Mô hình Ask là gì? Vai trò của ASK Model trong doanh nghiệp

13/03/2022
583

Mô hình ASK (ASK Model) là một mô hình phổ biến hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Vậy Mô hình ASK là gì? Nó có thể giúp ích gì cho doanh nghiệp của bạn? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I. Mô hình Ask là gì?

Mô hình Ask là gì? viết tắt từ cụm từ  Attitude (Thái độ)- Skill (Kỹ năng) – Knowledge (Kiến thức). Đây là một mô hình đánh giá năng lực được áp dụng phổ biến hiện nay.

mô hình ASK là gì định nghĩa
Các yếu tố của ASK model: Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức

Mô hình này được áp dụng phổ biến nhất trong ngành quản trị nhân sự. Nó được xây dựng nhằm mục đích đào tạo và phát triển năng lực cá nhân.

Mô hình tam giác này có thể được áp dụng đồng thời cho cả ứng viên tuyển dụng và nhân viên trong doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng phù hợp, doanh nghiệp có thể đưa ra các tiêu chuẩn về nghề nghiệp cho từng vị trí tuyển dụng của mình.

Mời bạn đăng ký nhận ngay bộ tài liệu kỹ năng quản lý dành cho lãnh đạo

II. Các yếu tố của mô hình Ask

Vậy các yếu tố tạo nên mô hình Ask là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.

1. Attitude – Thái độ

Thái độ là một cách suy nghĩ hoặc cảm nhận về một sự vật, sự việc hoặc một người nào đó. Nó là cách mà một người có thể giải quyết mọi việc theo cảm xúc. Nó thường được phản ánh trong hành vi của con người.

Thái độ của một người có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác, sự đánh giá và động cơ đối với sự vật hoặc sự việc nào đó. Thái độ cũng có thể xác định mức độ nhiệt tình. Đây là một yếu tố quan trọng khác trong việc duy trì động lực tích lũy kiến thức, thái độ, kỹ năng và thói quen.

mô hình ASK thái độ
Thái độ làm việc là một trong những thang đo đánh giá nhân viên hàng đầu

Vì vậy, có thể nói thái độ của một người với một công việc nhất định sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của người đó. Một thái độ tích cực sẽ giúp thúc đẩy con người nỗ lực hoàn thành công việc. Từ đó có thể nâng cao hiệu suất làm việc của bản thân.

Việc phát triển và điều chỉnh thái độ của một người có thể mất rất nhiều thời gian và nỗ lực. Thường không dễ dàng thay đổi thái độ của một người sau khi nó đã được hình thành trong một khoảng thời gian dài.

Ngoài ra, rất khó để đo lường cảm giác và nhận thức của một người về điều gì đó. Thậm chí còn khó hơn khi thái độ đó là kết quả của các hoạt động giáo dục hoặc chuyển giao.

>> Xem thêm: Management là gì? Vai trò của Management trong doanh nghiệp?

2. Skill – Kỹ năng

Kỹ năng liên quan đến khả năng thực hiện một hoạt động hoặc nhiệm vụ về thể chất. Nó bao gồm các hoạt động, sự phối hợp khéo léo và áp dụng kiến ​​thức.

Sự thành thạo trong việc thực hiện các kỹ năng đòi hỏi phải được đào tạo và thực hành lâu dài. Kỹ năng được đo bằng tốc độ, độ chính xác và kỹ thuật thông qua quan sát hoặc công nhận.

Kỹ năng thường được học thông qua việc chuyển giao kiến ​​thức. Thông thường, một người có được kiến ​​thức về cách thực hiện một nhiệm vụ và sau đó bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đó.

Ví dụ, một người thường học các thành phần và các bước liên quan đến việc làm bánh quy thì sẽ có kiến thức.Sau đó, họ có thể tiến hành thực hiện các bước làm bánh thực tế như một kỹ năng. 

3. Knowledge – Kiến thức

Kiến thức là điều kiện của nhận thức của sự phát triển. Đó là quá trình xử lý thông tin theo nhận thức. Nó bao gồm việc nhớ lại, công nhận, hiểu, áp dụng và đánh giá thực tế, các khái niệm.

Kiến thức có thể được đánh giá thông qua các kỳ thi viết hoặc thi vấn đáp. Hình thức sử dụng là ghi lại hoặc giải thích những gì họ biết.

Kiến thức về các sự kiện và khái niệm tạo nền tảng cho khả năng áp dụng các kỹ năng. Mục tiêu của nó là thực hiện một nhiệm vụ hoặc để sửa đổi một thái độ.

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ASK HIỆU QUẢ VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS

CTA MGM 02

III. Mối quan hệ giữa các yếu tố của mô hình ASK

Một người sẽ cần phải có kiến ​​thức cơ bản về chủ đề này trước khi phát triển kỹ năng hoặc thái độ. Kiến thức và kỹ năng hầu hết gắn liền với học tập. Hai yếu tố học tập này thường được phát triển thông qua giảng dạy hoặc trải nghiệm.

Trong khi đó, thái độ và thói quen là những yếu tố gắn liền với việc thực thi. Hai điều này được trau dồi thông qua huấn luyện tốt.

mô hình ASK mối quan hệ giữa các yếu tố
Ba yếu tố Thái độ – Kỹ năng – Kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau

Thông thường, thành công của một cá nhân phụ thuộc vào việc họ thu nhận kiến thức và kỹ năng mới như thế nào. Chúng có đóng góp quan trọng hơn đối với thành công của họ hay không.

Tuy nhiên, có thể khẳng định nếu bạn thiếu kiến thức, kỹ năng hay bạn có thói quen và thái độ kém thì đều thất bại. Ngược lại, tổng hợp cả 3 yếu tố trên sẽ đưa bạn đến những chân trời mới. Chúng tạo nên tiền đề cho phép bạn trải nghiệm một cuộc sống trọn vẹn hơn.

>> Xem Thêm: Văn phòng điện tử – Giải pháp văn phòng số thông minh cho doanh nghiệp

IV. Vai trò của mô hình ASK là gì trong doanh nghiệp

1. Giúp đánh giá năng lực ứng viên trong tuyển dụng và sàng lọc ứng viên

Bạn có thể dùng mô hình này để sàng lọc CV ứng viên và đánh giá ứng viên khi phỏng vấn. Trong quá trình đánh giá, hãy làm rõ biểu hiện và mức điểm của từng yếu tố thái độ- kỹ năng- kiến thức trong khung năng lực đối với từng vị trí.

Như vậy, doanh nghiệp có thể rút ngắn được thời gian cho việc phỏng vấn ở các vòng tiếp theo. Đồng thời ngăn chặn được việc bỏ sót ứng viên tiềm năng.

2. Đánh giá năng lực nhân viên

Đánh giá năng lực nhân viên là một bước quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bạn nên dùng mô hình ASK để chấm điểm lại cho mỗi nhân viên trong đội ngũ. Từ đó nhìn nhận sự thay đổi để thích ứng với công việc của họ.

Dùng mô hình ASK làm tiêu chuẩn đánh giá cho thang bậc lương của nhân viên cũng là một lựa chọn hữu ích. Một số doanh nghiệp hiện nay đang ứng dụng thành công. Nhân viên càng đạt điểm cao trong khung điểm đánh giá, thì sẽ càng có mức lương và cơ hội thăng tiến cao hơn.

>> Xem thêm: 8 năng lực lãnh đạo quản lý: Năng lực lõi cần thiết giúp lãnh đạo quản lý hiệu quả

3. Xây dựng kế hoạch đào tạo

Dựa vào kết quả đánh giá năng lực của nhân viên, doanh nghiệp có thể xây dựng được một kế hoạch đào tạo hoàn chỉnh. Mục đích là để nhân viên có thể ngày càng hoàn thiện, phát triển các kỹ năng để thích ứng và hoàn thành công việc một cách tốt hơn.

mô hình ASK đào tạo nhân viên
Mô hình ASK giúp doanh nghiệp xây dựng giáo án đào tạo nhân sự hiệu quả

Đồng thời, để đào tạo nhân viên mới một cách bài bản, hãy đảm bảo mỗi nhân viên sẽ đều nắm được nội dung và yêu cầu của công việc. Như vậy, mô hình thái độ – kỹ năng- kiến thức này sẽ là một giáo án hoàn hảo cho việc đào tạo người mới.

V. Thang đánh giá năng lực theo mô hình ASK

Thông thường ở mỗi năng lực sẽ được đánh giá phân chia theo 5 mức độ. Các mức độ tương ứng: Cơ bản, trung bình, khá, tốt và xuất sắc.

Dưới đây là thang đánh giá trong mô hình năng lực ASK, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

1. Attitude- Thái độ

  • Hoàn toàn tập trung (Completely focussed): Ứng viên hoàn toàn bị cuốn vào công việc và sẵn sàng tìm hiểu để mở rộng vốn hiểu biết của mình.
  • Quyết tâm (Determine): Ứng viên quyết tâm học hỏi và tập trung vào việc làm sao để tiến bộ từng ngày.
  • Hứng thú (Interested): Ứng viên quan tâm đến công việc và đang cố gắng hết mình để cải thiện kỹ năng và kiến thức.
  • Bình thường (Casual): Ứng viên không thực sự hứng thú với công việc mà chỉ làm cho xong.
  • Không quan tâm (Uninterested): Ứng viên không quan tâm đến công việc, hời hợt, làm lấy lệ.

 

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN, TĂNG NĂNG SUẤT VỚI AMIS CÔNG VIỆC

2. Skill- Kỹ năng

  • Rất thành thạo (Highly skilled): Ứng viên có kỹ năng thuần thục, hoàn hảo, không gây ra lỗi và thực hiện công việc theo phản xạ, không cần suy nghĩ.
  • Thành thạo (Proficient): Ứng viên có thể thực hiện yêu cầu công việc một cách dễ dàng, suôn sẻ.
  • Sử dụng được (Practised): Hoàn thành được yêu cầu công việc.
  • Đang rèn luyện (Developing): Ứng viên bắt đầu học và rèn luyện kỹ năng.
  • Bắt trước (Beginer): Ứng viên vẫn chưa có kỹ năng.

3. Knowledge- Kiến thức

  • Hiểu cặn kẽ (A thorough understanding): Ứng viên hiểu cặn kẽ về toàn bộ nội dung được đào tạo và có thể truyền đạt lại được cho người khác.
  • Hiểu rõ (A good understanding): có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ cho các câu hỏi Cái gì? Tại sao? Khi nào? Và Như thế nào?
  • Hiểu cơ bản (Basic understanding): có thể trả lời cho các câu hỏi Cái gì? Tại sao? Khi nào? Và Như thế nào?
  • Biết một chút (One or two ideas): có hiểu biết một chút về kiến thức nhưng không thể giải thích cặn kẽ được vấn đề
  • Không có kiến thức (No knowledge): Không biết gì.

>>> Xem thêm: DISC là gì? 4 nhóm tính cách cá nhân của DISC bạn cần biết

VI. Kết luận

Dựa vào khung đánh giá năng lực của mô hình ASK, có thể thấy được tầm quan trọng của kiến thức (Knowledge) – kỹ năng( Skill) – Thái độ (Attitude).

Thực tế có thể thấy được, kiến thức cùng kỹ năng có thể trau dồi được thông qua quá trình làm việc và học tập. Tuy nhiên thái độ lại là yếu tố có sẵn và rất khó để có thể cải thiện.

Do vậy trong quá trình tuyển dụng, các nhà tuyển dụng chắc chẵn sẽ ưu tiên chọn Thái độ, sau đó là Kỹ năng, và cuối cùng mới đến kiến thức.

Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ có cho mình những thông tin bổ ích về mô hình đánh giá năng lực này. Đồng thời qua đó bạn có thể xây dựng cho doanh nghiệp của mình một khung đánh giá năng lực phù hợp. Hỗ trợ đánh giá năng lực nhân sự một cách khách quan để tuyển dụng được nguồn lực chất lượng cho doanh nghiệp của mình. Và cuối cùng đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị ở những bài viết sau nhé

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

CTA MGM 01


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả