Chuyển đổi số quốc gia là gì? Các chiến lược chuyển đổi số quan trọng

06/09/2023
1436

Chuyển đổi số quốc gia là gì? Các chiến lược chuyển đổi số quan trọng

Để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia (theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”)

Đến nay, chuyển đổi số đã và đang tác động sâu rộng lên các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Vậy Chuyển đổi số Quốc gia là gì? Có các chiến lược chuyển đổi số quan trọng nào? Cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay nhé.

1. Chuyển đổi số quốc gia là gì?

Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Văn bản này xác định rất rõ tầm nhìn, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cho Chuyển đổi số Quốc gia. 

Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có thể thấy:

Chuyển đổi số Quốc gia là sự ứng dụng công nghệ số vào toàn bộ hoạt động của quốc gia. Từ xây dựng Chính phủ số đến phát triển Kinh tế số, Xã hội số. Mục tiêu của chuyển đổi số quốc gia hướng tới thay đổi quy trình, cách thức hoạt động của toàn bộ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đồng thời thay đổi nhận thức và hành vi của người dân theo hướng chuyển đổi số.

Ngoài ra, theo Quyết định số 505/QĐ-TTg, 10/10 hằng năm được chọn là Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Ngày này được tổ chức được nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia đồng thời nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.

Đến nay, trải qua 3 năm thực hiện, công cuộc chuyển đổi số Quốc gia đã đạt được những kết quả rõ nét, đặc biệt là nhận thức về chuyển đổi số không ngừng được nâng cao.

2. Mục tiêu của chuyển đổi số quốc gia

Mục tiêu của chuyển đổi số quốc gia

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Mục tiêu cơ bản của chương trình Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia được xác định với một số chỉ số cơ bản theo mốc thời gian như sau.

2.1 Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

– Về Chính phủ số

  • Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động với 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 
  • 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế – xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 
  • 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc;
  • Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế – xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Phấn đấu Việt Nam sẽ gia nhập nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về Kinh tế số

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP.
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
  • Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).

– Về Xã hội số 

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2025 là hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; phấn đấu Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

2.2 Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

mục tiêu chiến lược là gì

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước),…

Ngoài ra, Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, mục tiêu đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%. Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Quyết định nêu rõ, nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.

Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính phủ số, phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4 cấp hành chính…

Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia; áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công một các đơn giản, thuận tiện trên di động (Mobile); phát triển, hoàn thiện hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Cổng dịch vụ công…

Cổng dịch vụ công quốc gia

III. Các yếu tố quan trọng của chuyển đổi số quốc gia

Trong thời đại cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt, trong thời kỳ đại dịch Covid 19 hoành hành thì chuyển đổi số quốc gia là con đường thay đổi để phát triển cho đất nước. Ba yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của quá trình này là: con người, kinh tế và chính trị. 

1. Con người

Con người là chìa khóa giúp chuyển đổi số quốc gia thành công. Chuyển đổi số thay đổi cách con người chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau.

Quá trình chuyển đổi số tập trung vào đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quốc tế. Nó là yếu tố trọng tâm để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng những thành phố thông minh nhằm tham gia thị trường cạnh tranh toàn cầu.

2. Kinh tế

Trong phát triển kinh tế, tầm quan trọng của chuyển đổi số quốc gia càng thể hiện rõ nét hơn. Chuyển đổi số đóng góp công sức rất lớn trong việc gia tăng năng suất lao động.

kinh tế trong chuyển đổi số quốc gia
Yếu tố kinh tế trong chuyển đổi số quốc gia

Ứng dụng chuyển đổi số vào doanh nghiệp giúp cắt giảm chi phí vận hành, đa dạng nguồn khách hàng. Nhờ đó, lãnh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ có hệ thống phân tích rủi ro, tiềm năng hiệu quả. 

3. Chính trị 

Đối với hệ thống bộ máy nhà nước, chuyển đổi số quốc gia góp phần thay đổi nhận thức của những người đứng đầu cơ quan nhà nước. Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã và đang từng bước đưa chuyển đổi số vào cuộc cải cách của mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Đó chính là việc xây dựng “Nhà nước số”, “Chính phủ điện tử”. Ngoài ra, tầm quan trọng của chuyển đổi số quốc gia càng được khẳng định khi an ninh đất nước bị đe dọa.

4. Doanh nghiệp cần làm gì trong chiến lược chuyển đổi số Quốc gia?

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia tạo ra rất nhiều thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam thay đổi cách làm việc cũ sang phương thức thông minh, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu suất cũng như tạo ra cơ hội mới và mở rộng thị trường. 

Với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Chính phủ và các ban ngành, doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để chiếm ưu thế. Dưới đây là những chiến lược quan trọng để doanh nghiệp về đích nhanh hơn trong quá trình này.

4.1 Chuẩn bị tốt về năng lực số như hạ tầng số

Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh để hỗ trợ việc triển khai các giải pháp số và dịch vụ kỹ thuật số cũng như sẵn sàng đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối dữ liệu. 

Điều này bao gồm việc đảm bảo mạng lưới internet ổn định, hệ thống lưu trữ dữ liệu đáng tin cậy và phù hợp, cũng như các phần mềm và ứng dụng hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động. 

4.2 Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp trong hành trình chuyển đổi số quốc gia

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia tập trung vào việc phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, khuyến khích sử dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội.

Nắm bắt xu hướng công nghệ và điều chỉnh mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được những lợi ích từ môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng năng lực cạnh tranh và thích ứng với thị trường số hóa.

chiến lược chuyển đổi số quốc gia
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số quốc gia

4.3 Xác định nội dung về thực hiện chuyển đổi số

Để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các nhiệm vụ và kinh phí thực hiện, phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

  • Xác định mục tiêu chuyển đổi số: Xác định rõ ràng các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chuyển đổi số. Mục tiêu này có thể là tăng cường hiệu suất, tối ưu hóa chi phí, cải thiện trải nghiệm khách hàng hoặc tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới.
  • Đánh giá tình trạng hiện tại: Phân tích và đánh giá tình trạng hiện tại của doanh nghiệp về công nghệ, hệ thống, quy trình và nhân lực. Điều này giúp xác định được những lĩnh vực cần cải thiện và ưu tiên.
  • Lập kế hoạch chuyển đổi số: Xác định phạm vi và quy mô chuyển đổi, lập kế hoạch triển khai, đặt ra các bước cụ thể và xác định tài nguyên cần thiết (nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, v.v.).
xác định vấn đề để tiến hành chuyển đổi số
Doanh nghiệp cần xác định vấn đề cốt lõi để tiến hành chuyển đổi số

4.4 Chiến lược chuyển đổi số quốc gia đi liền với sự lãnh đạo đúng đắn

Hành trình chuyển đổi số cần kết hợp đầy đủ các yếu tố sau: tầm nhìn, định hướng và kế hoạch thực hiện chính xác. Vì vậy, bộ đôi chiến lược và lãnh đạo phải luôn phối hợp với nhau để đạt được kết quả như mong muốn. 

Khả năng lãnh đạo nhạy bén cùng tầm nhìn xa trông rộng của người đứng đầu sẽ giúp họ đưa ra các kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số tối ưu hơn. Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi, nếu muốn đạt được thành công, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ mục tiêu cũng như triển vọng của mình trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

4.5 Xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn cao

Để chuyển đổi số thành công, nhân lực của doanh nghiệp cần có kiến thức và kỹ năng về công nghệ số. Điều này bao gồm đào tạo nhân viên hiện có để nâng cao khả năng sử dụng công nghệ số, tuyển dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên mới có chuyên môn về công nghệ thông tin và số hóa.

4.6 Xây dựng và phát triển các quan hệ đối tác trong và ngoài nước

Việc mở rộng mạng lưới đối tác trong và ngoài nước mang lại nhiều lợi ích cho quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp có thể dễ dàng học hỏi kinh nghiệm của nhiều đơn vị khác nhau và các phần mềm quản lý công việc tiên tiến.

Đất nước ta đang đi chậm hơn so với các nước phát triển, bởi vậy, để sánh vai cùng các cường quốc năm châu chúng ta phải tích cực trau dồi, học tập kinh nghiệm từ họ. Nếu không có sự hợp tác và liên kết, khả năng cạnh tranh trong thời đại 4.0 bùng nổ công nghệ thông tin của một công ty thậm chí cả một quốc gia sẽ bị giới hạn.

QUẢN LÝ TỪ XA, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI VỚI BỘ GIẢI PHÁP MISA AMIS VĂN PHÒNG SỐ

5. Giải pháp chuyển đổi số thành công cho mọi doanh nghiệp

Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp với nhu cầu, quy mô ở cả hiện tại và tương lai.

Với hơn 30 năm phát triển phần mềm, MISA tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, MISA đã và đang tham gia mạnh mẽ vào chương trình Chuyển đổi số quốc gia bằng việc cung cấp các nền tảng Chuyển đổi số Make in Vietnam xuất sắc, đóng góp vào cả 3 trụ cột: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Trong đó, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS là giải pháp chuyển đổi số nổi bật đang được 250.000+ doanh nghiệp tin dùng. 

sơ đồ quản trị tổng thể misa amis

Với hơn 30+ phần mềm chuyên biệt nằm trong hệ sinh thái, MISA đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số với bộ giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu quản trị ở 4 trụ cột cốt lõi.

  • Quản trị Tài chính – Kế toán: Kế toán, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số,…
  • Quản trị Kinh doanh – bán hàng – marketing: CRM, Marketing automation, Quản lý khuyến mại,…
  • Quản trị nguồn Nhân lực: Chấm công, Tuyển dụng, Tiền lương, BHXH,…
  • Quản lý – Điều hành: Quản lý công việc, Quản lý quy trình, Ký tài liệu số, Mạng xã hội doanh nghiệp, Quản lý phòng họp,…

Điều đặc biệt của MISA AMIS so với các phần mềm khác đó là các ứng dụng bên trong nền tảng MISA AMIS được kết nối chặt chẽ với nhau giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình phối hợp các phòng ban, nâng cao năng suất hoạt động.

Chưa kể, MISA AMIS còn có khả năng kết nối linh hoạt với hàng trăm phần mềm bên ngoài như: Thuế, Ngân hàng, sàn TMĐT, Logistics,… Nhờ đó, doanh nghiệp có thể kết nối dữ liệu giữa các chi nhánh, cửa hàng. Toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp được hội tụ trên một nền tảng và liên thông giữa các bộ phận để phục vụ điều hành và giải quyết bài toán lệch số liệu.

Với MISA AMIS, doanh nghiệp sẽ được tư vấn hành trình chuyển đổi số đơn giản, nhanh chóng và phù hợp với chi phí tiết kiệm nhất. Nền tảng có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai khi quy mô mở rộng và nhu cầu quản trị thay đổi.

6. Kết luận

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia tạo rất nhiều thuận lợi để doanh nghiệp tối ưu hiệu quả hoạt động, gia tăng hiệu suất và năng lực cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số toàn diện để không đi ngược với xu thế chung và đạt được những lợi thế trên, đăng ký tư vấn hoặc trò chuyện với đội ngũ chuyên gia của MISA AMIS nhé.

tài liệu chuyển đổi số toàn diện

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 2 Trung bình: 5]
Mr. Trịnh Văn Biển
Tác giả
GĐ Chuyển Đổi Số MISA
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả