Với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển đồng đều, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số. Trong đó, các doanh nghiệp không chỉ được tư vấn, định hướng mà còn có Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số DBI làm cơ sở đăng ký gói chính sách phù hợp.
MISA AMIS xin dành tặng bạn bộ tài liệu miễn phí: Hướng dẫn chuyển đổi số các ngành nghề |
I. Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ chuyển đổi số
1. Đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật
Đầu tiên, căn cứ Nghị định 80/2021/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, các đơn vị cần xác định chính xác quy mô của mình dựa trên những tiêu chí sau:
1.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc công nghiệp và xây dựng là các tổ chức có số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội nhỏ hơn 10 người. Tổng doanh thu hoặc tổng nguồn vốn cả năm của công ty nhỏ hơn 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ có số người lao động tham gia bảo hiểm không quá 10 người, tổng nguồn vốn không vượt quá 3 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu trong lĩnh vực này không quá 10 tỷ đồng.
1.2. Doanh nghiệp nhỏ
- Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, xây dựng: Doanh nghiệp nhỏ sở hữu không quá 100 lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tổng thu cả năm không quá 50 tỷ động hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
- Lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Doanh nghiệp nhỏ là đơn vị không quá 50 người tham gia bảo hiểm. Tổng doanh thu dưới 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn dưới 50 tỷ đồng.
1.3. Doanh nghiệp vừa
- Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp, xây dựng là bình quân người lao động không quá 200 người (số lượng người có tham gia bảo hiểm xã hội). Đồng thời, tổng doanh thu cả năm không quá 200 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ có số lượng nhân sự không quá 100 người (số lượng người có tham gia bảo hiểm xã hội), tổng doanh thu cả năm nhỏ hơn 300 tỷ đồng. Hoặc doanh nghiệp có thể xem xét tiêu chí tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được đánh giá DBI – chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số
Các doanh nghiệp sở hữu những tiêu chí trên sẽ được nhận chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số từ Nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo phương án hỗ trợ tốt nhất, mỗi đơn vị cần đánh giá chính xác giai đoạn chuyển đổi số của mình.
Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi doanh nghiệp DBI chính là công cụ đo lường, đánh giá chính thức mà Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tại Quyết định 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021.
Theo Bộ chỉ số, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được đánh giá trên 6 trụ cột chính là trải nghiệm số cho khách hàng, chiến lược, hạ tầng và công nghệ số, vận hành, chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp, dữ liệu tài sản và thông tin. Mỗi tiêu chí sẽ được chấm điểm riêng và tổng hợp lại để xác định giai đoạn chuyển đổi số tổng thể của doanh nghiệp.
Sự ra đời của Bộ chỉ số không chỉ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thấu hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số, lên kế hoạch chuyển đổi phù hợp mà còn cho phép các cơ quan chức năng nắm bắt bức tranh tổng thể tình trạng chuyển đổi số.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ |
II. Nội dung hỗ trợ chuyển đổi số với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Hỗ trợ công nghệ
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số về công nghệ được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số theo Bộ Chỉ số DBI, kết quả cuối cùng được cơ quan chức năng sử dụng nhằm xem xét gói hỗ trợ phù hợp.
Cũng theo điều 11 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số có quy định chi tiết về ngân sách mà các đơn vị được nhận trong quá trình chuyển đổi số.
Cụ thể, Nhà nước ta sẽ chi trả 50% giá trị hợp đồng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp ký hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số về quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh. Mức chi phí hỗ trợ một năm không quá 50 triệu đồng cho doanh nghiệp nhỏ và không quá 100 triệu đồng cho doanh nghiệp vừa.
- Nếu doanh nghiệp thuê, mua giải pháp chuyển đổi số với mục tiêu tự động hóa, nâng cao hiệu quả các quy trình và chuyển đổi mô hình kinh doanh thì mức hỗ trợ lần lượt cho doanh nghiệp siêu nhỏ là không quá 20 triệu đồng; doanh nghiệp nhỏ là không quá 50 triệu đồng và doanh nghiệp vừa là không quá 100 triệu đồng (hạn mức trong 1 năm).
- Nhà nước hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp với những hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ.
- Các cơ quan chức năng kết hợp tổ chức nhiều dự án đầu tư thông qua việc xây dựng cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, nâng cấp cơ sở hạ tầng hay mua sắm, lắp đặt trang thiết bị máy móc, hệ thống công nghệ thông tin cho cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa…
>> Đọc ngay: Đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp – Bộ chỉ số DBI
2. Hỗ trợ tư vấn
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số cũng xây dựng mạng lưới tư vấn viên giúp các tổ chức ứng dụng công nghệ kỹ thuật đồng bộ vào mọi hoạt động như nhân sự, tài chính, quản trị điều hành… Trong đó, doanh nghiệp tiếp cận mạng lưới này còn nhận được ngân sách hỗ trợ bao gồm:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn với chi phí tối đa 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp; không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp xã hội.
- Doanh nghiệp nhỏ: Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn song không vượt quá 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp cũng như không vượt quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp xã hội.
- Doanh nghiệp vừa: Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn với chi phí không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp; không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp xã hội.
Nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn triển khai chuyển đổi số tối ưu theo đúng đặc thù hoạt động, phát huy năng lực cạnh tranh trên thị trường.
>> Xem thêm: Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp: 6 mức độ theo Bộ chỉ số DBI
3. Hỗ trợ thông tin
Doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền truy cập miễn phí các thông tin theo khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đây là nơi doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thay đổi về luật, tương tác, kết nối với các đối tác khác cùng tham gia trên Cổng thông tin.
Doanh nghiệp còn có thể tìm kiếm gói hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hoặc phần mềm từ nguồn vốn đầu tư của các quy định về luật đầu tư công hoặc các nguồn vốn khác tại địa phương.
Bên cạnh những yếu tố trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tìm kiếm nhiều nội dung hỗ trợ khác như đào tạo nguồn nhân lực, khởi nghiệp sáng tạo hay tham gia cụm liên kết ngành…
MISA AMIS – NỀN TẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HỢP NHẤT
MISA AMIS là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất hàng đầu Việt Nam giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành những công cụ đơn lẻ và làm việc online mọi lúc mọi nơi. Từ đó, nền tảng MISA AMIS góp phần tối ưu hóa lợi nhuận, đẩy mạnh tăng trưởng năng suất cho doanh nghiệp.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM GÓI GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN NGAY HÔM NAY
III. Kết luận
Hiện nay, chuyển đổi số là nhu cầu thiết yếu của tất cả các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp bởi khả năng cải thiện năng suất và tăng lợi nhuận nhanh chóng. Chính vì vậy, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số được xem như nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp quy mô nhỏ có thêm nguồn lực chuyển đổi số thành công.