Trong các kiểu lãnh đạo phổ biến hiện nay, phong cách lãnh đạo tự do được nhiều nhân viên yêu thích và ủng hộ Thế nhưng, một số chuyên gia lại đánh giá thấp tính hiệu quả của phương pháp này. Vậy lãnh đạo tự do là gì? Nó có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng MISA AMIS giải đáp mọi thắc mắc trên qua bài viết dưới đây!
I. Khái niệm phong cách lãnh đạo tự do
1. Phong cách lãnh đạo là gì?
Phong cách lãnh đạo được hình thành từ tính cách, phương thức tạo động lực mà người lãnh đạo, quản sử dụng. Ví dụ, những người có tính kiểm soát cao thường đi theo phong cách lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền. Ngược lại, một nhà quản lý dân chủ lại có sự hiền hòa, khéo léo và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Trong đó, người quản lý có thể ứng dụng một hoặc nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau để dẫn dắt đội ngũ dưới quyền hoàn thành mục tiêu. Như vậy, việc nghiên cứu và lựa chọn cách quản lý phù hợp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của quá trình định hướng, thúc đẩy nhân viên của doanh nghiệp.
2. Phong cách lãnh đạo tự do trong doanh nghiệp
Phong cách lãnh đạo tự do là cách quản lý nhân sự bằng phương pháp trao quyền. Nhân viên không chỉ tự đưa ra quyết định hành động mà còn chịu trách nhiệm chính với kết quả cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo sẽ không giám sát chặt chẽ mà chỉ giao việc cho cấp dưới chủ động thực hiện. Để làm được điều này, bạn phải thực sự thấu hiểu năng lực của từng cá nhân. Đồng thời, người lãnh đạo vẫn cung cấp thông tin, tài nguyên cần thiết, hỗ trợ nhanh chóng nếu nhân viên gặp khó khăn.
II. Ưu điểm và nhược điểm
Vì nhân viên được giao khoán quyền quyết định các công việc cụ thể nên hình thức lãnh đạo tự do còn gây ra nhiều tranh cãi.
Một số ý kiến cho rằng cách quản lý này không thể đem lại hiệu quả tối ưu về hiệu suất và chất lượng. Tuy nhiên, những doanh nghiệp ứng dụng thành công lại khẳng định lãnh đạo tự do giúp họ xây dựng môi trường làm việc tích cực, phát triển bền vững.
Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do để lựa chọn cách ứng dụng tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn:
1. Ưu điểm
1.1. Thúc đẩy nhân viên tự nâng cao năng lực bản thân
Như đã đề cập ở trên, các nhà lãnh đạo không can thiệp quá sâu vào từng giai đoạn làm việc của cấp dưới. Nhân viên sẽ chủ động giải quyết các công việc và tự giác báo cáo khi hoàn thành.
Đây là cơ hội để họ tự đánh giá khả năng của bản thân cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến. Đồng thời, phong cách lãnh đạo này góp phần đem lại không khí làm việc thân thiện, khuyến khích nhân viên tự phát triển bản thân.
1.2. Tạo ra môi trường sáng tạo
Trên thực tế, phong cách lãnh đạo tự do được ứng dụng hiệu quả trong những lĩnh vực liên quan đến sáng tạo. Nhờ có nhiều không gian phát huy trí tưởng tượng, kết quả đạt được của đội ngũ thường gây ấn tượng tốt hơn so với việc áp đặt các khuôn mẫu truyền thống. Ngày nay mô hình văn phòng điện tử được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Tiêu biểu như khi làm việc với phòng thiết kế, bạn chỉ cần đưa ra yêu cầu tổng quan về màu sắc, kích thước, thông tin cần có… Các nhân viên có kỹ năng thành thạo sẽ nhanh chóng hoàn thiện sản phẩm với tổng thể phù hợp và tính thẩm mỹ cao nhất.
Có thể thấy, phương pháp lãnh đạo tự do phù hợp với những người có sự chủ động, đam mê và trách nhiệm. Không chỉ vậy, cách lãnh đạo này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có sẵn quy trình làm việc chỉn chu cùng đội ngũ nhân sự tài giỏi. Khi họ đã là những chuyên gia trong ngành, bạn sẽ không cần phải giám sát liên tục mà hiệu quả công việc vẫn được đảm bảo.
