Quản lý - điều hành Kiến thức quản trị Biện pháp thi công là gì? Các biện pháp tổ chức thi...

Biện pháp thi công là gì? Có những phương pháp nào để người lãnh đạo thực hiện biện pháp thi công hiệu quả? Hãy cùng MISA tìm hiểu lĩnh vực thú vị này ngay dưới đây! 

biện pháp thi công là gì
Biện pháp thi công là gì? Doanh nghiệp nào cần quan tâm đến các biện pháp thi công?

I. Biện pháp thi công là gì?

1. Định nghĩa biện pháp thi công là gì?

Biện pháp thi công là gì thường xuất hiện trong ngành xây dựng, lắp ráp… Đây là một quá trình tính toán, kiểm soát các rủi ro giúp quản lý công việc hiệu quả và an toàn. 

Biện pháp thi công thường được đề xuất bởi người lãnh đạo có thẩm quyền cùng kinh nghiệm dày dặn. Họ sẽ đề ra cách thức hoàn thiện công trình từ các khâu nhỏ nhất. Trong đó bao gồm hoạt động nâng hoặc tháo dỡ, làm việc trên cao, lắp đặt thiết bị,…

Những cách thức này sẽ được mô tả chi tiết và có sự thống nhất của các bên liên quan. Người phụ trách quản lý, khách hàng và nhà thầu sẽ họp bàn để chốt một biện pháp thi công chuẩn nhất. 

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miễn phí: Làm sao để xây dựng đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc

2. Các loại biện pháp thi công

Với mỗi công trình hoặc ngành nghề, biện pháp thi công là gì lại có những hạng mục chuyên môn khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung có các loại biện pháp thi công như sau:

phân loại biện pháp thi công
Biện pháp thi công thường có hai loại là thi công ngoài trời hoặc trong nhà
  • Biện pháp thi công ngoài trời cho công trình dân dụng, nhà xưởng, giao thông, thủy lợi…
  • Biện pháp thi công trong nhà như lắp đặt nội thất, thang máy, lát trần hoặc sàn nhà…

II. Các yếu tố an toàn trong biện pháp thi công

Biện pháp thi công là cách đáp ứng các yêu cầu về quy định an toàn cho những người lao động. Trong các văn bản, người lãnh đạo phải đưa ra được những giai đoạn và thông tin cơ bản không thể thiếu của quá trình xây dựng.

Trong đó, doanh nghiệp đã nghiên cứu, tổng hợp được những yếu tố cần thiết như sau: 

  • Xác định không có rủi ro kể về sức khỏe và an toàn 
  • Sự hợp tác, phúc lợi của người lao động được đảm bảo
  • Xây dựng các hệ thống quy trình phối hợp, an toàn
  • Người lao động có sự tham gia vào quá trình đánh giá, thỏa thuận đồng ý tham gia thi công 

Khi chuẩn bị báo cáo này, người quản lý cần cung cấp những hạng mục thông tin rõ ràng. Bạn có thể minh họa qua hình ảnh cơ sở vật chất hoặc số liệu thống kê cần thiết.

QUẢN LÝ THI CÔNG HIỆU QUẢ VỚI PHẦN MỀM  AMIS Công việc

CTA MGM 02

III. Nội dung hoạt động chi tiết trong biện pháp thi công

Biện pháp thi công được xem như thang đo mức độ hoàn thiện, chuyên nghiệp của một dự án. Nó mang tính khoa học, yêu cầu sự chính xác kỹ thuật cao. 

Do đó, để mẫu phương án thi công thuyết phục các đối tác, bạn cần xây dựng các biện pháp quản lý công việc chi tiết. 

  • Giới thiệu về tổ chức kiểm soát hoạt động
  • Giới thiệu về cá nhân chịu trách nhiệm về hoạt động
  • Mô tả tổng quan hoạt động
  • Mô tả về phương thức quản lý hoạt động
  • Vị trí, phạm vi, phương tiện tiếp cận những hoạt động 
  • Nhà máy và thiết bị cần thiết
  • Thủ tục thay đổi phương pháp làm việc nếu cần thiết
  • Mô tả từng giai đoạn các hoạt động (tiến độ công việc)
  • Các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ người lao động. Hạng mục này bao gồm thiết bị bảo hộ cá nhân và các yêu cầu về thông gió, nóng lạnh…
  • Các thủ tục đào tạo người lao động, người quản lý
  • Quy trình khẩn cấp, vị trí của thiết bị khẩn cấp
  • Kho lưu trữ vật liệu
  • Quy trình xử lý chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm
  • Các thiết kế công trình tạm thời
  • Phương pháp bảo vệ các cấu trúc khỏi những yếu tố dân cư, thời tiết…

>> Tìm hiểu thêm: AOP trong kinh doanh là gì? Cách xây dựng AOP hiệu quả nhất?

IV. Biện pháp tổ chức thi công hiệu quả cho người lãnh đạo

1. Duy trì giao tiếp 

Thông tin liên lạc là điều cần thiết cho mọi giai đoạn của bất kỳ dự án xây dựng nào. Thiết lập luồng giao tiếp trong nội bộ và các bên liên quan là yêu cầu quan trọng. 

biện pháp thi công hiệu quả
Người quản lý phải kết nối tốt với các bên liên quan để quá trình thi công diễn ra thuận lơi

Sự thống nhất phương thức, quy trình liên hệ sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ. Nó cũng giúp doanh nghiệp tránh trường hợp gián đoạn tiếp độ hoặc chậm trễ bàn giao. 

Một trong những cách đơn giản nhất để tạo luồng giao tiếp là sử dụng một nền tảng thực thi công việc. Bằng cách đồng bộ nhận xét, ảnh, tài liệu và lịch ở một vị trí duy nhất, bạn có thể theo dõi tiến độ, ngân sách… 

Đặc biệt, bạn sẽ kịp thời lên kế hoạch mới khi có thay đổi xảy ra. Ứng dụng quản lý mạnh mẽ cũng cho phép bạn chuyển tiếp các cập nhật sang phòng ban khác nhanh chóng. Nó thực sự đem đến một phương phương pháp quản lý dự án tiện lợi, ít thủ tục.  

QUẢN LÝ DỰ ÁN THI CÔNG TỪ A-Z VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

2. Tạo thói quen lập kế hoạch 

Các nhà quản lý dự án xây dựng luôn cần lập kế hoạch từ rất sớm. Đồng thời, họ vẫn phải tiếp tục sửa đổi và tối ưu kế hoạch này cho đến khi dự án kết thúc. 

Ngoài ra, mỗi giai đoạn từ lên thiết kế, tiền xây dựng đến khánh thành đều yêu cầu kế hoạch thực thi cụ thể. Do đó, để lên biện pháp thi công chuẩn chỉnh, rõ ràng nhất bạn cần luyện tập cách lập kế hoạch thông minh. 

Thói quen này không chỉ giúp bạn đáp ứng nội dung công việc mà còn hỗ trợ quản lý tối ưu. Bất cứ điều chỉnh nào cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể nên bạn cần những kế hoạch dự phòng linh hoạt. 

Thêm vào đó, tại công trường bạn sẽ được làm việc với nhiều chuyên gia, đội ngũ khác nhau. Họ sẽ cần một hướng tập trung và dòng thời gian cụ thể từ bạn để phối hợp ăn ý hơn. 

>> Xem thêm: Kế hoạch là gì? Chức năng lập kế hoạch trong doanh nghiệp

3. Theo dõi sự biến động ngân sách

Trong xây dựng, giấy phép, tiền công, vật liệu và thiết bị cần thiết cho các dự án thường được trao đổi giữa một loạt các nguồn tài chính. Từ quá trình đấu thầu đến khi kết thúc dự án, các quản lý xây dựng cần chịu trách nhiệm giám sát tất cả các chi phí.

Ngay cả những dự án xây dựng tương đối nhỏ cũng bao gồm chi phí riêng lẻ. Do đó, để duy trì hiệu quả, bạn cần sử dụng những ứng dụng hỗ trợ thông minh để lập ngân sách xây dựng. 

Việc này cho phép doanh nghiệp và đối tác tính toán chi phí đầu vào, thay đổi kịp thời và tiết kiệm khi cần thiết. Nó đảm bảo công trình bạn phụ trách diễn ra thành công. 

4. Thực hiện các biện pháp an toàn lao động

Trong công trường, người lao động sẽ phải làm việc cùng nhiều máy móc, thiết bị khác nhau. Một số công trình khác còn yêu cầu di chuyển trên cao hoặc xử lý vật liệu độc hại.

biện pháp thi công an toàn
An toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất khi thi công

Đối với các công trình lớn, bạn có thể còn phải trải qua nhiều đợt kiểm tra từ các cấp quản lý của chính quyền.  Bởi vậy, biện pháp thi công tối ưu phải đảm bảo các yếu tố an toàn, phòng chống cháy nổ cùng những tai nạn bất ngờ.

Người quản lý sẽ có nhiệm vụ quan sát, nhắc nhở đội ngũ lao động, Nếu không thể thường xuyên kiểm tra đảm bảo vấn đề này, bạn có thể ủy quyền cho cấp dưới thường trực.

5. Điều phối nhân sự hợp lý

Một trong những yếu tố đảm bảo biện pháp thi công phát huy vai trò là đảm bảo nhân sự cho công trình. Chỉ khi bạn sở hữu một đội ngũ quản lý, nhân công đầy đủ và chuyên nghiệp thì dự án mới tiến triển. 

Mẫu phương án thi công đề ra cũng cần xem xét đến yếu tố nhân tài. Bạn nên bổ nhiệm người có kinh nghiệm, kỹ năng dẫn dắt vào nhóm chuyên môn tương ứng. Điều này vừa giúp bạn điều phối nguồn lực phù hợp vừa cho phép quản lý các cấp dưới dễ dàng hơn. 

V. Trình tự của biện pháp thi công 

Các thông tin bên trên đã đề cập đến biện pháp thi công là gì, những nội dung chi tiết và phương pháp thực hiện biện pháp thi công cần có. Hãy tìm hiểu thêm trình tự đề ra biện pháp thi công. 

Trên thực tế, mỗi dự án thi công lại có nhiều đặc điểm riêng, trình tự tiến độ riêng. Dưới đây là 6 bước cơ bản thường thấy nhất:

  • Bước 1: Xem xét mặt bằng chuẩn bị khởi công xây dựng
  • Bước 2: Phân chia phần chính phụ. Bắt đầu xây dựng những hạng mục đầu tiên
  • Bước 3: Lắp đặt thiết bị. Tiến hành hoàn thiện theo tiến độ
  • Bước 4: Kiểm tra hệ thống điện, nước và thiết bị an toàn
  • Bước 5: Chuyển giao công trình. Chuyển giao sản phẩm, kỹ thuật cho khách hàng, đối tác hoặc chủ đầu tư. 
  • Bước 6: Hoàn tất các thủ tục pháp lý

Hy vọng bài viết về biện pháp thi công là gì, các biện pháp tổ chức thi công đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Xây dựng là một lĩnh vực đầy thách thức, MISA mong rằng bạn có thể áp dụng những kiến thức trên một cách hiệu quả!  

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN.

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]