Khái niệm Partnership là gì không còn xa lạ trong ngành kinh doanh. Những lợi ích mà loại hình công ty này mang lại trong quá trình quản lý vẫn được đánh giá cao. Thế nhưng, công ty hợp danh có ưu nhược điểm thế nào? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay!
I. Partnership là gì?
Partnership là gì được hiểu là một công ty hợp danh. Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 thành viên. Trong đó, các thành viên hợp danh cùng nhau là chủ sở hữu chung.
Họ sẽ hợp danh để kinh doanh công ty dưới một tên chung. Ngoài ra, công ty có thể có thêm các thành viên góp vốn khác.
Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản hiện có của mình trong khi thực hiện các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn còn lại chỉ chịu trách nhiệm với các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã đóng góp.
Partnership được công nhận tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán dưới mọi hình thức
MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY Bộ TÀI LIỆU MIỄN PHÍ
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2022: LỰA CHỌN NÀO CHO BẠN
II. Đặc điểm cơ bản của Partnership
1. Thành viên
Thành viên hợp danh bắt buộc là các cá nhân có hoạt động trong công ty và số lượng từ hai thành viên trở lên. Nếu không có đủ các thành viên, Partnership sẽ không đủ điều kiện để thành lập và hoạt động.
Do đặc trưng đó, các thành viên hợp danh đóng vai trò là nòng cốt chính của công ty. Thêm vào đó, đa phần thành viên hợp danh được liên kết dựa trên nhân thân hoặc liên kết chặt chẽ về vốn.
Thành viên góp vốn cũng là một thành phần tạo nên công ty hợp danh. Họ có thể là các cá nhân, tổ chức, có hoặc không có làm việc trong công ty. Các thành viên này không đóng vai trò quyết định nhưng sự tham gia của họ giúp công ty gia tăng khả năng huy động vốn.
TRẢI NGHIỆM CÁC TÍNH NĂNG HÀNG ĐẦU CỦA PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC
2. Chế độ chịu trách nhiệm
Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm vô hạn này được thể hiện ở mọi khoản vay của họ dựa trên tất cả tài sản cá nhân.
Thành viên vốn góp không cần chịu trách nhiệm nặng nề như vậy. Nếu công ty gặp khó khăn và thua lỗ, thành viên góp vốn sẽ chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ tương đương số vốn đã tham gia vào công ty.
Trong trường hợp công ty bị giải thể hoặc phá sản, các tài sản của công ty có thể không đủ để trả các khoản nợ. Khi đó, thành viên góp vốn cũng không cần dùng tài sản riêng của mình để trả nợ cho công ty.
>> Xem thêm: SME là gì? Vai trò của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế
3. Vốn và huy động vốn
Vốn điều lệ của loại hình Partnership là gì? Đó là tổng giá trị tài sản các thành viên đã góp khi thành lập công ty.
Thành viên hợp danh sau khi góp vốn muốn rút khỏi công ty có quyền chuyển nhượng phần vốn đã đóng góp của mình cho người khác. Họ có thể là thành viên công ty hoặc người không phải là thành viên.
Do không được phát hành chứng khoán nên khi có nhu cầu tăng vốn công ty hợp danh sẽ phải huy động bằng nhiều cách. Thông thường, Partnership sẽ thu nạp thành viên mới, dùng số vốn góp này để tăng giá trị tài sản.
Nếu nhu cầu tăng nguồn vốn lớn hơn, công ty hợp danh có thể huy động bằng hình thức đi vay vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân khác.
QUẢN LÝ TOÀN BỘ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP PARTNERSHIP VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
III. Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh
Công ty hợp danh hiện vẫn chưa được phổ biến. Thế nhưng, nó đã cho thấy những ưu điểm của mình so với nhiều hình thức doanh nghiệp truyền thống.
Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và đi vào hoạt động, Partnership vẫn tồn tại một số nhược điểm. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của loại hình công ty này.
1. Ưu điểm
- Partnership là gì được xây dựng dựa trên uy tín của nhiều cá nhân khác nhau. Quy định về chế độ liên đới cũng như chịu trách nhiệm vô hạn khiến các thành viên mà công ty hợp danh gắn kết chặt chẽ hơn. Điều này dễ dàng tạo dựng được lòng tin với các khách hàng và đối tác kinh doanh.
- Việc điều hành và quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng thành viên ít. Họ đều là những người uy tín, làm việc trên tinh thần trách nhiệm cao. Vì đặc điểm này, việc quản lý các thành viên cũng được sát sao hơn. Nhà quản lý có thể đảm bảo chất lượng công việc và không cần bỏ ra chi phí lớn cho việc nâng cao năng lực, xây dựng đội ngũ chuyên môn.
- Thành viên hợp danh đều là những cá nhân đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc. Đồng thời, họ có uy tín và đạo đức nghề nghiệp nhất định để xây dựng nên một tập thể vững mạnh. Các thành viên trước khi tham gia vào công ty đều được cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo sự hòa hợp khi tham gia bộ máy hoạt động chung.
- Các ngân hàng cũng có chính sách riêng cho các công ty Partnership. Có thể kể đến như chính sách vay vốn và hoãn nợ dễ dàng. Sự ưu tiên này có được nhờ chế độ chịu trách nhiệm vô hạn từ các thành viên hợp danh của công ty. Đây cũng là ưu điểm quan trọng nhất là khi các công ty hợp danh có nhu cầu nâng cao nguồn vốn.
- Cơ cấu tổ chức trong công ty hợp danh gọn gàng, dễ quản lý. Hình thức này thích hợp cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mới khởi nghiệp. Ở những công ty nhỏ, nguồn nhân lực bị hạn chế nên việc sử dụng mô hình công ty hợp danh sẽ giúp chủ doanh nghiệp chủ động trong quá trình quản lý. Từ đó, tiết kiệm nhiều nguồn chi phí cũng như nhân lực cho công ty.
2. Nhược điểm
- Chế độ liên đới chịu trách nhiệm của các thành viên hợp danh khiến các cá nhân đứng tên thường có nguy cơ chịu nhiều rủi ro. Nó không đơn giản như khi bạn tham gian làm thành viên của các công ty khác. Khi công ty Partnership xảy ra vấn đề, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng số vốn đã bỏ ra. Vì thế, mức độ rủi ro trong đầu tư cũng cao hơn.
- Mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán. Nhược điểm này khiến việc huy động vốn bị hạn chế. Khi công ty hợp danh muốn có thêm nguồn lực tài chính để đầu tư các dự án sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong các trường hợp thường thấy, phần đông các thành viên tự bỏ thêm tài sản của mình. Nếu không hiệu quả công ty mới nhận thêm thành viên mới.
- Thành viên hợp danh sau khi rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ phát sinh ở thời điểm trước khi thành viên rút khỏi công ty.
- Công ty hợp danh không có sự rõ ràng giữa tài sản cá nhân và công ty. Khi xảy ra tranh chấp hoặc các vấn đề phát sinh sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản.
IV. Kết luận
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về Partnership là gì, ưu nhược điểm của mô hình hoạt động công ty hợp danh. Partnership là gì là lựa chọn lý tưởng cho những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc Startup nhờ sự linh hoạt, uy tín. Tuy nhiên, công ty hợp danh cũng phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến tài chính.
Hy vọng qua bài viết mọi người đã có thêm kiến thức về Partnership – một mô hình kinh doanh đáng chú ý hiện nay. Hãy theo dõi các chủ đề tiếp theo để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị về quản lý điều hành doanh nghiệp tại MISA AIMS!
MISA AMIS – giải pháp điều hành doanh nghiệp toàn diện
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC