Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Phân biệt logistics và quản lý chuỗi cung ứng

12/05/2022
1999

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có mối liên hệ mật thiết trong lĩnh vực sản xuất. Thế nhưng, giữa hai hoạt động này vẫn hàm chứa các chức năng, mục đích, nhiệm vụ và trách nhiệm riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác biệt này qua bài viết dưới đây!

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

I. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các quy trình cấp cao liên quan đến vấn đề tìm kiếm nguồn cung ứng, mua nguyên liệu thô và tạo ra thành phẩm. Những công đoạn này sử dụng Logistics để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng, đồng thời, thúc đẩy lợi nhuận và tăng ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

khái niệm quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có nhiều điểm khác nhau

Hiểu một cách đơn giản hơn, để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và chỉ đạo hoạt động của Logistics diễn ra hàng ngày. Hàng hóa sẽ được đi từ nhà máy, nhà kho, trung tâm vận chuyển địa phương đến các cơ sở bán lẻ, phân phối ở khắp mọi nơi. 

Như vậy, Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Nó giúp lưu trữ và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng đúng thời gian với giá cả cạnh tranh. 

1. Thế nào là Logistics?

Công việc của Logistics bao gồm lập kế hoạch, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa giữa các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Logistics còn điều phối cơ sở vật chất, con người, thiết bị cũng như các nguồn lực khác nhau để đảm bảo sản phẩm vận chuyển đến đúng thời điểm. 

Các quy trình thuộc lĩnh vực Logistics sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển, quản lý đội xe, quản lý hàng tồn kho, xử lý nguyên vật liệu và hoàn thành đơn đặt hàng. 

>> Tìm hiểu ngay: Lean Production là gì? Lợi ích của Lean Production trong sản xuất

2. Thế nào là quản lý chuỗi cung ứng?

Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động tạo ra thành phẩm từ nguyên liệu thô ban đầu và giao chúng cho khách hàng. Người phụ trách tập trung vào việc cải thiện quy trình trên để mang lại lợi ích cho khách hàng lẫn đối tác kinh doanh. 

Thực hiện tốt việc quản lý này cho phép doanh nghiệp chủ động theo dõi hàng hóa qua từng giai đoạn. Từ đó, nó cung cấp một cái nhìn tổng quan cho người đứng đầu đánh giá quy trình sản xuất có đúng kế hoạch và kiểm soát các rủi ro bất ngờ. 

Quản lý chuỗi cung ứng là gì
Quản lý chuỗi cung ứng tập trung vào việc cải thiện quy trình

Quản lý chuỗi cung ứng thường liên quan đến việc giám sát mạng lưới rộng các nhà cung cấp, đối tác hậu cần, nhà phân phối bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối. Mối quan hệ giữa các bên liên quan có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang.

Lấy ví dụ về nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh nhà cửa. Công ty này thực hiện chức năng quản lý cung ứng bằng cách đi tìm nguồn hóa chất, vật tư cần thiết từ nhà cung cấp, sản xuất thành phẩm, phân phối thành phẩm đến cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Mọi quy trình liên quan đến chuyển động của sản phẩm này đều thuộc về quản lý chuỗi cung ứng. 

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược (Strategic Planning Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! 

II. Điểm giống nhau giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Vậy giữa Logistics và chuỗi cung ứng có những đặc điểm gì giống nhau? Về cơ bản, cả hai lĩnh vực này đều tập trung vào dòng chảy của hàng hóa.

Doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ từ khi bắt đầu đến điểm cuối cùng là người tiêu dùng. Mọi hoạt động của chúng đòi hỏi sự phối hợp cẩn trọng của nguồn cung, lao động và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo hàng hóa lưu thông thuận lợi. 

Phân biệt Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Điểm tương đồng giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Logistics là một phần quan trọng không thể thiếu của quản lý sản xuất. Trong khi đó, người quản lý chuỗi sẽ đưa ra chiến lược, định hướng cụ thể cho Logistics trong và ngoài nước. Vì vậy, điểm chung của chúng có thể tóm gọn như sau:

  • Tập trung và hướng đến hàng hóa, dịch vụ, thông tin.
  • Xoay quanh một luồng hàng hóa và dịch vụ duy nhất, bắt nguồn từ nhà cung cấp – nhà sản xuất – người buôn bán – người bán lẻ / người tiêu dùng.
  • Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ sự thành công của công ty, tạo nên dấu ấn khác biệt của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
  • Gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
Làm thế nào để doanh nghiệp tối ưu quá trình sản xuất, lập kế hoạch cung ứng khoa học và đảm bảo mọi hoạt động thành công? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu qua Ebook chuyên sâu:

MISA TẶNG BẠN EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

III. Điểm khác nhau giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Mặc dù giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có nhiều điểm chung khiến chúng thường được gọi thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn tồn tại những điểm khác nhau cần phải được phân biệt và làm rõ. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan: 

Quản lý chuỗi cung ứng Logistics
Vạch ra chiến lược và hoạt động liên quan đến vấn đề:
  • Lập kế hoạch
  • Tìm nguồn cung
  • Sản xuất
  • Phân phối hàng hóa
  • Xử lý hàng bị hoàn trả
Tập trung vào vấn đề vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm, phương thức đưa chúng đến tay khách hàng.
Hoạt động theo hướng cải tiến quy trình, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh.  Chú trọng đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.
Kiểm soát quá trình đi từ nguyên liệu thô đến hàng hóa hoàn chỉnh, vận chuyển từ nhà cung cấp – nhà sản xuất đến người dùng cuối. Tập trung vào vấn đề giao hàng, vận chuyển hàng sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

 

1. Về quy trình

Về quy trình, Logistics bao gồm các quy trình vận chuyển trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các kho bãi. Logistics cũng liên quan đến quy trình trả hàng và bảo vệ bao bì sản phẩm. 

phân biệt Logistics
Logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng

Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động hậu cần, đưa ra kế hoạch cung cấp, hoạch định nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp sao cho tối ưu hóa và tạo ra lợi thế hơn đối thủ. 

>> Xem thêm: 10 phần mềm quản lý sản xuất tốt nhất cho doanh nghiệp 

2. Về mục đích

Mục tiêu của Logistics là cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng đúng lúc, đúng nơi, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng là đích đến cuối cùng mà Logistics muốn nhắm đến và đạt được. 

mục đích của chuỗi cung ứng
Logistics và quản lý chuỗi có những mục đích cuối cùng khác biệt

Trong kho đó, quản lý chuỗi cung ứng nhắm vào sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, nó tập trung cải tiến quy trình sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 

3. Về mô tả công việc

Một người thực hiện công việc Logistics có những trách nhiệm sau:

  • Quản lý, lập kế hoạch cho các chính sách, mục tiêu, sáng kiến Logistics.
  • Tạo quy trình quản lý Logistics, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu chi phí chung.
  • Giám sát lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, phù hợp. Đàm phán, phân phối và vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả. 

Đối với chuỗi cung ứng, trách nhiệm của người quản lý gồm:

  • Giám sát, theo dõi, quản lý chuỗi tổng thể cùng các hoạt động thuộc Logistics. Mục tiêu là tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí.
  • Phối hợp với nhà quản lý chức năng, lập kế hoạch, phát triển quy trình hoạt động của trung tâm phân phối để chuyển giao hàng hóa được liền mạch và thông suốt.
  • Quản lý, giám sát trình độ, hiệu suất nhà cung cấp, đảm bảo họ đáp ứng được các yêu cầu mà công ty đề ra. 

>> Xem ngay: Top các phần mềm quản lý kho bãi hiệu quả nhất hiện nay

IV. Mối liên hệ giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý cung ứng chịu trách nhiệm về việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa và ghi lại hành trình của sản phẩm từ lúc còn là nguyên liệu thô cho đến khi về tay người dùng. Logistics giám sát và quản lý việc vận chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác trong chuỗi một cách trơn tru và hiệu quả.

Bằng cách thông qua việc đảm bảo nguyên vật liệu, sản phẩm di chuyển đúng vị trí, đúng thời điểm với ngân sách phù hợp, Logistics giúp quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy. Nó góp phần không nhỏ vào thành công và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA AMIS CÔNG VIỆC

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.

CTA MGM 01

>> Xem ngay: Các giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics

V. Kết luận

Trên đây là một những so sánh tổng hợp giúp bạn phân biệt được hoạt động của Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thúc đẩy quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn thành công! 

.

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả