Kiến thức Khung năng lực là gì? Cách triển khai khung năng lực trong...

Ở mỗi vị trí công việc khác nhau đều yêu cầu nhân viên đáp ứng được từng kỹ năng, năng lực để hoàn thành tốt công việc. Vậy khung năng lực là gì? Doanh nghiệp nên triển khai như thế nào để mang lại được hiệu quả cao trong kinh doanh? Hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết này nhé!

khung năng lực là gì vai trò của khung năng lực
Hiểu rõ được khung năng lực là gì sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát nhân viên đơn giản hơn

I. Khái niệm về khung năng lực

1. Khung năng lực là gì?

Để trả lời cho câu hỏi khung năng lực là gì, có thể hiểu đơn giản đây là một bảng mô tả tổng hợp kiến thức, thái độ, kỹ năng và đặc điểm. Chúng là những yếu tố bắt buộc mà một người cần có để hoàn thành tốt công việc.

Đây được xem là cách đánh giá và quản lý năng lực nhân viên tương đối chính xác. Nó giúp nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan hơn về nhân sự trong công ty. Đồng thời, giúp các nhà quản trị nhân sự phân biệt được năng lực có thể đào tạo, năng lực cần trau dồi và năng lực cần có khi tuyển dụng. 

Khung năng lực có thể sử dụng để làm bảng mô tả công việc khi tìm kiếm nhân viên mới. Nó cũng giúp người quản lý thực hiện tốt những việc như: tuyển dụng nhân sự, đào tạo, đánh giá và khen thưởng phù hợp với nhân viên. Ngoài ra còn tạo được sự công bằng trong doanh nghiệp và tiết kiệm được thời gian, công sức, tài chính

Mời bạn đăng ký nhận ngay Ebook miỄn phí: Xây dựng đội ngũ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc

2. Phân loại khung năng lực

Trong khái niệm khung năng lực là gì thường xuất hiện 3 nhóm năng lực cần có sau:

  • Nhóm năng lực cốt lõi – năng lực chung: Bao gồm các năng lực cần thiết như phân tích, quan sát, tóm tắt, phán xét, tư duy… Những năng lực cốt lõi này được đánh giá dựa vào chiến lược của một doanh nghiệp
  • Nhóm năng lực chuyên môn – năng lực khối: Được hiểu như là các kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực nào đó cụ thể cần phải biết để hoàn thành được công việc. Mang tính chất đặc thù mà một người cần có để hoàn thành tốt vị trí đảm nhiệm.
  • Nhóm năng lực lãnh đạo – năng lực quản lý: Nhóm này được nắm giữ năng lực có tính chất quản lý gồm hoạch định, điều phối nhân lực, ngân sách, tổ chức, giám sát, kiểm tra và đánh giá công việc. Tuỳ từng mức độ và phạm vi quản lý sẽ có yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực khác nhau.

II. Cách xây dựng khung năng lực

Để tạo nên một khung năng lực hoàn hảo, cần nắm rõ 5 bước dưới đây

1. Xác định mục đích cụ thể

Việc xây dựng khung năng lực theo yêu cầu từng vị trí cần phải có mục tiêu rõ ràng. Việc xác định chính xác sẽ giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý có được một bảng mô tả năng lực phù hợp với vị trí cần tìm nhất.

Ngoài ra còn có các mục đích khác như: đánh giá nhân sự, đào tạo nhân sự, phát triển nhân lực và xây dựng mức lương, mỗi một mục đích sẽ ứng với một khung năng lực khác nhau. 

2. Chuẩn hóa doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ phù hợp trong quá trình xây dựng khung năng lực. Mỗi một năng lực thông thường gắn với công việc, nhiệm vụ khác nhau.

Nếu hệ thống tên gọi, chức năng, trách nhiệm không rõ ràng sẽ gây ra nhiều khó khăn. Doanh nghiệp không thể xác định được năng lực nào cần có để thực hiện trơn tru công việc.

>> Xem thêm: 8 năng lực lãnh đạo quản lý: Năng lực lõi cần thiết giúp lãnh đạo quản lý hiệu quả

3. Xây dựng khung năng lực cho tất cả mọi người

Khi đã xác định được mục đích và chuẩn hóa cơ cấu, doanh nghiệp cần xây dựng mẫu khung năng lực chung. Có 2 cách mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

  • Dựa vào quá trình quản lý nhân sự đã có của công ty mà tạo nên một khung năng lực chung
  • Lựa chọn những bộ khung năng lực có sẵn và điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp.

4. Tạo mẫu khung năng lực cho từng vị trí

Để quản lý là gì được hiệu quả, ban lãnh đạo cần xác định chính xác năng lực cần có và nhiệm vụ cho từng chức danh. Từ đó có thể sắp xếp nhân viên cho phù hợp với các vị trí trong công ty.

Mỗi một công việc khác nhau sẽ gắn với một năng lực nhất định và cấp độ tương ứng cho từng chức vụ.

5. Đánh giá và cải tiến bộ khung năng lực

Để hiểu rõ khung năng lực là gì và xây dựng thành công, bộ phận quản trị nhân sự sẽ xem xét đánh giá nhiều lần. Trước khi đưa vào áp dụng, doanh nghiệp cần có các công cụ kiểm soát năng lực của từng cá nhân.

các bước xây dựng khung năng lực đánh giá
Khung năng lực luôn cần được đánh giá hiệu quả, chỉnh sửa cho phù hợp thực tế công việc

Sau thời gian đánh giá, sẽ đưa ra những phương pháp đào tạo và phát triển cho từng loại năng lực. Cạnh đó, các nhà quản lý tiếp tục theo dõi và cập nhật khung năng lực theo thời gian để phù hợp với các yêu cầu mới.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN NHẤT VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

III. Tìm hiểu về năng lực số?

Năng lực số được hiểu là những kỹ năng cần có để sử dụng Internet an toàn và tiếp cận được các lợi ích mà nó có thể cung cấp. Năng lực số cũng có nghĩa là ứng dụng công nghệ thông tin vào các mục đích xử lý thông tin. Nó thích hợp cho công việc, giải trí, học tập và nhiều lĩnh vực khác.

1. Năng lực số bao gồm những năng lực gì?

Năng lực số được chia thành 7 loại năng lực khác nhau

năng lực số là gì
Các yếu tố tạo nên năng lực số
  • Nhận biết và lựa chọn phần mềm: Khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm cần thiết để giúp ích trong công việc
  • Năng lực hiểu biết thông tin: Đây là kỹ năng xác định được những nguồn thông tin chính xác và đánh giá lại. Sau đó, bạn áp dụng các tin tức trên để truyền đạt kiến thức.
  • Năng lực hiểu về các phương tiện truyền thông: Giúp mọi người phân tích, đánh giá và chia sẻ thông điệp. Bạn có thể sử dụng nhiều phương thức và đa dạng các loại phương tiện.
  • Năng lực bảo vệ thiết bị, thông tin và các dữ liệu cá nhân trong môi trường số: Nó giúp bạn nhận thức được sự ảnh hưởng của công nghệ và ứng dụng của chúng
  • Sáng tạo và biên tập lại nội dung đã tìm hiểu: Chuyển đổi và tư duy bằng nền tảng sẵn có, hiểu rõ quá trình sáng tạo những nội dung số.
  • Năng lực học và phát triển các kỹ năng số: Ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức với sự phát triển bản thân
  • Năng lực áp dụng năng lực số cho từng vị trí công việc.

2. Các hoạt động từ năng lực số

Năng lực số cơ bản có 5 hoạt động là:

  • Tìm kiếm, xử lý và quản lý lại thông tin
  • Giao tiếp, tương tác, chia sẻ với nhiều người
  • Trao đổi, mua bán các dịch vụ khác nhau
  • Giải quyết vấn đề bằng các năng lực số khác nhau
  • Tạo dựng thương hiệu và tương tác với nhiều cộng đồng

QUẢN LÝ DỰ ÁN TỪ XA, CHÍNH XÁC, TỨC THỜI VỚI PHẦN MỀM QUẢN LÝ AMIS Công việc

CTA MGM 02

IV. Vận dụng khung năng lực trong việc quản trị nhân sự

Sau khi hiểu rõ khung năng lực là gì, ta dễ dàng nhận thấy khung năng lực là công cụ cần thiết và có nhiều ứng dụng trong việc quản trị nhân sự. Có 3 cách vận dụng hiệu quả là:

1. Tìm kiếm nhân sự

Khung năng lực được xem là nền tảng trong việc tuyển dụng nhân viên cho công ty. Nhờ vào các tiêu chí rõ ràng, nhà quản trị nhân sự sẽ xác định được năng lực của từng ứng viên cho từng chức vụ cụ thể trong doanh nghiệp.

vận dụng khung năng lực trong doanh nghiệp
Nhân sự sẽ tuyển dụng phụ thuộc vào bảng mô tả công việc từ khung năng lực

2. Xác định nhu cầu đào tạo và lập chiến lược nhân sự cụ thể

Bên cạnh ứng dụng trong việc tuyển dụng, khung năng lực còn đóng vai trò mật thiết trong việc đào tạo. Quá trình này bổ sung năng lực còn thiếu và phát triển nhân lực trong công ty.

Đầu tiên, các nhà quản lý đánh giá cụ thể yêu cầu của từng vị trí. Tiếp theo đó, doanh nghiệp sẽ xác định chính xác vị trí và cấp độ nào cần được đào tạo lại để phù hợp yêu cầu mới.

>> Tìm hiểu thêm: Quản trị chiến lược là gì? Hình thức và vai trò đối với doanh nghiệp

3. Nền tảng để trả lương và quản lý thành quả

Khung năng lực giúp thiết lập một cơ sở quan trọng trong việc xây dựng hệ thống quản lý thành tích và khen thưởng cho nhân sự trong công ty. Các nhà quản trị sẽ dễ dàng kiểm soát và đo lường mọi việc trong việc đánh giá thành tích.

Đối với hệ thống lương, xác định chính xác năng lực cá nhân sẽ giúp tính toán được mức lương hợp lý và có lộ trình tăng lương rõ ràng.

V. Cách xác định khung năng lực cho từng vị trí việc làm

Ở mỗi vị trí việc làm, chức vụ sẽ có từng khung năng lực khác nhau. Việc này thuậ lợi cho việc kiểm soát và đánh giá. Để xây dựng khung năng lực cho từng vị trí, gồm 3 bước như sau:

1. Chuẩn hóa các cơ cấu trong tổ chức, hệ thống chức vụ, tên gọi

Mỗi vị trí đều phải được xác định rõ các chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Khi hệ thống chưa cụ thể thì sẽ không thể phân loại độ cần thiết của năng lực.

Xây dựng khung năng lực cụ
Xây dựng khung năng lực cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nhân sự dễ dàng hơn

Để thực hiện bước này, cần phải có bản mô tả công việc thật chi tiết trong mỗi doanh nghiệp.

2. Xây dựng khung riêng cho năng lực

Doanh nghiệp có thể hoàn thành bước này bằng cách tự tạo bộ khung năng lực riêng. Trong trường hợp khác, bạn có thể tìm kiếm và cải tiến các mẫu khung năng lực có sẵn.

Một bộ khung năng lực thường có 3 nhóm năng lực là: Năng lực cốt lõi, năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo. Tiếp đó, bạn cần tìm hiểu, phân chia lại từng cấp độ cho các năng lực khác nhau và tập hợp lại thành bản hướng dẫn.

3. Xác định loại năng lực của từng vị trí và cấp độ tương ứng

Có nhiều cách khác nhau để thực hiện. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất là khảo sát và thảo luận trong nội bộ doanh nghiệp. Các thành viên sẽ biết chính xác về khả năng và tầm quan trọng của các năng lực khác nhau.

Quá trình xác định phải bám sát vào chức năng và nhiệm vụ. Nó cũng phải phù hợp và ứng dụng hiệu quả trong công việc. Sau khi kết thúc, mỗi công việc trong doanh nghiệp sẽ có được một bộ khung năng lực nhất định. Đây chính là ứng dụng khung năng lực cho từng vị trí việc làm.

VI. Kết luận

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc về khung năng lực là gì? Các thông tin liên quan về khung năng lực khi sử dụng cho công ty.

Hi vọng các doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn chuẩn xác và ứng dụng thành công các mẫu khung năng lực để phát triển hơn.

PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC AMIS – QUẢN TRỊ CÔNG VIỆC ĐA CHIỀU, THÔNG MINH, TOÀN DIỆN.

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]