao với cơ sở hạ tầng nước ta.
2.4. Machine Learning dự báo nhu cầu khách hàng
Machine learning (ML) là một nhánh ứng dụng trí tuệ nhân tạo có chức năng hỗ trợ máy tính cải thiện hoạt động bằng dữ liệu mẫu hoặc kinh nghiệm cũ. Xu hướng công nghệ tương lai này có thể tự đưa ra dự đoán mà không cần con người lập trình liên tục.
Các công ty nổi tiếng như Amazon, Asos và Macy’s đã sử dụng Machine learning và đạt được thành công rực rỡ. Amazon tận dụng tiềm năng dự báo nhu cầu của ML vào hệ thống nguồn cung nhằm đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi của khách hàng. Đồng thời, công ty cũng dự báo nhu cầu tự động, lập kế hoạch hàng tồn kho, quản lý toàn diện mối quan hệ với đơn vị vận chuyển, hậu cần.
Nhìn tổng quan, báo cáo của TMR khẳng định Machine learning sẽ phủ khắp mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Bởi lẽ, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách đổi mới với trí tuệ nhân tạo khi chi phí dành cho Machine learning có thể đạt mức 19,9 tỷ USD vào năm 2025.
3. Tạm kết
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ tương lai sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư. Chính vì vậy, bất kỳ tổ chức nào cũng cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tận dụng tối đa lợi thế từ công nghệ, tạo nên sức mạnh kinh doanh cho riêng mình.
MỜI ANH CHỊ ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY ẤN PHẨM MIỄN PHÍ
Các nội dung chính trong ấn phẩm bao gồm:
- Tập đoàn Xây dựng Minh Đức: Bứt phá vượt giới hạn với chuyển đổi số
- Comexim Gia Lai: Ứng dụng công nghệ gia tăng hiệu suất, nâng cao vị thế trên thị trường
- Dưỡng lão Diên Hồng tăng trưởng bùng nổ tận dụng sức mạnh công nghệ
- Không ngừng tối ưu quản trị: Hành trình bứt phá kinh doanh của Giáo dục Con Tự Học
- Bước ngoặt trong quản trị nguồn nhân lực đưa Tập đoàn Amber phát triển đúng xu hướng
Thông qua câu chuyện của 5 doanh nghiệp người đọc sẽ thấy được:
- Hành trình chuyển đổi số thành công của 5 doanh nghiệp trong 5 lĩnh vực khác nhau
- Câu chuyện tăng trưởng đột phá, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất thực tế
- Giải pháp số hóa vượt trội, cách doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong quản trị để có kết quả bứt phá?