Bim là gì? Ưu điểm và nhược điểm của mô hình BIM

07/04/2022
1837

BIM là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng. Vậy cụ thể BIM là gì? Công nghệ này có ưu và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu những thông tin chi tiết về mô hình BIM trong bài viết dưới đây. 

mô hình BIM là gì
mô hình BIM được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng

I. BIM là gì?

1. Khái niệm BIM là gì

BIM là gì viết tắt từ cụm Building Information Modeling trong tiếng Anh. Đây là mô hình thông tin công trình xây dựng. Trong đó, phần Information của mô hình này được chia làm 2 loại:

  • Thông tin hình học – Geometry 3D: thông tin về kích thước dài, rộng, cao, vị trí của các thành phần cấu kiện trong công trình như cầu thang, bóng đèn, cửa,….
  • Thông tin phi hình học: phần thông tin về thông số kỹ thuật và đặc tính của sản phẩm. 

2. Ứng dụng thực tế của BIM 

Hiểu một cách đơn giản, BIM là mô hình thiết kế chứa toàn bộ thông tin của một công trình từ giai đoạn ý tưởng cho đến khi hoàn thành dự án. BIM phổ biến nhất trong ngành xây dựng với việc thiết kế và tạo lập bản vẽ hoàn chỉnh  dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số. 

Mô hình BIM được ứng dụng xuyên suốt từ các giai đoạn thiết kế, thi công và vận hành công trình. BIM được xây dựng từ các mô hình thông minh, sở hữu lượng thông tin rộng. Nó dễ dàng cập nhật và thay đổi liên tục trong quá trình thi công dự án. 

Một trong những chìa khóa của dự án xây dựng thành công là có một người quản lý đáng tin cậy. Từ việc đảm bảo thời hạn, ngân sách, thiết kế ban đầu giám sát các hoạt động trên công trường, người quản lý dự án có trách nhiệm rất quan trọng. Do đó, vị trí này yêu cầu bạn phải không ngừng học hỏi thêm kỹ năng, kiến thức và ứng dụng công mới.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ

Quản lý dự án: 10 kỹ năng quản lý dự án thành công

II. Các loại mô hình BIM phổ biến

1. Mô hình địa điểm

Mô hình địa điểm chính là việc mô hình hóa địa điểm xây dựng. Mô hình này sẽ bao gồm bản phác thảo về địa hình, phần đất được sử dụng để hình thành địa điểm. Những phần địa điểm xung quanh công trình thi công cũng được ghi chú lại. 

mô hình địa điểm
Mô hình địa điểm

Người tạo lập mô hình cần mô tả chính xác vị trí, kích thước, độ dày thực tế của khu vực hay địa điểm đó. Nhờ vậy, việc thi công công trình xây dựng mới diễn ra trôi chảy. 

2. Mô hình kiến trúc

Mô hình kiến trúc sẽ phác thảo chi tiết từng phần nằm trong dự án cần triển khai. Người phụ trách phải lên mô hình một cách chi tiết và chính xác. Các thành phần của mô hình kiến trúc gồm có nhiều chi tiết nhỏ như mái nhà, lan can, cửa sổ, cửa ra vào, tường,…

3. Mô hình kết cấu

Mô hình kết cấu được thể hiện qua bản thiết kế công trình theo từng phần riêng biệt qua từng giai đoạn. Ví dụ, giai đoạn đầu sẽ bắt đầu xây dựng từ tầng một. Người lập mô hình cần phác thảo chi tiết cần gia cố, các đoạn mối nối có thể thực hiện trong giai đoạn này.

Khi bắt đầu vào giai đoạn triển khai mô hình kết cấu, kỹ sư chính cần cung cấp nhiều phương án lựa chọn cho các phần chi tiết. Họ sẽ thực hiện công đoạn này qua bản phác thảo công trình. Đồng thời, họ cũng phải  trao đổi rõ ràng với các kiến trúc sư để đánh giá và đưa ra sự thay thế phù hợp nhất. 

4. Mô hình MEDF 

Mô hình MEDF còn được gọi là mô hình chuyên thiết kế về phần cơ khí. Đối với mô hình này, nhà thầu và các kỹ sư MEDF cần cung cấp bản phác thảo các phương án về mọi yếu tố liên quan.

Phần cơ khí, hệ thống điện, nước, ống thoát nước và hệ thống phòng cháy chữa cháy đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là khi công trình đi vào sử dụng thực tế. Vì vậy, đây là nhiệm vụ yêu cầu sự cẩn trọng, điều chỉnh phù hợp và an toàn. 

5. Mô hình BIM tổng hợp

Mô hình BIM là gì chính là sự kết hợp tất cả các mô hình trên, tạo nên sự liên hợp duy nhất. Điểm đặc biệt của mô hình tổng hợp chính là bất kỳ thành phần nào thay đổi thì toàn thể các mô hình liên kết sẽ không bị ảnh hưởng. 

Nâng cao năng lực quản lý xây dựng, tăng năng suất và bảo đảm tiến độ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM CÁC TÍNH NĂNG HÀNG ĐẦU CỦA PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

III. Ưu và nhược điểm của mô hình BIM

1. Ưu điểm

1.1. Tăng khả năng phối hợp giữa các bên

Ưu điểm đầu tiên khi sử dụng mô hình BIM đó chính là gia tăng khả năng phối hợp và nắm bắt thông tin. Các bên tham tra triển khai dự án sẽ có sự phối hợp nhịp nhàng.

Với việc phác họa dễ dàng qua mô hình kỹ thuật số, BIM cung cấp cái nhìn tổng quát và minh bạch. Nó giúp các bên tham gia đưa ra quyết định phù hợp, hạn chế rủi ro và tăng năng suất công việc cho nhân viên

Khi sử dụng BIM thiết kế qua không gian ba chiều, các nhà thầu dễ dàng trao đổi trước khi bắt đầu thi công từ những giai đoạn nhỏ đến lớn. Tất cả các thành viên đều làm việc chung trong một không gian để phát triển mô hình.

Từ đó, mọi người nhanh chóng tìm ra giải pháp giải quyết những trở ngại. Nó góp phần làm giảm chi phí phát sinh. 

Với mô hình BIM, các thành viên tham dự và đối tác liên quan đều nắm bắt rõ tiến độ công việc của các bộ phận khác. Họ theo dõi và kiểm tra sát sao, tránh xảy ra sự cố không mong muốn.  

>> Tìm hiểu thêm: Biện pháp thi công là gì? Các biện pháp tổ chức thi công hiệu quả

1.2. Thiết kế trực quan và dễ hình dung

Đối với việc thi công công trình xây dựng, bản thiết kế cụ thể cho phép nhà thầu, nhóm triển khai và các bên liên quan nắm được toàn bộ công trình và đưa ra định hướng hợp lý theo từng giai đoạn. Nhờ hiệu ứng 3D trong mô hình BIM, việc truyền tải ý tưởng trở nên hiệu quả hơn. Doanh nghiệp của bạn dễ dàng chiếm được thiện cảm trong mắt nhà đầu tư. 

ưu điểm của mô hình BIM
Mô hình BIM cung cấp hình mẫu trực quan

Không chỉ truyền tải hình ảnh minh bạch và đẹp mắt, mô hình BIM còn đưa ra một cách vô cùng đầy đủ về kích thước, hình dạng, vật liệu cần thiết,… Những bản thiết kế chi tiết còn cung cấp thông tin hữu ích cho các kỹ sư cơ điện lạnh trong việc tối ưu hóa và bố trí hệ thống HVAC. Đây là hệ thống quan trọng liên quan đến nhiệt, thông gió và điều hòa không khí của công trình. 

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

1.3. Linh hoạt trong điều chỉnh thiết kế

Khi doanh nghiệp sử dụng BIM, việc điều chỉnh và sửa đổi các bản thiết kế trở nên vô cùng dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Bất kỳ sự thay đổi nào diễn ra tại một phần bản vẽ, công nghệ BIM sẽ tự động cập nhật các phần có liên quan. Nó phủ rộng lên tất cả các bản vẽ có thể chịu ảnh hưởng. 

Chẳng hạn như, khi bạn đưa thêm phần lan can vào khu vực tầng 2, tất cả các bản vẽ thể hiện không gian tầng 2 cũng sẽ hiển thị thêm chi tiết cần xây dựng lan can.

Nhờ tính năng thông minh này, kiến trúc sự không còn phải mất nhiều thời gian điều chỉnh thủ công trên từng bản vẽ. Mọi thứ trở nên hoàn toàn tự động khi sử dụng mô hình BIM. 

1.5. Hỗ trợ tính toán và giảm thiểu chi phí

Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian trong việc ước tính thi công. Các thông số về vật liệu và các chi tiết lắp đặt được xuất ra từ mô hình BIM sẽ hỗ trợ việc tính toán chính xác. 

Đối với nhiều công trình, mô hình BIM còn được sử dụng để thiết lập sẵn các chi tiết công trình như đường nước, hệ thống HVAC, đường điện một các chính xác. Nhờ vậy, các vấn đề chi phí sẽ được giải quyết một cách chủ động, tiết kiệm được ngân sách dành cho lắp đặt. 

1.6. Dễ dàng theo dõi và nắm bắt lịch sử công trình

Ưu điểm độc đáo nhất của mô hình BIM đó chính là có thể nắm bắt được lịch sử công trình. Người quản lý nhanh chóng xác định được vị trí đang bị sai sót hay hỏng hóc để đưa ra phương án thay thế hiệu quả. 

ưu điểm của mô hình BIM cho doanh nghiệp
Người quản lý theo dõi sát sao lịch sử công trình

Các phần lịch sử chỉnh sửa, thay đổi trong quá trình thiết kế và thi công cũng sẽ được lưu trữ lại để theo dõi, và rút kinh nghiệm. Những dự án thi công trong tương lai cũng có nền tảng cải thiện hoàn chỉnh hơn.

 BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS – ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TỐI ƯU NHẤT CHO NGÀNH XÂY DỰNG

2. Nhược điểm

2.1. Tốn thời gian và chi phí đào tạo cũng như mua phần mềm

Tuy mô hình BIM sở hữu ưu điểm vô cùng tuyệt vời, song chi phí để doanh nghiệp chuyển đổi từ mô hình cũ sang mô hình BIM cũng là một trở ngại lớn.

Quá trình chuyển đổi số này yêu cầu sự đầu tư mạnh mẽ và triệt để. Khi sở hữu một mô hình hiện đại như BIM, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí bản quyền phần mềm, chi phí cho chuyên gia hướng dẫn…

mô hình BIM nhược điểm
Một số nhược điểm của BIM mà doanh nghiệp cần lưu ý

Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực sử dụng thành thạo, hiểu rõ về công nghệ mới cũng tiêu tốn nhiều nguồn lực. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải kiểm tra định kỳ, nâng cấp hệ thống máy. 

Khi đó, ứng dụng BIM là gì trong doanh nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng nguồn vốn đầu tư. Ban quản lý cùng cần xây dựng một chiến lược khai thác triệt để. 

2.2. Cần nhiều bước thiết lập ban đầu

Khâu thiết lập các bước ban đầu là vô cùng quan trọng nhằm đem đến kiến thức, kỹ năng cơ bản cho đội ngũ sử dụng nhuần nhuyễn. Các thao tác trong quá trình lên bản thiết kế và thi công cũng như hoàn thành công trình đều chứa nhiều bước kỹ thuật cao. 

Mô hình BIM đòi hỏi doanh nghiệp nỗ lực nhiều hơn trong giai đoạn đầu của dự án. Người quản lý cần làm việc với bộ phận thiết kế, các nhà thầu và cùng nhau tạo ra mô hình hợp tác hiệu quả. Nó góp phần xây dựng kế hoạch đi đúng định hướng theo mục tiêu đặt ra. 

>> Xem thêm: Quản lý dự án là gì? Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án

2.3. Ảnh hưởng đến quá trình đặt vật tư xây dựng

Có thể thấy mô hình BIM sở hữu nhiều ưu điểm và lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng và dễ dàng thay thế các chi tiết liên tục đôi khi cũng gây ra những khó khăn nhất định. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiến trình cung ứng vật tư và thi công xây dựng. 

Thông thường, quá trình đặt vật tư xây dựng theo kích thước bản vẽ thiết kế tốn khá nhiều thời gian. Nó sẽ kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng.

Thế nhưng, sự thay đổi vật tư và các chi tiết trên bản vẽ theo BIM diễn ra vô cùng nhanh chóng và gấp rút. Như vậy, đơn vị cung ứng sẽ không đủ thời gian để chuẩn bị vật liệu xây dựng. Trong nhiều trường hợp, họ không thể đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng của nhà thầu. 

IV. Kết luận

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, mô hình BIM là gì ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Nó là công cụ đắc lực cho việc đưa ra bản thiết kế xây dựng công trình. Các kỹ sư và kiến trúc sư dễ dàng cập nhật  trong suốt quá trình thi công và hoàn thiện dự án.

Hy vọng những thông tin của MISA AMIS trong bài viết trên sẽ giúp các nhà thầu sẽ hiểu hơn về công nghệ BIM. Từ đó, ban quản lý có kế hoạch phù hợp áp dụng mô hình này vào quản lý cơ sở vật chất và thi công công trình một cách hiệu quả. 

MISA AMIS – giải pháp quản lý mô hình BIM toàn diện

Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc giám sát dự án, công trình xây dựng. Doanh nghiệp có thể phân công cụ thể, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Với AMIS, người quản lý không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh. 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả