Tổng hợp mô hình chuỗi cung ứng phổ biến nhất trong doanh nghiệp

12/05/2022
4875

Bạn đang kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ về chuỗi cung ứng, mô hình chuỗi cung ứng gồm những loại nào? Theo dõi bài viết để được giải đáp ngay!

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

I. Tìm hiểu các khái niệm

1. Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hay còn có tên gọi tiếng anh là Supply chain. Nó bao gồm các hoạt động, tổ chức, thông tin, người lao động… tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa từ những nhà cung cấp, sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng được hoạt động tốt nhất khi liên kết được với người tiêu dùng và nhà cung cấp.

khái niệm chuỗi cung ứng và mô hình cung ứng
Khái niệm chuỗi cung ứng và mô hình cung ứng

Mọi người thường nhầm lẫn giữa chuỗi cung ứng và logistics song hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt. Logistics là một bộ phận của chuỗi tập trung vào việc vận hành hàng hóa. Trong khi đó, chuỗi cung ứng sẽ tạo nên nhiều hoạt động nối tiếp nhau xuyên suốt cả quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng.

>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp 

2. Mô hình chuỗi cung ứng

Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức nhằm đưa toàn bộ các quy trình của chuỗi cung ứng vào một trật tự logic. Điều này giúp người quản lý dễ dàng giám sát và thúc đẩy đội ngũ đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Cụ thể, các mô hình này sẽ giải quyết những vấn đề như:

  • Sản xuất sản phẩm gì?
  • Nhận diện thị trường
  • Chọn nhà máy sản xuất
  • Tìm nhà cung cấp tốt nhất
  • Chọn địa điểm nhà máy
  • Quản lý hàng tồn kho và vận chuyển
  • Phân phối thành phẩm
  • Quản lý kho
  • Chiến lược sản xuất tiếp theo

II. Các giai đoạn cơ bản trong chuỗi cung ứng 

Các mô hình chuỗi cung ứng khác nhau sẽ tập trung vào những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, chúng đều có 3 quy trình cơ bản dưới đây:

1. Lập kế hoạch

Đây là công đoạn quan trọng và cần thiết mà mọi tổ chức đều bắt buộc phải làm. Nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các quy trình về sau của mô hình cung ứng. Để có thể đưa ra được kế hoạch đúng thì chúng ta cần phải:

  • Đưa ra được dự báo về nhu cầu của người tiêu dùng: doanh nghiệp dựa trên những thói quen, cuộc khảo sát mọi người để đánh giá về nhu cầu của người dùng.
  • Định giá được sản phẩm: Giá của sản phẩm sẽ dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như giá của đối thủ cạnh tranh, chi phí sản xuất, vận chuyển, nhân công, nguyên vật liệu,…..
  • Quản lý lưu kho: Việc này giúp doanh nghiệp xác định hàng tồn kho, số lượng hàng tiêu thụ được trong những giai đoạn khác nhau.

2. Sản xuất 

Để sản xuất thuận lợi thì công ty phải tìm được nguồn nhập nguyên vật liệu có giá cả phù hợp và ổn định. Công đoạn sản xuất giữ vai trò quan trọng nhất trong mô hình chuỗi cung ứng. Thông thường, nó sẽ gồm có ba hoạt động chính:

  • Thiết kế sản phẩm: Thiết kế mẫu sản phẩm tinh tế, bắt mắt, phù hợp thị hiếu.
  • Tạo ra quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho kịp thời gian cung ứng sản phẩm.
  • Quản lý phương tiện: Đó là những máy móc, công nghệ phục vụ cho việc sản xuất.

3. Phân phối

Phân phối là công đoạn cuối và cũng là công đoạn sẽ tạo ra lợi nhuận cho các doanh nghiệp bằng cách đưa sản phẩm đến gần với tay người tiêu dùng nhất. Quy trình phân phối bao gồm:

  • Quản lý đơn hàng: Quản lý về mặt số lượng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng,…..
  • Giao hàng: Dựa vào những hợp đồng đã ký, theo như thời gian yêu cầu ghi trên hợp đồng mà doanh nghiệp phải giao hàng đúng hạn cho khách.
  • Trả hàng: Với những sản phẩm lỗi, hỏng được hoàn trả doanh nghiệp có thể sửa chữa hoặc tiêu hủy.

CTA MGM 02

III. Mô hình chuỗi cung ứng có vai trò như thế nào?

Chuỗi cung ứng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế của từng công ty hay nhìn rộng là cả thị trường trong nước và quốc tế. Theo đó, mô hình chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty hay tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động giảm bớt tình trạng thất nghiệp ở nước ta.

vai trò của mô hình chuỗi cung ứng
Vai trò của mô hình chuỗi cung ứng

Ngoài ra thì các loại mô hình chuỗi cung ứng còn có vai trò khác như:

  • Cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • Gia tăng thị phần.
  • Đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra những sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.
  • Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp cho số lượng hàng tồn kho giảm xuống khoảng từ 30 đến 70%.

Với những vai trò trọng yếu đó, các mô hình ứng dụng của bạn cần phù hợp với đặc thù hoạt động, có thể cung cấp các dữ liệu để đánh giá, khắc phục sự cố kịp thời. Đặc biệt, nó phải cung cấp các công cụ cần thiết để quản lý dây chuyền cung ứng tổng thể.

Làm thế nào để doanh nghiệp quản lý sản xuất hiệu quả, lập kế hoạch cung ứng khoa học và đảm bảo mọi hoạt động thành công? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu:

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch năm 2022 cho doanh nghiệp

IV. Các loại mô hình chuỗi cung ứng 

Hiện nay có ba loại mô hình chuỗi cung ứng phổ biến nhất nhờ những ưu thế riêng biệt. Chúng sẽ được các doanh nghiệp lựa chọn cẩn thận sao cho phù hợp với cấu trúc, mong muốn và định hướng phát triển.

1. Mô hình dòng chảy liên tục

Mô hình dòng chảy liên tục là phương án lý tưởng cho những công ty có sản phẩm ít thay đổi. Đó thường là các sản phẩm có nhu cầu cao hoặc thấp nhưng không cần thiết kế lại theo thời gian dài.

Mô hình dòng chảy liên tục
Mô hình dòng chảy liên tục

Mô hình này dựa trên sự ổn định của cung và cầu. Các quy trình của nó được thiết lập sao cho đảm bảo dòng thông tin và sản phẩm liên tục. Do đó, nhà sản xuất phải tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để có thể đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn.

2. Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình cung ứng nhanh được biết đến nhiều nhất trong các doanh nghiệp hoặc công ty bán sản phẩm dựa trên xu hướng như: Shein, Zara, Hm,….. Quy trình này sẽ bị giới hạn về mặt thời gian vì các doanh nghiệp thì sẽ luôn cập nhập những xu hướng mới nhất và sản xuất thật nhanh để cho ra mắt sản phẩm.

mô hình cung ứng nhanh
Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Ưu điểm của nó là tận dụng sự nổi tiếng và mức độ được quan tâm của sản phẩm mà tăng nhanh doanh thu. Tuy nhiên, khi sản phẩm có dấu hiệu hạ nhiệt thì doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm cho mình những xu hướng khác để sản xuất. Sản phẩm điển hình của chuỗi ứng này là: phụ kiện, quần áo, váy,…

3. Mô hình Agile

Trong thế giới kinh tế ngày một phát triển và phức tạp hơn thì mô hình chuỗi cung ứng Agile đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều công ty. Bởi lẽ, Agile phù hợp với những ngành nghề mà nhu cầu của khách hàng rất khó để đưa ra được dự đoán chính xác mong muốn của họ về các loại sản phẩm của doanh nghiệp.

Hầu như khi sử dụng mô hình này doanh nghiệp vẫn sẽ sản xuất đủ các loại sản phẩm của công ty nhưng dựa trên cơ sở lượng mua của khách hàng trước đó. Nếu dữ liệu cho thấy nhu cầu về các mặt hàng đang giảm thì doanh nghiệp cũng sẽ giảm số lượng sản xuất chứ không cắt bỏ.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

4. Mô hình linh hoạt 

Mô hình linh hoạt thường ứng dụng vào các ngày lễ trong năm để đưa ra sản phẩm chỉ có tính thời vụ. Các đơn vị cung cấp sẽ tăng cường sản xuất những sản phẩm tiêu thụ cao và giảm sản xuất đối với những sản phẩm tiêu thụ thấp hoặc có thể là dừng hẳn.

Mô hình này yêu cầu quy trình phải rõ ràng, dễ theo dõi để bắt đầu sản xuất ngay khi tới thời điểm. Đồng thời, để tạo ra lợi nhuận thì người quản lý chuỗi cung ứng phải dự đoán được chính xác số lượng của nguyên vật liệu, nhân công sản xuất và hàng tồn kho của sản phẩm.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

V. Kết luận

Bài viết phía trên đã chia sẻ những thông tin thú vị về các loại mô hình chuỗi cung ứng. Hy vọng là bài viết đã giải đáp được phần nào giải đáp những thắc mắc và giúp bạn hiểu được cách thức mà hàng hóa đến với tay người tiêu dùng. Hãy tiếp tục theo dõi MISA AMIS để cập nhật nhiều kiến thức quản lý điều hành doanh nghiệp hơn nữa!

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả