QFD là gì ? Cách triển khai QFD cho doanh nghiệp 

02/04/2022
2265

Nhiều doanh nghiệp lớn đang gia tăng các giá trị cảm nhận của khách hàng để nâng tầm sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn. Quá trình đó được gọi là QFD. Vậy QFD là gì? Lợi ích và cách triển khai QFD như thế nào? 

QFD là gì trong doanh nghiệp
QFD là quy trình đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm

I. QFD là gì?

1. Khái niệm QFD là gì?

QFD là gì được viết tắt từ cụm Quality Function Deployment – Triển khai chức năng chất lượng. Đây là một quy trình và bộ công cụ nhằm xác định các yêu cầu của khách hàng và chuyển đổi chúng thành các đặc điểm kỹ thuật và kế hoạch chi tiết. 

Như vậy, QFD tập trung nhất quán vào mong muốn của khách hàng. Nó đảm bảo những mong muốn của người dùng luôn được xem xét khi thiết kế và xây dựng các mốc đảm bảo chất lượng khác nhau trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.

Nhìn chung, QFD cung cấp một hệ thống hỗ trợ quy trình kinh doanh cho doanh nghiệp thực hiện các hạng mục sau:

  • Hiểu nhu cầu ‘thực sự’ từ quan điểm của khách hàng
  • Nắm được ‘giá trị’ có ý nghĩa đối với khách hàng từ quan điểm của họ
  • Hiểu cách khách hàng hoặc người dùng cuối quan tâm, lựa chọn và hài lòng
  • Phân tích các cách thức thu thập được nhu cầu của khách hàng
  • Quyết định những tính năng sản phẩm sẽ mang lại
  • Liên kết thông minh nhu cầu của khách hàng với các chức năng thiết kế, phát triển, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ

Quản lý và tăng năng suất công việc của nhân viên dưới quyền

2. Quá trình hình thành và phát triển khái niệm QFD 

QFD lần đầu tiên được phát triển tại Nhật Bản vào những năm 1960. Khi đó, Yoji Akao khi đang làm việc cho xưởng đóng tàu của Mitsubishi đã đề ra một quy trình mới để cải tiến chất lượng sản phẩm. 

QFD là gì định nghĩa
QFD được phát triển từ rất sớm tại Nhật Bản

Việc chuyển trọng tâm từ phân tích chi phí sang mức độ hài lòng của khách hàng đã mang lại những đổi mới đáng kể. QFD giúp Nhật Bản gia tăng doanh số bán xe nội địa, cạnh tranh lại xu hướng xe nhập khẩu lúc bấy giờ. Đồng thời, QFD cũng rút ngắn đáng kể các chu kỳ thiết kế và giảm tổng số nhân viên cần thiết trong quá trình sản xuất. 

Nhìn thấy sự thành công đó, đến những năm 1980, QFD được giới thiệu ở Hoa Kỳ dần trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô. Cho đến nay, các công ty lớn trên thế giới đang ứng dụng QFD trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phương pháp QFD có thể được sử dụng cho cả sản phẩm hữu hình và dịch vụ phi hữu hình. Chúng bao gồm hàng hóa sản xuất, ngành dịch vụ, sản phẩm phần mềm, dự án công nghệ thông tin, phát triển quy trình kinh doanh, chính phủ, chăm sóc sức khỏe, sáng kiến ​​môi trường và nhiều ứng dụng khác.

TRẢI NGHIỆM SỨC MẠNH CỦA AMIS CÔNG VIỆC

3. Phương pháp

Trong QFD, chất lượng là thước đo sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. QFD là một cách có cấu trúc để xác định nhanh chóng, hiệu quả và ưu tiên các kỳ vọng của khách hàng bằng cách sử dụng bảy công cụ lập kế hoạch và quản lý.

Phương pháp QFD tập trung vào các thuộc tính hoặc phẩm chất quan trọng nhất của sản phẩm hoặc dịch vụ, bắt đầu với ma trận đầu tiên, thường được gọi là Ngôi nhà chất lượng.

Điều này bao gồm những gì khách hàng thích, những gì họ muốn và những gì họ cần. Khi bạn ưu tiên các thuộc tính và chất lượng, QFD triển khai chúng bằng cách sử dụng các tính năng tổ chức thích hợp. Do đó, QFD triển khai chất lượng hướng đến khách hàng cho các thuộc tính của tổ chức.

II. Ưu và nhược điểm của việc triển khai QFD trong doanh nghiệp

1. Ưu điểm

QFD mang lại lợi ích chủ yếu cho các công ty bằng cách đảm bảo họ đưa ra thị trường những sản phẩm mà khách hàng thực sự muốn. Ngay từ giai đoạn lên ý tưởng và thiết kế sản phẩm, QFD đã luôn lắng nghe sở thích và mong muốn của người dùng. Do đó, nó thể ngăn chặn sớm những chiến lược kinh doanh không thực tế.

QFD lợi ích trong doanh nghiệp
QFD giúp các sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Thêm vào đó, QFD giới hạn các hoạt động phát triển sản phẩm chỉ nên tập trung hướng tới nhu cầu của khách hàng đang. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể loại bỏ những hoạt động tốn kém khác, quy trình tổng thể sẽ đạt hiệu quả cao hơn. 

Vì thu thập thông tin đầu vào của khách hàng và áp dụng chúng trong suốt quá trình phát triển sản phẩm là một hoạt động đa chức năng, nên QFD cũng có thể tăng cường tinh thần đồng đội và đảm bảo toàn bộ tổ chức hoạt động đồng bộ. Mục tiêu lớn nhất là cung cấp các sản phẩm được khách hàng đón nhận.  

>> Xem thêm: Mô hình quản lý dự án: Người quản lý nên lựa chọn mô hình phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc

2. Nhược điểm

QFD là gì mang đến một số lợi ích to lớn để tối ưu quá trình sản xuất sản phẩm nhưng nó cũng tồn tại một vài hạn chế. 

QFD có thể ảnh hưởng tiêu cực nếu các yêu cầu của khách hàng vượt xa khả năng đáp ứng của công ty. Trong trường hợp đội ngũ sản xuất cố gắng đáp ứng tất cả khía cạnh một cách mù quáng, QFD sẽ làm tăng chi phí sản phẩm hoặc trì hoãn các đổi mới công nghệ. 

Ngoài ra, trọng tâm của QFD thường dựa trên các kết quả phỏng vấn, khảo sát… Điều này dẫn đến những nghiên cứu và báo cáo sai lệch cũng dễ dàng đẩy công ty đi sai hướng.

3. Khi nào nên ứng dụng QFD? 

Sau khi nắm được ưu, nhược của QFD là gì, bạn sẽ nhận ra đối tượng phù hợp nhất để áp dụng QFD. Đó chính là các công ty đang tập trung vào đổi mới các quy trình sản xuất sản phẩm vốn có. Số lượng phản hồi và yêu cầu đầu vào của khách hàng sẽ thúc đẩy quá trình cũ tốt hơn. 

Thêm vào đó, QFD phát huy thế mạnh ấn tượng nhất khi sử dụng trong toàn bộ vòng đời sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp thường phải liên tục cải tiến, ứng dụng QFD để phát triển chứ không thể “hoàn thành QFD” ở một giai đoạn nào đó. 

 III. Cách thức triển khai QFD trong doanh nghiệp

Phương pháp triển khai chức năng chất lượng là một quá trình bao gồm 4 giai đoạn hoạt động trong suốt chu trình phát triển sản phẩm. Một loạt ma trận được sử dụng ở mỗi giai đoạn để phân tích chính xác nhất mong muốn của khách hàng sang các yêu cầu thiết kế cho thành phần. Bốn giai đoạn của QFD là:

QFD quy trình 4 bước
Mô hình 4 giai đoạn QFD

1. Định nghĩa sản phẩm

Giai đoạn định nghĩa sản phẩm bắt đầu với việc thu thập “tiếng nói của khách hàng’’. Doanh nghiệp sẽ cần trả lời được những câu hỏi như đâu là thói quen tiêu dùng, thị hiếu hiện tại, mong muốn thầm kín của người dùng về sản phẩm.

Sau đó, QFD sẽ chuyển những thông tin trên thành các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Nó cũng có thể liên quan đến một phân tích đánh giá mức độ hiệu quả mà sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang sở hữu. 

2. Phát triển sản phẩm

Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, các bộ phận và yếu tố chính sẽ được xác định. Các đặc tính sản phẩm quan trọng được xếp tầng và chuyển thành các đặc điểm hoặc thông số kỹ thuật. 

Chúng sẽ được chuyển tiếp cho bộ phận thiết kế hoặc lắp ráp. Các yêu cầu chức năng hoặc thông số kỹ thuật sau đó được xác định cho từng phần của sản phẩm cuối cùng.

3. Phát triển quy trình

Quy trình sản xuất và lắp ráp phải đảm bảo được các thông số kỹ thuật của sản phẩm và thành phần. Doanh nghiệp có thể cải tiến những nguồn lực sẵn có hoặc cải tiến thêm để cho ra kết quả hoàn thiện nhất. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ TRẢI NGHIỆM PHẦN MỀM AMIS CÔNG VIỆC

CTA MGM 02

4. Kiểm soát chất lượng quy trình

Trước khi bắt đầu sản xuất, quy trình QFD xác định các đặc điểm của quy trình và bộ phận quan trọng. Các thông số đo lường cũng như một số biện pháp kiểm soát cũng được lựa chọn.

Ngoài ra, bất kỳ thử nghiệm nào cũng được đánh giá để đảm bảo chất lượng đạt mục tiêu đề ra. Quá trình sản xuất đầy đủ sẽ bắt đầu sau khi hoàn thành các nghiên cứu khả năng của quy trình trong quá trình xây dựng thử nghiệm.

>> Tìm hiểu thêm: Các phương pháp quản lý dự án: Lựa chọn nào phù hợp với người quản lý

IV. Các lưu ý khi ứng dụng QFD là gì?

QFD yêu cầu tính kỷ luật cao. Vì thế, các doanh nghiệp cần đảm bảo một số yếu tố sau”” 

  • Thiết lập các mục tiêu và phạm vi sử dụng QFD rõ ràng. Ban quản lý cần nắm được QFD sẽ được sử dụng cho toàn bộ sản phẩm hay chỉ cho một công đoạn nhỏ
  • Thành lập nhóm phụ trách thực hiện chuyên biệt. Các thành viên sẽ được đào tạo về QFD và được điều phối bởi một người quản lý duy nhất. 
  • Doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc họp thường xuyên để duy trì sự tập trung.
  • Sự kiêu ngạo là điều tối kỵ khi áp dụng QFD. Nhiều doanh nghiệp quá tự tin vào các hệ thống công nghệ đo lường hiện có. Tuy nhiên, mong muốn của khách hàng là các yếu tố phức tạp. Vì thế, công đoạn thu thập thông tin cần được tiến hành thận trọng trong thời gian dài. 

V. Kết luận

QFD dựa trên các yêu cầu hoặc tiếng nói của khách hàng và cũng được sử dụng để xác định các thông số chính của quá trình sản xuất kinh doanh. QFD cho thấy mối quan hệ giữa các đặc tính của sản phẩm, thông số quá trình sản xuất và kiểm soát sự thay đổi. Chức năng chất lượng là cách tiếp cận có cấu trúc để xác định nhu cầu hay yêu cầu của khách hàng. Sau đó chuyển thành kế hoạch cụ thể để tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu đó.

Trên đây là những thông tin sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ QDF là gì. Từ đó có thể ứng dụng quy trình triển khai chức năng chất lượng cho doanh nghiệp của mình. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về thuật ngữ đầy thú vị này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật những thông tin bổ ích ở những bài viết sau nhé.

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả