CMMI là gì? Có những mô hình và khuôn mẫu nào của CMMI? Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được CMMI phù hợp? Nếu bạn đang băn khoăn về các vấn đề trên, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
I. Khái niệm CMMI là gì?
CMMI là viết tắt của từ Tiếng Anh “Capability Maturity Model Integration”. Thuật ngữ này được sử dụng nhiều trong kinh doanh như một mô hình để quản lý chất lượng của tổ chức.
CMMI cung cấp định nghĩa rõ ràng về những hành động cần phải được xúc tiến nhằm nâng cao năng suất hoạt động cho doanh nghiệp. Với 5 “mức độ trưởng thành” và 6 “mức độ khả năng” được đánh giá, nó giúp công ty xác định những yếu tố quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ tốt. Từ đó, CMMI đưa chúng vào mô hình hoàn thiện.
Bên cạnh đó, CMMI còn giúp doanh nghiệp nhận diện và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nhờ vậy doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn cũng như nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Thuật ngữ này không chỉ đơn giản là một quy trình, nó là kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp thấy những gì việc cần làm hay cần đẩy mạnh xúc tiến. Do đó, CMMI có thể hiểu một cách ngắn gọn là “mô hình hoạt động” hoặc “mô hình quy trình”.
II. Các mô hình và khuôn mẫu CMMI
Sau khi đã nắm được khái niệm CMMI là gì, hãy cùng tìm hiểu về những mô hình và khuôn mẫu của CMMI qua phần dưới đây. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 mô hình CMMI đang được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay.
1. Kỹ thuật hệ thống – System Engineering (SE)
Kỹ thuật hệ thống là mô hình bao gồm sự phát triển của cả hệ thống, có thể chứa hoặc không chứa phần mềm. Những kỹ sư hệ thống sẽ tập trung tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Từ đó, họ biến đổi chúng thành giải pháp trong các sản phẩm và hỗ trợ giải pháp này trong suốt vòng đời của sản phẩm.
2. Kỹ thuật phần mềm – Software Engineering (SW)
Kỹ thuật phần mềm bao gồm sự phát triển của tất cả hệ thống phần mềm. Mô hình này tập trung áp dụng các phương pháp tiếp cận có hệ thống, kỷ luật và có thể định lượng được cho sự phát triển, vận hành và bảo trì phần mềm.
>> Xem thêm: Phần mềm lập kế hoạch: Top các phần mềm tốt nhất hiện nay – MISA AMIS
3. Tích hợp sản phẩm và phát triển quy trình – Integrated Product and Process Development (IPPD)
Mô hình IPPD là cách tiếp cận có hệ thống giúp doanh nghiệp nhận được sự hợp tác kịp thời từ các bên liên quan trong toàn bộ quá trình sử dụng sản phẩm. Nó đáp ứng tốt nhất các nhu cầu, mong đợi cũng như yêu cầu của khách hàng. Thông thường, IPPD sẽ được tích hợp chung với các quy trình khác của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp chọn mô hình này, ban lãnh đạo sẽ phải triển khai một loạt các phương pháp thực hiện để sản xuất sản phẩm. Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu sử dụng thêm một hoặc nhiều mô hình bổ trợ lẫn nhau.
4. Liên kết với nhà cung cấp – Supplier Sourcing (SS)
Khi việc hoàn thành sản phẩm trở nên phức tạp, các nhà quản lý dự án có thể thuê nhà cung cấp khác thực hiện một vài công việc. Đôi khi, các điều chỉnh phù hợp cần được thực hiện nhanh chóng theo yêu cầu đặc biệt của dự án.
Khi đó, nếu doanh nghiệp phân tích kỹ lưỡng trước khi chọn nhà cung ứng cũng như giám sát chặt chẽ hoạt động của họ. Bằng cách này, lợi ích dự án sẽ được tăng lên đáng kể. Tương tự như mô hình IPPD, mô hình này cần thực hiện song song với một hoặc nhiều mô hình khác để sản xuất sản phẩm.
QUẢN LÝ TỪ XA, CHÍNH Xác, tức thời với PHẦN MỀM AMIS Công việc
III. Cách xác định mô hình CMMI phù hợp cho doanh nghiệp
Sau khi đã điểm qua 4 mô hình CMMI, câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để doanh nghiệp xác định được mô hình CMMI phù hợp? Đây không phải một vấn đề đơn giản. Bởi lẽ, nó phụ thuộc vào vấn đề mà doanh nghiệp muốn cải thiện.
Nếu doanh nghiệp muốn cải tiến quy trình kỹ thuật hệ thống thì nên chọn mô hình kỹ thuật hệ thống (SE). Nó bao gồm các hoạt động quản lý cấu hình, đo lường và phân tích, giám sát và kiểm tra dự án, đảm bảo chất lượng quy trình sản phẩm, quản trị rủi ro, quản lý thỏa thuận với nhà cung cấp,…..
Trong trường hợp khác, doanh nghiệp mong muốn cải tiến quy trình liên quan đến sản phẩm, mô hình IPPD được xem là lựa chọn lý tưởng nhất. Doanh nghiệp nên sử dụng mô hình SS trong trường hợp muốn cải tiến những quy trình liên quan đến nhà cung cấp như quản lý tích hợp nhà cung cấp,… Bên cạnh đó, nhà quản lý nên chú ý nhiều mô hình liên quan trong lĩnh vực để cải tiến nhiều quy trình khác nhau.
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TỪ XA VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
IV. Mức độ đánh giá CMMI
Đánh giá CMMI là quá trình kiểm tra một hoặc nhiều quy trình. Nó được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cũng như phải trải qua tập huấn từ trước.
Đội ngũ kiểm tra này sẽ sử dụng một mô hình đánh giá tham chiếu nhằm làm cơ sở để xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp. Quá trình đánh giá phải được doanh nghiệp lên kế hoạch từ trước đó.
Cụ thể, công việc này bao gồm: xác định phạm vi kinh doanh, xác định mô hình đánh giá, thành viên của đội ngũ đánh giá, xác định những dự án cần đánh giá, đối tượng đánh giá và mức độ đánh giá cần thiết cho doanh nghiệp.
3 loại thành phần mô hình đánh giá được định nghĩa trong CMMI gồm:
- Các mục tiêu chung và cụ thể (Required).
- Các phương pháp thực hiện chung và phương pháp cụ thể (Expected).
- Các phương pháp thực thi phụ và sản phẩm điển hình của công việc (Informative).
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, TĂNG NĂNG SUẤT VỚI AMIS CÔNG VIỆC
V. Phương pháp đánh giá CMMI
Để đánh giá CMMI, có 3 phương pháp đánh giá được viện CMMI chấp nhận cho đến hiện nay. Dựa theo văn bản mô tả phương pháp tiêu chuẩn đánh giá CMMI cho việc cải tiến quy trình, chúng ta có 3 loại phương pháp đánh giá sau:
1. SCAMPI A – SCAMPI Class A Appraisal
Phương pháp này được áp dụng khi quy trình của doanh nghiệp đã cải tiến đáng kể và người lãnh đạo chỉ muốn tinh chuẩn lại các quy trình theo mô hình CMMI. Đây là phương pháp đánh giá duy nhất cung cấp rating mức độ trưởng thành (CMMI Maturity Levels) cũng như cấp độ năng lực CMMI (CMMI Capability Levels).
Khi sử dụng đánh giá SCAMPI A, doanh nghiệp thu được những kết quả sau:
- Rating mức độ trưởng thành CMMI (CMMI Maturity Level) hoặc rating mức độ năng lực (CMMI Capability Level).
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của quy trình tuân thủ CMMI của doanh nghiệp.
- Thỏa thuận dựa trên các vấn đề trong quy trình chính yếu của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể tiếp tục sử dụng cơ sở dữ liệu đánh giá cho việc giám sát tiến độ cải tiến quy trình, cũng như hỗ trợ những cuộc đánh giá tiếp theo.
2. SCAMPI B – SCAMPI Class B Appraisal
Phương pháp đánh giá loại B được sử dụng khi doanh nghiệp muốn đánh giá sự tiến bộ của mình, đồng thời, hướng mục tiêu đến CMMI Maturity Levels. Đặc biệt, chi phí thực hiện phương pháp này thấp hơn so với loại A.
SCAMPI B là một trong ba phương pháp đánh giá của Viện CMMI, cho phép doanh nghiệp xác định tình trạng quy trình kỹ thuật phần mềm và hệ thống của mình đã phù hợp với mô hình CMMI hay chưa. Từ đó, nó giúp doanh nghiệp tự tin hơn khi triển khai SCAMPI A. Cụ thể, với SCAMPI B, doanh nghiệp thu được những kết quả sau:
- Điểm mạnh, điểm yếu của các quy trình tuân theo mô hình CMMI.
- Mô tả tính năng quy trình và chỉ ra khả năng phương pháp đang được đánh giá đáp ứng mục tiêu CMMI cao hay thấp.
- Thỏa thuận về các vấn đề trong bộ quy trình chủ yếu của doanh nghiệp.
- Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp giám sát tiến độ cải tiến cũng như hỗ trợ các cuộc đánh giá tiếp sau.
>> Tìm hiểu thêm: Top 6 loại phần mềm cho doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay
3. SCAMPI C – SCAMPI Class C Appraisal
So với hai phương pháp đánh giá trên, phương pháp SCAMPI C thường ngắn gọn và linh hoạt hơn. Bên cạnh việc đánh giá quy trình, SCAMPI C còn giúp xác định nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích thực trạng, đánh giá tài liệu sẵn sàng trước khi tiến hành SCAMPI A, doanh nghiệp tiến hành khi có những nhu cầu sau:
- Phân tích thực trạng quy trình của doanh nghiệp hiện tại so với mô hình chuẩn CMMI.
- Đánh giá mức độ hoàn thiện quy trình.
- Xem xét các tài liệu sẵn sàng cho SCAMPI A.
- Hỗ trợ lựa chọn nhà cung ứng thích hợp cho doanh nghiệp.
Thông qua việc thực hiện SCAMPI C, doanh nghiệp thu được những kết quả rõ ràng:
- Điểm mạnh và điểm yếu của quy trình được đánh giá. Nội dung đánh giá sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thành phần CMMI cũng như tùy thuộc vào phạm vi, chiến lược đánh giá.
- Mô tả tính năng quy trình, cho thấy sự hoàn thiện của quy trình đánh giá theo yêu cầu CMMI.
- Đề nghị hành động cải tiến quy trình.
- Cơ sở dữ liệu để giám sát tiến độ và hỗ trợ các cuộc đánh giá tiếp theo.
4. So sánh tổng quan các phương pháp
Nhìn chung, trong 3 phương pháp SCAMPI A đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao nhất. SCAMPI B đơn giản hơn và SCAMPI C là phương pháp dễ thực hiện nhất. Sau đây, bạn có thể theo dõi bảng so sánh tổng quan nhất:
Đặc điểm | SCAMPI A | SCAMPI B | SCAMPI C |
Số lượng bằng chứng thu thập | Cao | Vừa | Thấp |
Điểm đánh giá | Có | Không | Không |
Nguồn lực | Cao | Vừa | Thấp |
Kích thước nhóm | Lớn | Vừa | Nhỏ |
Nguồn dữ liệu (Dụng cụ, buổi phỏng vấn, tài liệu) | Yêu cầu cả ba | Yêu cầu 2 nguồn (buổi phỏng vấn là bắt buộc) | Chỉ cần 1 nguồn dữ liệu |
Yêu cầu trưởng nhóm đánh giá | Đánh giá trưởng được viện CMMI ủy quyền | Đánh giá trưởng được viện CMMI ủy quyền hoặc cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm | Cá nhân có chuyên môn và kinh nghiệm |
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm CMMI là gì, những mô hình và khuôn mẫu của CMMI. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra một số cách xác định và đánh giá CMMI phù hợp với doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
AMIS Công việc – giải pháp điều hành doanh nghiệp toàn diện
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình quản lý dữ liệu làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC