Học được gì từ chiến lược định vị thương hiệu của các nhãn hàng cao cấp

10/06/2019
1405

Giá cả đắt đỏ, số lượng hàng hóa khan hiếm đến mức phải xếp hàng để được mua sản phẩm; các nhãn hàng cao cấp đã làm gì để định vị thương hiệu được như vậy? Và áp dụng vào Việt Nam, doanh nghiệp học được gì từ chiến lược đó?

1. Không giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội, không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp nhất trên thế giới với tuổi đời hơn 100 nhưng luôn là sản phẩm đáng mơ ước của giới mộ điệu thời trang.

Chiến lược định vị thương hiệu của Chanel xuyên suốt qua bao năm nay là: không giảm giá, không bán hàng trên mạng và cũng chẳng quan tâm đến đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược định vị thương hiệu của Chanel

Trong khi các hãng thời trang cao cấp khác như: Prada, Versace, Valentino hay Burberry… đều có những chiến dịch giảm giá mang tính thời vụ để thúc đẩy tăng trưởng doanh số, đồng thời lấy lòng được các khách hàng thì Chanel luôn đứng ngoài cuộc chơi, không bao giờ giảm giá dù chỉ là một xu với những sản phẩm chiến lược của mình.

Chanel cũng rất nhanh nhạy bắt kịp xu hướng social media marketing khi sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu nhưng không bao giờ bán hàng trên đó là tôn chỉ hoạt động của hãng. Các thượng đế muốn mua hãng, hãy đến các showroom để được phục vụ tận tình. Quy luật kinh tế chỉ ra rằng, khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng. Và các thương hiệu cao cấp áp dụng triệt để quy luật này bằng cách cung cấp nguồn cung giới hạn.

Rõ ràng, chiến lược định vị thương hiệu của Chanel rất hiệu quả khi vị thế của hãng không giảm mà ngày một tăng và có thể gói gọn trong câu nói như này. “Họ phù phép trong tiềm thức khách hàng về Chanel: mặc Chanel là sang, là đẳng cấp và không ai không biết về Chanel. Khách hàng bị “bỏ bùa” kịch liệt, Chanel hot đến mức bất kì mùa nào thì cũng sẽ tạo nên trend, tạo nên làn sóng, khiến khách hàng phải nhìn, phải ngắm và phải mua”.

2. Nhấn mạnh vào “giá trị độc đáo” mà sản phẩm mang lại cho khách hàng

Nếu nói về đại diện của chiến lược này, không nhãn hàng nào có thể vượt mặt “quả táo cắn dở” – Apple.

Apple tập trung vào giá trị của họ đó chính là thiết kế đẹp mắt mà bạn có thể nhìn thấy ngay khi mở hộp với bao bì ngày càng nhỏ gọn hơn. Ngay cả trên các quảng cáo của hãng, khách hàng gần như ít thấy các thông số kỹ thuật và tính năng mà chỉ biết rằng: Apple có thể làm thay đổi cuộc sống của mình!

Làm thế nào để áp dụng cách làm này cho doanh nghiệp của bạn?

Bắt đầu bằng cách chắc chắn rằng trang web và blog của bạn có những nội dung được sàng lọc. Đừng cố nhồi nhét thật nhiều tính năng sản phẩm trên website mà thay vào đó, hãy nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.

Chiến lược định vị thương hiệu của Apple

Hãy bắt đầu ngay hôm nay từ việc “làm mới” giao diện website. Hãy lựa chọn thiết kế tính tế, đơn giản cho website của công ty mình. Giảm bớt các trang phụ xung quanh các phần nội dung quan trọng trong trang như thanh bên. Khi đó, người dùng chỉ tập trung vào sản phẩm chính.

3. Tôn trọng cảm xúc của khách hàng

Một nghiên cứu của tiến sĩ Jonah Berger, bậc thầy về hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội đã chỉ ra rằng: cảm xúc hưng phấn cao sẽ lan truyền tốt hơn nội dung kích động không có phản ứng cảm xúc. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần khai thác những cảm xúc tích cực hơn là tiêu cực sẽ sớm thu phục được lòng trung thành của khách hàng.

Apple có thể là một ví dụ hoàn hảo của việc sử dụng cảm xúc để tạo mối liên hệ với người tiêu dùng và gia tăng lòng trung thành khách hàng. Các sản phẩm của Apple được thiết kế để đáp ứng nhu cầu thể hiện đẳng cấp, sành điệu, thời thượng trong mỗi con người. Và thông điệp ngầm mà tất cả khách hàng đều biết là: “Muốn sành điệu hơn, đẳng cấp hơn, hãy dùng Apple”

Apple định vị thương hiệu

Để định vị thương hiệu trên thị trường và trong tâm trí khách hàng, các doanh nghiệp cần sử dụng nhiều chiến lược đan xen phù hợp với ngân sách và mục tiêu lâu dài của mình.

Là người đề ra chiến lược cho doanh nghiệp, bạn hãy suy nghĩ tới việc kết hợp các chiến lược với chiến lược kinh doanh và thông điệp xuyên suốt nào sẽ được sử dụng? Và hãy luôn nhớ một điều bất di bất dịch là lấy nhu cầu khách hàng để cung cấp sản phẩm, nếu làm ngược lại thì đó là thất bại.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp đã biết đến nguyên tắc “quả táo hỏng” để xây dựng đội ngũ vững mạnh chưa?

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả