Mô hình khởi nghiệp thành công cho người mới bắt đầu

14/07/2022
2950

Bất cứ ai cũng có khả năng khởi nghiệp nhưng cơ hội thành công chỉ đến với những người có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và mô hình khởi nghiệp sáng tạo. Vậy mô hình kinh doanh khởi nghiệp là gì? Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu khởi nghiệp?

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ EBOOK MIỄN PHÍ: KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ THIẾT LẬP MỤC TIÊU DÀNH CHO START-UP VÀ DOANH NGHIỆP  

I. Khởi nghiệp là gì ?

Các công ty khởi nghiệp là những công ty trẻ được thành lập để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo. Mục tiêu của nhà sáng lập là đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đó ra thị trường và chiếm lĩnh một vị trí vững chắc trong lòng khách hàng.

khái niệm khởi nghiệp
Khởi nghiệp thường bắt đầu khi bạn ấp ủ một ý tưởng kinh doanh

Thông thường, các chủ sở hữu sẽ bắt đầu với một mô hình khởi nghiệp nhỏ với bộ máy nhân sự đơn giản cùng số vốn hạn chế. Sau khi phát triển ổn định, họ có thể thuê thêm nhân viên để mở rộng quy mô hoạt động và chuyên nghiệp hóa phương thức vận hành.

II. Thế nào là một mô hình khởi nghiệp?

Mô hình khởi nghiệp được hiểu là một khuôn mẫu cho phép công ty tạo ra doanh số và lợi nhuận. Mô hình này không chỉ chọn lọc những yếu tố tiềm năng mà còn cung cấp cơ cấu vững chắc để tổ chức vượt qua những khó khăn ban đầu.

Nó bao gồm tất cả các định hướng mà nhà đầu tư dự định phát triển trong tương lai như khách hàng mục tiêu, giá trị cốt lõi, nguồn lực chính, nguồn doanh thu,.. Từ đó, tất cả các thành viên trong công ty sẽ có chung nhận thức, cùng hành động để theo đuổi mục tiêu chung.

>> Xem thêm: Startup là gì? Yếu tố quyết định Startup thành công

III. Các thành phần chính của mô hình khởi nghiệp kinh doanh

Dưới đây là danh sách chi tiết các thành phần cơ bản của một mô hình khởi nghiệp:

  • Tìm ra vấn đề: Nỗi đau của khách hàng chính là vấn đề quan trọng nhất mà các công ty Start-up cần giải quyết thông qua sản phẩm và dịch vụ.
  • Đề ra giải pháp: Bạn cần vạch ra những dự định cụ thể để chứng minh sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn bị các tài nguyên chính: Mô hình kinh doanh mới cần có chuẩn bị đầy đủ về tài sản vật chất, trí tuệ và con người.
  • Xác định phân khúc khách hàng: Công ty phải hiểu rõ đối tượng mục tiêu để tiếp cận chính xác và thu hút họ trở thành khách hàng trung thành.
  • Bối cảnh cạnh tranh: Nhà sáng lập cần nghiên cứu sâu về thị trường ngành hàng nhằm xác định đối thủ trực tiếp, gián tiếp. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả.
  • Đề xuất giá trị duy nhất: Giá trị khác biệt chính là lý do khách hàng lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì đối thủ. Đây là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.
  • Kênh bán hàng: các kênh tiếp thị và bán hàng chính mà công ty sẽ sử dụng.
  • Một số yếu tố khác: luồng doanh thu, mô hình doanh thu, đối tác và nhà cung cấp, KPI đo lường hiệu quả công việc…

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

IV. Gợi ý top 8 mô hình khởi nghiệp thành công dành cho bạn

1. Access Over Owership – Chia sẻ quyền sở hữu

Dịch vụ chia sẻ quyền sở hữu là mô hình khởi nghiệp bằng cách cho thuê sản phẩm, dịch vụ mà người thuê có thể tiếp cận trong một khoảng thời gian ngắn theo giờ hoặc theo ngày. Dịch vụ này phù hợp với những hoạt động mà khách hàng có tần số sử dụng sản phẩm, dịch vụ thấp. Những người luôn có nhu cầu thay đổi sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau cũng là đối tượng tiềm năng của mô hình Access Over Owership.

Ví dụ, Zipcar hiện là một trong ứng dụng hàng đầu về dịch vụ chia sẻ quyền sử dụng xe ô tô. Theo ước tính cho đến nay đã có gần 2 triệu người trên toàn thế giới đăng ký dịch vụ Zipcar và cuối năm ngoái đã có hơn 850.000 thành viên thân thiết.

2. The Experience Model – Mô hình khách hàng tự trải nghiệm

Thay vì chỉ tập trung vào việc giới thiệu các lợi ích chức năng của sản phẩm, doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi trải nghiệm sản phẩm trực tiếp cho khách hàng. Đây là hình thức tăng tỷ lệ mua hàng nhanh chóng và tìm hiểu nhu cầu thực sự của người dùng một cách khách quan nhất.

mô hình khách hàng tự trải nghiệm
Mô hình cho phép khách hàng trải nghiệm thực tế sản phẩm, dịch vụ trước khi mua

Hãng xe ô tô điện Tesla là đơn vị tiêu biểu ứng dụng thành công mô hình này với lượng đơn đặt hàng trước Model Tesla lên tới 325.000 đơn hàng, trị giá gần 14 tỷ USD.

 3. The Subscription model – Mô hình kinh doanh đăng ký 

Các mô hình kinh doanh đăng ký dựa trên ý tưởng nhận doanh thu định kỳ hàng tháng, hàng năm. Họ tập trung vào việc giữ chân khách hàng hơn là tìm kiếm khách hàng mới.

Về bản chất, mô hình khởi nghiệp định hướng cho người dùng trả thêm nhiều khoản thành toán để có quyền truy cập lâu dài vào một dịch vụ. Xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến khi nhiều phần mềm, chương trí giải trí, kênh mua sắm phát triển và chuyển sang tăng giá trị lâu dài của khách hàng.

Netflix là “gã khổng lồ” trong ngành giải trí vận dụng hình thức đăng ký qua ba gói đơn giản: cơ bản, tiêu chuẩn và cao cấp cho phép người xem truy cập vào các loạt video, phim và chương trình truyền trực tuyến. Tận dụng nền tảng phát trực tuyến, Netflix đã tạo ra hơn 29,6 tỷ đô la vào năm 2021, với thu nhập hoạt động hơn 6 tỷ đô la và thu nhập ròng hơn 5 tỷ đô la.

4. The Marketplace model – Sàn giao dịch thương mại điện tử

Thị trường trực tuyến kết nối người mua và người bán trên một nền tảng tập trung, dễ dàng truy cập và mức độ bảo mật thông tin cao. Người mua và người bán có điều kiện thuận lợi khi tìm kiếm mẫu mã, lựa chọn hình thức giao hành và giao dịch trực tuyến.

sàn thương mại điện tử
Sàn thương mại điện tử là lựa chọn khởi nghiệp lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận người mua

Amazon, eBay, Airbnb hoặc Uber là một những công ty hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử đầu tiên và đã trở các công ty lớn, có giá trị nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, sự xuất hiện của Shopee, Lazada, Tiki… cũng là lựa chọn hàng đầu được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp ưa chuộng.

5. The Freemium model – Miễn phí các dịch vụ cao cấp hơn

Freemium là loại hình kinh doanh dựa trên việc cung cấp các dịch vụ, sản phẩm miễn phí với các tính năng cơ bản, nhưng tính phí khi người dùng muốn sử dụng các tính năng nâng cao (premium) của dịch vụ. Hiện có nhiều nền tảng sử dụng mô hình này cực kỳ hiệu quả như Spotify, Skype,…

>> Đọc ngay: Top các ý tưởng khởi nghiệp độc đáo và sáng tạo nhất hiện nay

7. Giảm giá thành 

Mô hình khởi nghiệp bằng cách giảm giá thành nhằm mục đích giúp công ty Start-up chiếm được chỗ đứng trên thị trường trước khi quan tâm đến lợi nhuận. Khi doanh nghiệp phát triển, chủ sở hữu mới mở rộng sản phẩm, thương lượng giá cả với các nhà cung cấp và đầu tư vào công nghệ hiện để tối ưu hóa năng suất và giảm chi phí vận hành. Từ đó, sản phẩm vẫn được đảm bảo chất lượng nhưng giá thành sẽ thấp hơn giá gốc ban đầu.

Đây là mô hình kinh doanh kinh điển của Amazon giúp công ty tăng doanh thu hàng năm lên 27% trong thập kỷ qua và đạt mức định giá công ty là 74 tỷ đô la.

8. Cung cấp sản phẩm có mức giá cao nhất

Để bán sản phẩm có mức giá cao, các sản phẩm, dịch vụ của công ty phải thực sự đáp ứng một nhu cầu cấp thiết, không thể thay thế của khách hàng. Công ty dược phẩm Alexion Pharmaceuticals đã thực hiện thành công điều này tại Mỹ.

mô hình bán sản phẩm với giá thành cao
Sự thành công của Alexion Pharmaceuticals là ví dụ tiêu biểu cho mô hình khởi nghiệp từ sản phẩm giá cao

Đứng trước tình trạng gần 8.000 người mắc bệnh chảy máu ban đêm do hệ thống miễn dịch suy yếu, Alexion Pharmaceuticals đã nghiên cứu và cho ra mắt loại thuốc hỗ trợ tối ưu giúp bệnh nhân sốt sót. Vì vậy, chính phủ Mỹ đã chi trả 569.000 USD/ năm để thuốc của Alexion. Cho đến nay, cổ phiếu của Alexion đã tăng 2,250% hàng năm và doanh thu tăng gấp đôi lên 1,6 tỷ USD mỗi năm với lợi nhuận sau thuế là 16%.

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC SỐ CHO DOANH NGHIỆP STARTUP : ỨNG DỤNG BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS NGAY HÔM NAY

V. Kỹ năng xây dựng mô hình khởi nghiệp

Khởi nghiệp thành công không hề dễ dàng và không phải người sáng lập nào cũng đủ kiên trì, bản lĩnh theo đuổi sự nghiệp ngày. Chính vì vậy, bạn cần tích lũy những kỹ năng sau để dẫn dắt công việc kinh doanh hiệu quả:

1. Khả năng sáng tạo

Sự sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mô hình khởi nghiệp. Với khả năng giải quyết vấn đề mới mẻ, độc đáo, bạn sẽ tạo ra sự khác biệt cho công ty của mình. Chỉ khi doanh nghiệp sở hữu những thế mạnh riêng mới có thể tăng mức độ cạnh tranh, hấp dẫn nhiều khách hàng hơn.

2. Luôn có sự kiên trì

Nhà khởi nghiệp trong giai đoạn khởi đầu luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí là mắc sai lầm và thất bại. Bởi vậy, nếu không có sự kiên trì người sáng lập sẽ dễ dàng cảm thấy chán nản, mất động lực phấn đấu.

kỹ năng cần có khi khởi nghiệp
Công ty khởi nghiệp cần có sự nhẫn nại, chăm chỉ theo đuổi mục tiêu

3. Trang bị kiến thức để kinh doanh

Dù bạn kinh doanh khởi nghiệp ở lĩnh vực nào, trang bị kiến thức cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bạn cần hiểu biết về thị trường, ngành hàng, nhu cầu của người dùng để phát triển kế hoạch hành động cụ thể cho doanh nghiệp theo từng giai đoạn. Đồng thời, bạn cũng phải có phương pháp quản lý nhân sự, quản lý bán hàng và điều hành thông minh.

4. Kỹ năng lập kế hoạch, chiến lược

Chiến lược và kế hoạch đóng vai trò định hướng cho toàn bộ đội ngũ đưa cần công ty phát triển theo đúng mục tiêu đề ra. Với một chiến lược chuẩn xác, bạn có thể đảm bảo công việc kinh doanh diễn ra thuận lợi hơn.

lập kế hoạch chiến lược startup
Lập kế hoạch chiến lược cho Start-up

Ngoài các kỹ năng cơ bản trên, chủ doanh nghiệp cũng phải bổ dung thêm các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp và truyền thông, kỹ năng tổng hợp và lưu trữ thông tin…

5. Xây dựng đội ngũ

Việc xây dựng công ty không chỉ phụ thuộc vào một cá nhân mà đó là nỗ lực chung của cả tập thể. Người quản lý thông minh cần sớm nhận ra vai trò và phân bổ trách nhiệm phù hợp cho từng thành viên. Về lâu dài, đội ngũ lớn mạnh là nền tảng vững chắc nhất để xây dựng một doanh nghiệp lớn mạnh hơn.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VI. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố cần có trong một mô hình kinh doanh mới cũng như các mô hình thành công trên thế giới hiện nay. Xác định mô hình khởi nghiệp là bước đầu tiên trong hành trình theo đuổi thành công. Bạn cần kiên định với ý tưởng kinh doanh, không ngừng nâng cao kỹ năng mềm để sẵn sàng vượt qua mọi thử thách.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả