Mô hình quản lý doanh nghiệp đóng vai trò định hướng vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Thay vì cách quản lý dựa trên kinh nghiệm và ý chí chủ quan của người lãnh thì rất nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng một mô hình quản lý có hệ thống và chức năng rõ ràng sẽ đem lại thành công ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp.
Được cho là điển hình cho cách quản lý hiện đại và mang tính ứng dụng cao trên nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau, mô hình quản lý kim tự tháp ngược đã và đang trở thành xu thế quản trị mới của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm trở lại đây. Hãy cùng AMIS.VN tìm hiểu về mô hình quản lý doanh nghiệp khá mới mẻ này.
Có thể bạn quan tâm
>> 5 kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp đảm bảo tính linh hoạt và minh bạch ở công ty đa chi nhánh
>> 3 bí quyết để quản trị doanh nghiệp hiệu quả
>> 5 ưu điểm vượt trội của phần mềm quản trị doanh nghiệp so với excel
>> Dùng thử phần mềm quản trị doanh nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay
1. Điểm khác biệt của mô hình kim tự tháp ngược với mô hình kim tự tháp truyền thống
1.1 Quản lý doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp truyền thống
Với mô hình quản lý kim tự tháp truyền thống, cấp bậc và quyền lực sẽ được phân bổ theo thứ tự từ trên cao xuống thấp. Trong mô hình này, Mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ . Các cấp bên dưới thừa hành và có trách nhiệm thực thi những mệnh lệnh từ người phụ trách trực tiếp. Mỗi nhà quản trị với quyền hạn trực tuyến có quyền ra quyết định cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ .
Ưu điểm của mô hình này là việc quản lý và ra quyết định được tập trung, thống nhất và tạo sự linh hoạt cho tổ chức khi có sự thay đổi của môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức khá toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Điều này mang tính rủi ro khá cao bởi trên thực tế, khả năng và hiểu biết của người lãnh đạo cũng có hạn, do đó các quyết định đưa ra không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối.
Với những đặc điểm trên thì việc quản lý doanh nghiệp bằng mô hình kim tự tháp truyền thống chỉ mang tính hiệu quả đối với các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp .
1.2 Quản lý doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp ngược
Có thể hiểu một cách đơn giản về mô hình kim tự tháp ngược là sự đảo ngược của với cách quản lý truyền thống.
Cụ thể, phần lớn nhất của kim tự tháp thuộc về nhân viên – những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với khách hàng của doanh nghiệp. Tiếp đó, người quản lý và các quản lý cấp cao xếp ở vị trí thấp dần trên kim tự tháp ngược này. Trên căn bản lý thuyết của mô hình này thì “Nếu nhân viên không hài lòng, khách hàng không hài lòng thì sau đó cổ đông cũng sẽ không được hạnh phúc.” như lời của Kip Tindell, CEO Container Store, người rất thành công trong áp dụng mô hình “Kim tự tháp ngược” từng đúc kết.
Xét trên bình diện, so với mô hình kim tự tháp thông thường, áp lực của cấp quản lý cấp cao sẽ lớn hơn, đồng thời trách nhiệm cá nhân cũng được đẩy lên cao nhất trong tổ chức. Thay vì nhận chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới như mô hình hình kim tự tháp thông thường, nhân viên trong mô hình kim tự tháp ngược sẽ chủ động sử dụng kinh nghiệm và yêu cầu được huấn luyện đào tạo để có đủ kỹ năng để tiếp xúc với khách hàng và đạt được mục đích cuối cùng là đem lại lợi ích khách hàng cũng như doanh nghiệp.
Việc áp dụng mô hình quản lý doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp ngược sẽ giúp doanh nghiệp có được sự chủ động và tăng tính chuyên nghiệp tại mỗi nhóm nhân sự.
2. Vai trò của các nhóm nhân sự trong mô hình quản lý doanh nghiệp kim tự tháp ngược
– Phần lớn nhất của kim tự tháp: dành sự ưu tiên hàng đầu cho sự hài lòng của khách hàng và đối tác thông qua các dịch vụ, chuỗi cung ứng, chăm sóc khách hàng, hậu mãi. Chính vì vậy đo lường mức độ hài lòng của khách hàng và đối tác nên là ưu tiên số một của doanh nghiệp. Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần chủ động xây dựng hoạt động CRM một cách bài bản và chuyên nghiệp.
– Mức thứ hai là các nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Đây là nhóm nhân sự sẽ được trao quyền và chủ động giao dịch, chuyển tải thông điệp của sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, đồng thời nhân viên trong mô hình này cũng cần được truyền thông đầy đủ về mục tiêu của tổ chức và vai trò của họ trong việc đạt được mục tiêu đó. Nói cách khác, nhân viên là mấu chốt quyết định sự hài lòng và tạo dựng quan hệ bền vững giữa khách hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đội ngũ nhân sự này thường có số lượng lớn và có dễ biến động, do vậy doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống HRM thực sự vững mạnh để những biến động về nhân sự không ảnh hướng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp
– Mức thứ ba: nhóm quản lý, chuyên viên lãnh đạo giữ vai trò hỗ trợ hay huấn luyện cho nhóm nhân viên trên. Họ chịu trách nhiệm chung của nhóm, khuyến khích tạo động lực và phối hợp giải quyết trực tiếp các khó khăn phát sinh trong quá trình họat động. Ngoài ra việc đáp ứng các nhu cầu của nhân viên nhóm là vấn đề then chốt để cấu trúc nhóm đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu dài. Một khi đã nắm được mong muốn của nhân viên, nhà quản lý cần đảm bảo các nguồn lực và học cách tin tưởng cấp dưới để họ có thể tự lực hoàn thành mục tiêu công việc.
– Mức thứ tư: các quản lý cấp cao hơn nhưng xếp ở vị trí thấp hơn trên kim tự tháp ngược này, bao gồm cổ đông, HĐQT, CEO, các cấp phó trong BGĐ. Họ không chỉ giữ vai trò hoạch định tầm nhìn, chiến lược và các kế hoạch hành động cho doanh nghiệp mà còn đóng góp cho việc huấn luyện, đào tạo cho các cấp quản lý trung gian của mức thứ ba, giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy sự hợp tác với cấp nhân viên trực tiếp. Quản lý cấp cao sẽ đóng vai trò hỗ trợ tối ưu cho toàn hệ thống vận hành một cách hiệu quả nhất.
3. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng thành công mô hình quản lý kim tự tháp ngược
Không chỉ các doanh nghiệp lớn trên thế giới mà rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng mô hình kim tự tháp ngược vào công tác quản lý doanh nghiệp và ghi nhận những thành công đáng ngưỡng mộ
3.1 Thế giới di động tự tin với mô hình quản lý kim tự tháp ngược
Tại một hội thảo mới đây, Chủ tịch CTCP Đầu tư Thế giới Di động (TGDĐ) đã có những chia sẻ về công tác quản lý doanh nghiệp theo mô hình kim tự tháp ngược – yếu tố làm nên thành công tính đến hiện tại của doanh nghiệp này: “MWG không có người sử dụng lao động và người lao động. MWG chỉ có một thủy thủ đoàn 45.000 người cùng ra khơi đánh cá và cùng chia sẻ thành quả”
Khi áp dụng mô hình này, ông Tài chia sẻ nhân viên TGDĐ được đặt ở vị trí thứ hai, chỉ sau khách hàng và cao hơn cả cổ đông – những ông chủ thực sự của doanh nghiệp, hay đối tác, bạn hàng. Theo đó, nếu có mâu thuẫn lợi ích giữa nhân viên và các cổ đông, hay đối tác, nhà cung cấp, TGDĐ sẽ ưu tiên bảo vệ quyền lợi cho nhân viên, như cách họ giữ chính sách ESOP cao dù từng gây tranh cãi với cổ đông.
Với số lượng lên đến hàng trăm cửa hàng, cùng tốc độ mở rộng chóng mặt của TGDĐ trong những năm qua, nếu áp dụng quy trình ra lệnh – thừa hành theo kiểu cũ lên toàn hệ thống sẽ rất mất thời gian và kém hiệu quả.
Mô hình kim tự tháp ngược sẽ cho phép hàng trăm cửa hàng trưởng ở TGDĐ chủ động tự xử lý các vấn đề nảy sinh và đưa ra quyết định nhanh chóng để việc bán hàng đạt hiệu suất cao nhất, thay vì chờ đợi quyết định từ một vài lãnh đạo cấp cao. Quản lý cấp cao sẽ đóng vai trò hỗ trợ tối ưu cho toàn hệ thống vận hành một cách hiệu quả nhất.
3.2 Hòa Bình Minh Group tăng trưởng vượt bậc
Hòa Bình Minh Group (HBM group), một doanh nghiệp trong nước đã có hơn 15 năm họat động trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành, thương mại dịch vụ, phân phối; là đại lý ủy quyền cho các nhiều hãng tên tuổi như Huyndai, Honda, Suzuki, Piagio, Yamaha…với hệ thống các cửa hàng trải dài từ Bắc vào Nam và doanh thu hằng năm đạt 18 nghìn tỷ đồng.
Nhận thấy những bất cập trong mô hình quản lý doanh nghiệp trước đây, HBM group đã bước đầu áp dụng mô hình kim tự tháp ngược từ năm 2010 và luôn duy trì mô hình này cho đến tận bây giờ. Mô hình kim tự tháp ngược đã phát huy tính hiệu quả của nó trong việc giảm thiểu sự trì trệ mất thời gian, hỗ trợ đắc lực trong việc thâu tóm thị phần so với các đối thủ cạnh tranh.
Mô hình này thể hiện rõ nhất trong việc HBM Group giao quyền cho các cửa hàng trưởng được chủ động tự xử lý các vấn đề nảy sinh và đưa ra quyết định nhanh chóng để việc bán hàng đạt hiệu suất cao nhất, thay vì chờ đợi quyết định từ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn.
Với mô hình kim tự tháp ngược nói riêng và các mô hình quản lý doanh nghiệp khác nói chung thì việc áp dụng giải pháp công nghệ thông tin vào việc quản lý là cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất.
Phần mềm quản trị doanh nghiệp hợp nhất AMIS.VN được đánh giá là một trong những phần mềm hỗ trợ tốt nhất trong việc tạo và duy trì các mô hình quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Với AMIS.VN, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuẩn hóa quy trình, chăm sóc khách hàng toàn diện, quản lý và phòng ngừa các rủi ro về nhân sự kịp thời.
Hãy để AMIS.VN đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trên con đường phát triển và chinh phục những thành công mới!
Có thể bạn quan tâm
>> 5 kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp đảm bảo tính linh hoạt và minh bạch ở công ty đa chi nhánh
>> 3 bí quyết để quản trị doanh nghiệp hiệu quả
>> 5 ưu điểm vượt trội của phần mềm quản trị doanh nghiệp so với excel
>> Dùng thử phần mềm quản trị doanh nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay