Mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp: 6 mức độ theo Bộ chỉ số DBI

09/08/2022
1637

Một trong những bài toán đặt ra cho nhà quản lý khi triển khai chuyển đổi số là xác định mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và lên kế hoạch hành động tiếp theo. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần nắm được Bộ chỉ số DBI – công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số mới nhất hiện nay. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về cách xếp hạng theo chỉ số này. 

I. Mục tiêu đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

1. Xác định giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp

Sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo nên xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ trong các công ty, doanh nghiệp. Mỗi đơn vị đều bắt đầu thay đổi từ  cách làm việc cũ sang ứng dụng phần mềm quản lý tự động, lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây,…

mục tiêu đánh giá mức độ chuyển đổi số
Doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch chuyển đổi số theo từng giai đoạn

Nhiệm vụ của nhà quản lý là luôn phải theo sát để xác định mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp nghiên cứu lộ trình, lập kế hoạch chuyển đổi phù hợp theo từng giai đoạn. 

2. Cải thiện hoạt động chuyển đổi số hiện có

Chuyển đổi số cho phép người quản lý và đội ngũ nhân viên tiết kiệm thời gian, sắp xếp nhiệm vụ khoa học và nâng cao năng suất. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện, xử lý điểm nóng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nắm chắc giai đoạn chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp đang triển khai quy trình mới đánh giá chính xác kết quả đạt được và cải tiến chất lượng công việc. 

3. Định hướng phát triển, nâng cao mức độ chuyển đổi số

Với những doanh nghiệp đã triển khai chuyển đổi số, đánh giá mức độ chuyển đổi số cho phép người quản lý có tiền đề định hướng phát triển đột phá hơn. 

Thực tế cho thấy, người tiêu dùng đang có những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như trải nghiệm mua sắm. Do đó, dù đạt được những thành tựu bước đầu, doanh nghiệp vẫn phải không ngừng học hỏi và chuyển đổi toàn diện để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giữ vững vị thế trên thị trường.  

>> Xem ngay: Đánh giá chuyển đổi số của doanh nghiệp – Bộ chỉ số DBI

4. Nhận chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Về phía Đảng và Nhà nước ta, nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành nhằm xây dựng cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong đó, ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

chương trình chuyển đổi số quốc gia
Chương trình chuyển đổi số quốc gia có mục tiêu kép là phát triển Chính phủ số và doanh nghiệp số

Theo nội dung Chương trình, các Bộ, Ngành cũng phối hợp chặt chẽ để đưa ra nhiều phương án hỗ trợ. Ngày 7/1/2021, Bộ Trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với nhiều hoạt động như hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn, xây dựng công cụ số và thực hiện đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp… 

Đến ngày 26/8/20121, căn cứ vào Điều 11, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về hỗ trợ công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ cả ngân sách chuyển đổi. Cụ thể, Nhà nước sẽ chi trả tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số hoặc 50% chi phí sử dụng để thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số của doanh nghiệp.  

Như vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng tất cả những sự trợ giúp trên nếu nắm bắt chính xác mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và đăng ký nhận gói hỗ trợ phù hợp. 

II. Công cụ đánh giá 

Thấu hiểu những mong muốn của các đơn vị, ngày 13/12/2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp DBI làm công cụ đánh giá cho mọi doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. 

Bộ chỉ số DBI không chỉ có cấu trúc 6 trụ cột mà còn được chia nhỏ theo từng quy mô doanh nghiệp bao gồm nhiều chỉ số, tiêu chí chi tiết. Để làm bài đánh giá theo Bộ chỉ số DBI, người quản lý chỉ cần truy cập vào Cổng thông tin dbi.gov.vn và đăng ký tài khoản theo đúng thông tin doanh nghiệp. 

công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp
Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành, những đơn vị được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Chứng nhận mức độ chuyển đổi số có thể tham gia nhiều chương trình khác cũng như truyền thông đến đối tác, khách hàng của mình.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần sẵn sàng những tri thức và nguồn lực để tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Chính vì vậy, MISA AMIS mời bạn tham khảo nhay Ebook chuyên sâu dưới đây:

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY BỘ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ: HƯỚNG DẪN CHUYỂN ĐỔI SỐ CÁC NGÀNH NGHỀ

III. 6 mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp

Cụ thể, Bộ chỉ số DBI phân chia các mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp thành 6 bậc như sau: 

1. Chưa chuyển đổi số – mức 0

Những doanh nghiệp chưa từng ứng dụng chuyển đổi số hoặc chỉ có thay đổi nhỏ không đáng kể  sẽ được xếp vào mức 0. 

2. Khởi động – mức 1

Ở mức khởi động, doanh nghiệp đã thực hiện một số hoạt động. Tuy nhiên, chúng còn rời rạc, chỉ đáp ứng các nhu cầu công việc đơn giản và chưa có tính chiến lược lâu dài. 

3. Bắt đầu – mức 2

Doanh nghiệp đạt được mức 2 – hình thành cần đảm bảo 2 điều kiện: 

  • Người lãnh đạo phải nhận thức được vai trò của chuyển đổi số và liên tục học hỏi, áp dụng cách làm mới cho doanh nghiệp. 
  • Những cải tiến mới đã đem lại lợi ích trong công việc, giúp tổ chức nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

4. Hình thành – mức 3

Về cơ bản, doanh nghiệp sở hữu nhiều đặc điểm theo các trụ cột như là có hạ tầng kỹ thuật, số hóa dữ liệu, chiến lược kinh doanh thông minh… sẽ được xếp vào mức 3. Tất cả yếu tố này góp phần hình thành nên diện mạo của một doanh nghiệp số hiện đại. 

5. Nâng cao – mức 4

Đối với những doanh nghiệp thuộc mức độ nâng cao, quá trình chuyển đổi số của họ đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Lúc này, doanh nghiệp vừa xây dựng nền tảng, công nghệ và dữ liệu số, vừa tận dụng chúng một cách linh hoạt, hiệu quả để nâng cao trải nghiệm khách hàng. 

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể tự thiết lập một số hình thức kinh doanh mới mẻ, tối ưu hơn dựa trên nền tảng số. 

6. Dẫn dắt – mức 5

Nếu mọi tiêu chí đều đạt mức độ hoàn thiện hoặc gần hoàn thiện, doanh nghiệp được đánh giá là đã thành công chuyển đổi số toàn diện. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tạo ra hệ sinh thái doanh nghiệp số và chia sẻ kinh nghiệm, dẫn dắt những tổ chức khác cùng triển khai.  

Đọc thêm: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số

IV. Định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam 

Đến nay, chuyển đổi số đã trở thành yêu cầu bắt buộc mà các doanh nghiệp phải tham gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số ngày càng tăng nhanh với khát vọng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cắt giảm chi phí vận hành và hạn chế các thủ tục giấy tờ.

Thế nhưng, các doanh nghiệp trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hạn chế về nhận thức, không có hạ tầng kỹ thuật công nghệ hay thiếu hụt nguồn vốn đầu tư… Chính vì vậy, việc hình thành công cụ đo lường mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho cả đơn vị kinh doanh và cơ quan chức năng. 

định hướng chuyển đổi số
Chuyển đổi số toàn diện là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp và Chính phủ

Với tầm nhìn đến năm 2030 sẽ hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực vươn tầm quốc tế, Bộ chỉ số DBI là bước đầu tiên để tiến hành thu thập, xếp hạng, đánh giá tổng quan mức độ chuyển đổi của các doanh nghiệp theo quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, địa phương… Đồng thời, Nhà nước ta sẽ tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số phát triển nhanh, hiệu quả và toàn diện hơn. 

V. Kết luận

Có thể thấy, chuyển đổi số đang diễn ra rộng khắp và bất kỳ đơn vị nào cũng cần nắm được mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng về nguồn lực và tri thức để tiếp tục bứt phá trong tương lai.

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả