Quản lý - điều hành Quản lý điều hành Doanh nghiệp độc quyền là gì? Biện pháp hạn chế độc quyền...

Nếu bạn đang sử dụng những sản phẩm chỉ có thể tìm thấy tại một doanh nghiệp duy nhất thì có thể đó chính là doanh nghiệp độc quyền. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có những ưu, nhược điểm gì? Tại sao nhà nước thường mong muốn giảm thiểu sự độc quyền trong kinh doanh? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MISA AMIS ngay!

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

I. Khái niệm doanh nghiệp độc quyền

Doanh nghiệp độc quyền là hiện tượng một công ty hoặc một nhóm các công ty liên kết với nhau nhằm chiếm lĩnh vị trí “độc tôn” trong một lĩnh vực nhất định. Ví dụ, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ độc quyền và kiểm soát toàn bộ số lượng hàng hóa, giá bán, lợi nhuận thu được.

doanh nghiệp độc quyền là gì
Doanh nghiệp độc quyền là gì

Độc quyền đem lại cho chủ sở hữu nhiều lợi thế lớn trên thị trường. Doanh nghiệp không chỉ sở hữu toàn bộ lợi nhuận từ một thị trường riêng mà còn ngăn chặn tối đa sức ảnh hưởng của đối thủ khác tới khách hàng của mình.

Trên thức tế, hình thức này tất yếu phát sinh trong quá trình tự do cạnh tranh giữa các tổ chức. Tuy nhiên, khi sự độc quyền làm phát sinh những vấn đề làm mất sự ổn định của nền kinh tế, thì Nhà nước ta cần có sự điều chỉnh kịp thời để bảo vệ các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.

>> Xem thêm: JSC là gì? Đặc điểm nổi bật của Joint Stock Company

II. Những thuận lợi của công ty độc quyền

1. Quy mô kinh tế

Do chiếm được vị thế độc quyền nên doanh nghiệp sẽ hưởng lợi ích lớn từ việc mở rộng quy mô kinh tế và giảm giá thành sản xuất. Từ đó, công ty cung cấp được số lượng hàng hóa, dịch vụ lớn hơn với giá thành tốt, đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận bền vững.

2. Khả năng ứng phó với rủi ro

Công ty độc quyền thường tận dụng tối đa lợi nhuận để đầu tư phát triển sản phẩm, xây dựng bộ máy tổ chức và lan tỏa hình ảnh thương hiệu. Vì vậy, họ có điều kiện tích lũy ngân sách cũng như tập trung nghiên cứu chiến lược, lập kế hoạch ứng phó khi xảy ra khủng hoảng. Những khủng hoảng này có thể là sự gia nhập của các thương hiệu cạnh tranh mới hoặc sự sụt giảm doanh thu do thị hiếu thay đổi.

lợi thế của doanh nghiệp độc quyền
Doanh nghiệp độc quyền sở hữu nhiều lợi thế vượt trội

3. Mức độ uy tín hàng đầu

Đối với các doanh nghiệp độc quyền, sự nổi tiếng và uy tín là yếu tố quan trọng tạo nên thành công vang dội. Danh tiếng ngày càng lớn mạnh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội phát triển, mở rộng thị trường và duy trì ưu thế.

Doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài cần chú trọng xây dựng kế hoạch một cách bài bản. Vì vậy, hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay Ebook chuyên sâu về chủ đề này:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI LẬP KẾ HOẠCH NĂM 2022 CHO DOANH NGHIỆP 

III. Bất lợi của doanh nghiệp độc quyền

1. Hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng

Doanh nghiệp độc quyền trở thành nhà cung cấp duy nhất khiến cho người tiêu dùng bị giới hạn các lựa chọn. Đôi khi, sản phẩm hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty không đạt chất lượng.

Thế nhưng, khách hàng không có phương án khác để thay thế. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chung của khách hàng.

2. Đánh mất động lực cải tiến 

Trong thị trường độc quyền và ít sự cạnh tranh, doanh nghiệp dễ dàng trở nên tự mãn với những thành tựu hiện có. Vì vậy, họ chỉ tìm cách tăng doanh thu thay vì tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ.

hạn chế của doanh nghiệp độc quyền
Những hạn chế của doanh nghiệp độc quyền

Tuy nhiên, nhu cầu thị trường luôn thay đổi theo thời gian, xu hướng. Nếu không đổi mới thường xuyên, doanh nghiệp sẽ phải đối mắt với nhiều nguy cơ hơn trong tương lai.

3. Lạm phát trong nền kinh tế 

Nỗi lo lớn nhất của Nhà nước là doanh nghiệp độc quyền có thể gây ra lạm phát do chi phí đẩy. Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ tăng giá thành sản phẩm và khiến mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng cao.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm và thủ tục thành lập

IV. Một số biện pháp hạn chế độc quyền trong kinh doanh

1. Đổi mới nhận thức về độc quyền 

Để kiểm soát độc quyền thì các doanh nghiệp và Nhà nước cần thống nhất những đánh giá về vai trò của việc cạnh tranh trong nền kinh tế. Cạnh tranh hợp pháp sẽ đem lại động lực phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

hạn chế độc quyền
Hạn chế độc quyền là nhiệm vụ cần sự phối hợp của cả doanh nghiệp và Nhà nước

Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới cách thức vận hành công ty, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, vay vốn… Đồng thời, định hướng mở cửa hấp dẫn nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tăng năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế cũng là nhiệm vụ quan trọng.

2. Xây dựng cơ quan chuyên trách

Nhà nước nên giám sát các khu vực độc quyền qua một cơ quan phụ trách chính. Cơ quan này sẽ theo dõi, đánh giá và hạn chế hành vi lạm quyền chèn ép các doanh nghiệp nhỏ để tạo sự phát triển đồng đều.

3. Đề ra quy định, pháp luật cụ thể 

Biện pháp giảm cạnh tranh độc quyền hiệu quả à cải tổ pháp luật, tạo ra khung pháp lý chắc chắn cho các doanh nghiệp tuân theo. Theo đó, Nhà nước cần triển khai những kế hoạch đổi mới thủ tục hành chính, xây dựng môi trường thông tin minh bạch. Đây là những việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp có nền tản phát huy thế mạnh và bứt phá.

4. Thành lập hiệp hội người tiêu dùng

Người tiêu dùng chính là đội ngũ trực tiếp tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Với một hiệp hội đại diện, họ sẽ hỗ trợ Nhà nước phát hiện kịp thời những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đảm bảo những lợi ích cao nhất của người tiêu dùng, góp phần xây dựng nền kinh tế ổn định bền vững.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

V. Ví dụ về các công ty độc quyền nổi tiếng nhất 

1. Standard Oil

Một trong những ví dụ nổi tiếng hàng đầu về sự độc quyền là ông trùm dầu mỏ John D. Rockefeller’s Standard Oil. Standard Oil bắt đầu kinh doanh vào năm 1870 tại Cleveland, Ohio và trong nhiều năm Rockefeller đã mua lại các nhà máy lọc dầu cạnh tranh.

Trong vòng hai năm sau khi thành lập Standard Oil, ông đã mua đứt, phá sản hoặc đóng cửa 22 trong số 26 đối thủ cạnh tranh của mình ở Ohio. Đến đầu thế kỷ 20, Standard Oil đã lũng đoạn khoảng 90% thị trường dầu mỏ, đưa John D. Rockefeller trở thành tỷ phú đầu tiên.

Thế nhưng, dư luận đã chống lại Standard Oil và Rockefeller nên năm 1911, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ra phán quyết rằng Standard Oil phải được chia thành 34 công ty. Sau năm 1911, có 8 công ty vẫn giữ tên “Standard Oil” và hợp nhất với nhau để phát triển thành những thương hiệu dẫn đầu thị trường khác.

2. Google

Googe hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ Internet với sản phẩm nổi bật nhất trang tìm kiếm Google Search được người hàng triệu người dùng sử dụng tại Việt Nam và toàn thế giới. Bất cứ khi nào cần tra cứu thông tin, Google là lựa chọn phổ biến nhất được mọi người sử dụng.

Ví dụ về doanh nghiệp độc quyền
Ví dụ về công ty độc quyền

Với thuật toán thông minh hàng đầu, công cụ tìm kiếm web lớn nhất này đang kiểm soát hơn 70% thị phần. Ngoài ra, công ty còn phát triển thêm  một mạng lưới các dịch vụ liên kết với nhau như bản đồ, gửi thư, đặt lịch, lưu trữ dữ liệu…

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

3. Microsoft

Microsoft là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ cho các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến máy tính. Hiện nay, Microsoft là một trong những hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Theo thống kế, các sản phẩm của thương hiệu được sử dụng trên 90% máy tính cá nhân của toàn thế giới. Sau gần 50 năm phát triển, Microsoft ngày càng khẳng định vị trí dẫn đầu với thị phần rộng lớn lên đến 75% và độc quyền không gian công nghệ.

4. Facebook

Truyền thông mạng xã hội là xu hướng mới nhất trong thời đại mới. Với thị phần khổng lồ của mình, Facebook gần như độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh này.

công ty độc quyền Facebook
Công ty độc quyền Facebook

Công ty đang dẫn trước tất cả các đối thủ cạnh tranh như Google+, Twitter,… khi sở hữu tốc độ tăng trưởng người dùng và các nhà quảng cáo trên mạng xã hội mạnh mẽ qua từng năm. Thậm chí, sự phổ biến của Facebook còn khiến doanh nghiệp độc quyền trở thành nguyên nhân của nhiều vấn đề xã hội như tình trạng nghiện Internet của giới trẻ.

5. Tyson Foods

Tyson Foods là một trong 4 công ty kinh doanh trong lĩnh vực đóng gói thịt lớn tại Mỹ cùng với Cargill, JBS và National Beef. Đơn vị này sản xuất khoảng 1/5 lượng thịt tiêu thụ ở Mỹ và chiếm khoảng 25% thị phần chung. Trong đó, thị phần lớn nhất của công ty là phủ sóng phần lớn các nhà máy gà.

Tyson cung cấp các sản phẩm thịt gà cho hầu hết những thương hiệu nổi tiếng khác như McDonald’s, Walmart, Burger King, Wendy’s, KFC, Taco Bell… Do vậy, không ngạc nhiên khi Tyson bị cáo buộc là độc quyền toàn ngành hàng. Song, các hoạt động của công ty vẫn đảm bảo tính hợp pháp và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

VI. Kết luận 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp độc quyền, lợi ích và rủi ro của loại hình doanh nghiệp này. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các loại hình doanh nghiệp hay phương pháp quản trị, điều hành công ty tối ưu, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của MISA AMIS.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]