2. Nhược điểm
Mặc dù sở hữu nhiều lợi thế song phong cách lãnh đạo tự do vẫn tồn tại một số nhược điểm. Bởi lẽ, việc phụ thuộc vào từng cá nhân khiến doanh nghiệp có thể phải đối diện với những nguy cơ sau:
2.1. Người lãnh đạo không làm tròn vai trò quản lý
Đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do là giảm thiểu sự ảnh hưởng của cấp trên đến đội ngũ cấp dưới. Tuy nhiên, đôi khi điều này lại dẫn đến tình trạng người đứng đầu không nắm bắt và đánh giá kết quả kịp thời. Sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, uy tín của cả tập thể.
2.2. Người lãnh đạo đổ lỗi cho nhân viên
Nhân viên có nhiều quyền quyết định hơn nên mức độ chịu trách nhiệm về chất lượng công việc của họ cũng phải nâng cao. Thế nhưng, nhiều nhà quản lý lại lợi dụng điểm này để trốn tránh trách nhiệm quản lý khi xuất hiện sai phạm.
2.3. Công việc kém hiệu quả
Phong cách lãnh đạo tự do không thể áp dụng cho các nhân viên mới, không có nhiều kinh nghiệm hoặc thái độ làm việc thụ động. Khi họ chưa có đủ khả năng làm việc độc lập thì công việc sẽ dễ bị xao nhãng, chệch hướng hoặc quá thời hạn.
III. Các yếu tố tác động đến phong cách lãnh đạo tự do
1. Văn hóa công ty
Môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn đến cách quản lý nhân sự của người đứng đầu. Với một cơ cấu tổ chức đã phát triển bền vững, người quản lý sẽ học hỏi và phát huy phong cách, văn hóa hiện tại của công ty.
Điều này nghĩa là nếu doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đổi mới liên tục như công nghệ, xây dựng… thì người đứng đầu cần có phong cách chỉ đạo hiện đại, cởi mở. Trong khi đó, các công ty truyền thống yêu cầu kỷ luật khắt khe sẽ không phù hợp với kiểu lãnh đạo tự do.
2. Tính cách cá nhân
Những nhà quản lý thành công với phong cách lãnh đạo tự do thường có tư duy trẻ trung, yêu thích ý tưởng mới mẻ và tôn trọng đóng góp của cá nhân. Vì thế, nhân viên của họ cũng được truyền cảm hứng làm việc nhiệt huyết, chủ động hơn.
3. Trình độ và năng lực làm việc
Dù bạn mong muốn xây dựng phong cách quản lý nào, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp đều là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Chúng là cơ sở để người lãnh đạo gây dựng niềm tin, uy tín với cấp dưới. Do vậy, bạn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng trong công việc nhằm hỗ trợ, định hướng đúng đắn cho đội ngũ của mình.
IV. Một số phong cách lãnh đạo tiêu biểu khác
- Lãnh đạo độc đáo: Người lãnh đạo kiểm soát mọi nhiệm vụ, tự đưa ra quyết định mà không cần ý kiến đóng góp. Hình thức này phù hợp cho những tình huống cấp bách, doanh nghiệp cần thay đổi cục diện hoặc cần nắm bắt thời cơ tức thì.
- Lãnh đạo dân chủ: Nhân viên sẽ được bày tỏ các quan điểm riêng, người đứng đầu lắng nghe và tổng hợp thông tin để ra quyết định. Đây là cách quản lý được nhiều nhân viên yêu thích và đánh giá cao.
- Lãnh đạo dẫn đường: Thay vì đặt ra những mong muốn vừa sức, người lãnh đạo sẽ dẫn dắt đội ngũ vươn tới các mục tiêu có tính thách thức. Vì thế, cách quản lý này phát huy tác dụng tốt nhất khi tạo động lực cho mọi người bắt đầu một dự án mới.
V. Kết luận
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về phong cách lãnh đạo tự do. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc, chính xác hơn về cách quản lý tài tình này.
Hãy tiếp tục theo dõi MISA AMIS để biết thêm nhiều kiến thức quản lý, điều hành doanh nghiệp hiệu quả!