Trong doanh nghiệp (DN), ngoài việc lập Báo cáo tài chính (BCTC) định kỳ theo yêu cầu của Luật Kế toán và Luật Thuế thì việc lập các Báo cáo quản trị (BCQT) là rất cần thiết. Báo cáo quản trị giúp Ban lãnh đạo, nhà quản lý biết được thực trạng tài chính của DN qua các chỉ tiêu tài chính của DN như doanh thu, chi phí, dòng tiền, nguồn vốn… qua đó, giúp nhà quản lý DN ra quyết định đầu tư, sử dụng các nguồn lực và điều hành doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.
1. Báo cáo quản trị là gì?
Báo cáo quản trị (BCQT) là một hệ thống báo cáo nhằm mục đích phục vụ các yêu cầu của nhà quản lý, quản trị DN. Các BCQT cung cấp các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính về thực trạng tài chính của DN phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội bộ DN. Đây là loại báo cáo chỉ sử dụng trong nội bộ DN nên không mang tính pháp lý, không có mẫu thống nhất bắt buộc. Nội dung, hình thức trình bày, kỳ báo cáo được quy định tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng DN cụ thể, từng giai đoạn cụ thể.
Báo cáo quản trị thường bao gồm:
- Báo cáo nhập – xuất – tồn kho: Kiểm soát chính xác lượng hàng hóa nhập – xuất – tồn, đầy đủ thông tin vật tư hàng hóa và số lượng đầu kỳ, cuối kỳ.
- Báo cáo doanh thu: Theo dõi doanh thu chi tiết theo từng mặt hàng, loại hàng hóa, biết được hàng hóa nào bán chạy, mặt hàng nào khó bán, đánh giá biến động doanh thu theo thời điểm, mặt hàng…
- Báo cáo chi phí: Theo dõi chi phí chi ra trong kỳ theo từng nhóm, có thể là chi phí lương, chi phí khấu hao, chi phí bán hàng, chi phí quản lý…Từ đó, xác định được các khoản chi phí nhiều nhất trong kỳ đến từ đâu, có hợp lý không và có biến động thế nào để quản lý chi phí hiệu quả hơn.
- Báo cáo tăng giảm tài sản cố định: Báo cáo này được sử dụng làm cơ sở thống kê tài sản sử dụng trong kỳ. Từ đó, giúp nhà quản lý có thể xem xét thay đổi cách thức sử dụng hoặc mua thêm tài sản để sử dụng
- Báo cáo dòng tiền: Tính toán và dự toán dòng tiền dự kiến của của doanh nghiệp giúp lập kế hoạch tài chính cũng như đảm bảo về sự ổn định trong tương lai
Ngoài những loại báo cáo trên, mỗi DN tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của mình sẽ phát sinh các loại báo cáo khác. Do đó, BCQT của DN ngành vận tải sẽ khác với DN ngành xây dựng, cũng như sẽ khác hoàn toàn với báo cáo của một công ty tài chính.
Phần mềm kế toán MISA được biết đến là giải pháp giúp kế toán doanh nghiệp giảm thiểu tối đa sai sót trong công tác kế toán. Đồng thời có khả năng tự động lập hàng trăm mẫu báo cáo quản trị chi tiết, chính xác, giúp nhà quản trị có thể theo dõi mọi lúc, mọi nơi, kịp thời đánh giá và đưa ra quyết định điều hành phù hợp ở từng thời điểm.
Xem thêm: Top 7 mẫu báo cáo công việc hàng ngày, tuần cho sếp chuẩn nhất
2. Vai trò của báo cáo quản trị
2.1 Cung cấp thông tin
Báo cáo quản trị được lập theo yêu cầu của nhà quản trị, do đó nó có thể cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, hoạt động cụ thể của doanh nghiệp cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh hay thực tế thị trường…
Báo cáo quản trị cũng giúp cung cấp thông tin cho nhà đầu tư và cổ đông để đánh giá rủi ro và tiềm năng đầu tư
2.2 Theo dõi hoạt động kinh doanh
Một hệ thống báo cáo quản trị đầy đủ có thể giúp nhà quản trị có cái nhìn bao quát về toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ hệ thống tồn kho, doanh thu, chi phí, dòng tiền…
Một hệ thống báo cáo quản trị trực quan sẽ thể hiện được những con số quan trọng thông qua thông tin ngắn gọn, đầy đủ, hệ thống biểu đồ rõ ràng thay vì những slide trình bày mơ hồ. Từ đó, nhà quản trị sẽ có cái nhìn bao quát, chính xác hơn về bối cảnh doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng theo mục tiêu.
2.3 Hỗ trợ quá trình ra quyết định
Sau khi hiểu rõ về tình hình của doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo quản trị chi tiết, nhà quản trị có thể định vị được vị thế của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch kịp thời, phù hợp, đảm bảo hoạt động kinh doanh cũng như vận hành của doanh nghiệp.
Cùng với đó, hệ thống báo cáo cũng giúp nhà quản trị đưa ra được các tiêu chuẩn về KPI phù hợp, rõ ràng với nhân sự, với doanh nghiệp để đảm bảo khả năng hoàn thành và phù hợp với định hướng ngắn hạn, dài hạn.
3. Sự khác nhau giữa Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị
Sự khác nhau cơ bản giữa 02 loại báo cáo này được thể hiện tóm tắt qua bảng sau:
Tiêu chí | Báo cáo tài chính | Báo cáo quản trị |
Đối tượng sử dụng thông tin | Chủ yếu là các đối tượng bên ngoài như: Cổ đông, chủ nợ, khách hàng, nhà cung cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước… | Chủ yếu là các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp. |
Đặc điểm thông tin | + Phản ánh thông tin quá khứ về các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã xảy ra.
+ Việc lập báo cáo phải tuân theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán. + Mẫu biểu báo cáo thống nhất bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính. |
+ Thông tin hướng đến việc ra quyết định trong tương lai của nhà quản trị.
+ Thông tin linh hoạt, không buộc phải tuân thủ chuẩn mực. chế độ. Quy định của Nhà nước (nếu có) chỉ mang tính hướng dẫn. + Mẫu biểu báo cáo linh hoạt theo yêu cầu quản lý của đơn vị |
Tính pháp lý | Tính pháp lý cao | Thông tin sử dụng nội bộ, tính pháp lý thấp hơn. |
Đặc điểm thông tin | Chủ yếu biểu hiện dưới hình thái giá trị, nguồn thông tin là từ các chứng từ kế toán. | Biểu hiện cả dưới hình thái hiện vật, giá trị, tỷ lệ %…Thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. |
Kỳ báo cáo | Được lập định kỳ, thường là quý, năm. | Kỳ báo cáo ngắn hơn và thường xuyên hơn, tuỳ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. |
Hình thức báo cáo | Báo cáo tổng quát phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, dòng tiền. | Báo cáo đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu trong hoạt động của DN như Báo cáo chi phí sản xuất, Báo cáo giá thành, Báo cáo bán hàng…. |
Xem thêm:
4. Quy trình xây dựng báo cáo quản trị
Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng thông tin của Báo cáo quản trị
Người xây dựng báo cáo quản trị tiến hành trao đổi và ghi nhận nhu cầu sử dụng thông tin từ nhà lãnh đạo để xác định mục tiêu của báo cáo.
Ví dụ: Người xem báo cáo là ai, các thông tin phải cung cấp trong báo cáo là gì, yêu cầu về thông tin cần cung cấp như thế nào…
Bước 2: Xác định nội dung báo cáo
Lập bố cục nội dung của báo cáo dựa trên nhu cầu thông tin đã được xác định và làm rõ. Từ đó tiến hành trình bày, sắp xếp thông tin để đảm bảo truyền tải thông tin phù hợp đến người xem
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Dữ liệu có thể được thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài, người xây dựng báo cáo dựa trên nhu cầu sử dụng thông tin, tiến hành tập hợp thông tin từ các nguồn trong và ngoài hệ thống nội bộ.
Bước 4: Xử lý dữ liệu và lập báo cáo quản trị
Dữ liệu sau khi được thu thập cần được hệ thống hóa, số hóa, trực quan hóa để đảm bảo khả năng đọc hiểu, giúp nhà quản trị dễ dàng đánh giá, phân tích
Việc trình bày báo cáo quản trị không cần theo một khuôn mẫu nhất định, người lập báo cáo có thể điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của đơn vị mình. Tuy nhiên, báo cáo cần phải đảm bảo tính ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
5. Một số nội dung cần lưu ý khi lập Báo cáo quản trị
Để phục vụ yêu cầu của Người quản lý, khi lập BCQT cần xác định rõ một số nội dung sau:
- Nhu cầu của người sử dụng báo cáo: Phải xác định rõ nhu cầu của người sử dụng báo cáo là gì? Báo cáo nhằm mục đích gì, cần các thông tin nào, để phục vụ cho công việc nào hay mục tiêu nào?
- Xác định nội dung Báo cáo: Xác định xem báo cáo này thuộc loại nào, liên quan tới các phòng ban chức năng nào. Từ đó lên kế hoạch bố cục báo cáo, nội dung báo cáo.
- Thời điểm báo cáo: Là thời điểm lấy số liệu lập báo cáo: Có thể báo cáo theo tháng, quý, hay tuần, hay báo cáo đột xuất… Thời hạn nộp báo cáo là ngày, tháng, năm nào?
- Loại hình báo cáo: Báo cáo được lập trên file excel số liệu hay bản phân tích đánh giá, biểu đồ hay dạng đồ thị… hay sử dụng phần mềm chuyên dụng, báo cáo có yêu cầu đưa ra nhận định và đề xuất không, báo cáo định kỳ hay thường xuyên.
- Bộ phận lập báo cáo: Người quản lý phải xác định bộ phận nào, phòng ban chức năng nào chịu trách nhiệm lập báo cáo. Ai là người chịu trách nhiệm với các số liệu trong báo cáo?
- Lưu trữ và kiểm soát: Báo cáo được gửi đến bộ phận nào? Lưu trữ ở đâu và ai là người kiểm soát?
Phần mềm kế toán online MISA AMIS là một trong những phần mềm kế toán phổ biến trên thị trường với hơn 250.000 doanh nghiệp tin dùng, đảm bảo đáp ứng hỗ trợ quản trị điều hành, quản lý.
- Cung cấp đầy đủ các báo cáo quản trị doanh nghiệp: Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp đầy đủ hơn 400 loại báo cáo, giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình tài chính – kế toán doanh nghiệp để kịp thời ra quyết định điều hành, quản lý
- Phần mềm cung cấp nhanh số liệu tổng quan giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt các chỉ tiêu tài chính quan trọng như: – Số dư tiền – Doanh thu, chi phí – Công nợ – Tồn kho
- Cung cấp báo cáo dòng tiền: Cho biết tình hình thu chi tồn quỹ theo từng thời điểm và dự báo dòng tiền thu chi trong tương lai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sớm có kế hoạch cân đối thu chi
- Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp số liệu chi tiết doanh thu, chi phí, lợi nhuận như:
- Doanh thu theo sản phẩm, đơn vị;
- Chi phí theo khoản mục, sản phẩm, đơn vị
- Lợi nhuận theo sản phẩm, đơn vị
- Phần mềm kế toán online MISA AMIS cung cấp báo cáo tự động về tình hình thực hiện ngân sách: Cụ thể về tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận thực tế so với kế hoạch để kịp thời điều chỉnh, phù hợp với tình hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phần mềm AMIS kế toán còn có nhiều tính năng, tiện ích hỗ trợ kế toán doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Trên đây là những thông tin mà MISA muốn chia sẻ với bạn về hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ về vai trò của báo cáo kế toán quản trị và những điều cần lưu ý khi lập các loại báo cáo trong doanh nghiệp.