BDM là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về BDM

27/02/2022
1198

Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề BDM là gì? Tác động tới các tổ chức, doanh nghiệp như thế nào? Công việc là làm những gì? Hãy theo dõi bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích nhất.

BDM là gì
BDM (Tên viết tắt của Business Development Manager)

I. Tìm hiểu BDM là gì?

BDM (Tên viết tắt của Business Development Manager): giám đốc phát triển kinh doanh. Đây là một trong những vị trí quản lý cấp cao nắm giữ vai trò trọng trong tổ chức doanh nghiệp. BDM sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về những hoạt động liên quan đến phát triển kinh doanh bao gồm: hoạch định chiến lược, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty.

Tìm hiểu BDM là gì?
BDM còn phải đảm bảo cho các kế hoạch đưa ra được thực hiện đúng hướng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp

Business Development Manager là một vị trí gắn kết chặt chẽ đến sự phát triển lâu dài của công ty. Do vậy, lãnh đạo cần có tầm nhìn, tư duy tốt để đưa ra các chiến lược kinh doanh tối ưu nhất. Không những thế, BDM còn phải đảm bảo cho các kế hoạch đưa ra được thực hiện đúng hướng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Vậy để trở thành một BDM – giám đốc phát triển kinh doanh bạn cần tham khảo nhiều nguồn thông tin hơn về ngành nghề này. Tiếp tục dõi theo bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

>> Xem thêm: Tổng hợp các phong cách lãnh đạo hiệu quả 2022

II. Vai trò của BDM là gì đối với sự phát triển của các doanh nghiệp

Business Development Manager có vai trò hết sức quan trọng và đảm nhận nhiều công việc. Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, yêu cầu chi tiết về vị trí này có thể sẽ có những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi doanh nghiệp đều cần giám đốc phát triển kinh doanh có khả năng kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Tìm hiểu BDM là gì
Business Development Manager có vai trò hết sức quan trọng và đảm nhận nhiều công việc

Đồng thời, BDM cũng là cầu nối giữa ban lãnh đạo công ty với nhân viên trong bộ phận kinh doanh thông qua các đề xuất, kiến nghị. Mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên sẽ giúp hình thành nên nét văn hóa đặc trưng cho doanh nghiệp.

BDM kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty hiệu quả hơn với MISA AMIS

II. Công việc của BDM trong doanh nghiệp là làm những gì?

Trong một doanh nghiệ thì BDM là vị trí cần làm khá nhiều những đầu việc khác nhau, vậy công việc của BDM là gì?

1. Xây dựng các chiến lược phát triển trong kinh doanh

Đây là công việc đòi hỏi khả năng tư duy logic sử dụng tầm nhìn chiến lược của mình để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, BDM cần đưa ra các chiến lược giúp cho sự tăng trưởng bền vững của công ty. Khi xây dựng chiến lược, giám đốc kinh doanh cần đảm bảo 2 yếu tố quan trọng. Thứ nhất là đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty, thứ hai là đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Công việc của BDM trong doanh nghiệp là làm những gì
BDM cần đưa ra các chiến lược giúp cho sự tăng trưởng bền vững của công ty

2. Thực hiện kế hoạch phát triển kinh doanh

Giám đốc phát triển kinh doanh cũng chính là người triển khai các kế hoạch kinh doanh cho công ty. Đồng thời đảm bảo các kế hoạch kinh doanh đi đúng hướng đạt được hiệu quả và mang lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp.

>>Mời bạn tham khảo eBook: Điều bạn cần biết khi lập kế hoạch hoạt động năm dành cho doanh nghiệp 2022 dành cho lãnh đạo

ĐĂNG KÝ NGAY 

3. Tìm ra những thị trường mới

Dựa vào kết quả và nghiên cứu thị trường, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, giám đốc phát triển kinh doanh sẽ phải tìm kiếm thị trường mới cho công ty. Thông qua những thị trường mới với những tiềm năng và khía cạnh khác nhau từ đó tìm ra cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Từ đó hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho công ty trong môi trường kinh doanh khốc liệt.

4. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Khi đã có thị trường mở rộng, BDM cần phải tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và đây cũng chính là một trong nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Công việc sau đó là phối hợp với phòng Marketing để thực hiện các chiến lược quảng cáo để thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng. Mục tiêu cuối cùng của BDM là làm cho khách hàng chọn mua sản phẩm dịch vụ của mình, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

5. Xây dựng & duy trì các mối quan hệ

Những mối quan hệ tốt sẽ là nền móng quan trọng cho sự phát triển lâu dài. Do đó, BDM sẽ phải làm các công việc để xây dựng và duy trì những mối quan hệ đến từ đối tác, khách hàng hoặc cả đối thủ. Những mối quan hệ này sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai dù bạn làm ở bất kì doanh nghiệp nào. 

6. Đào tạo & huấn luyện nhân viên

Để kế hoạch được thực hiện tốt và thuận lợi thì BDM sẽ lên kế hoạch đào tạo cho đội ngũ nhân viên tham gia xây dựng và phát triển kinh doanh. Rèn luyện cho họ những kỹ năng và cách thức thực hiện công việc chuyên nghiệp là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của BDM.

Đào tạo & huấn luyện nhân viên
Rèn luyện cho họ những kỹ năng và cách thức thực hiện công việc chuyên nghiệp

7. Theo dõi sát sao công việc của nhân viên

BDM cũng đóng vai trò giám sát và theo dõi quá trình thực hiện các kế hoạch và chiến lược mà mình đã đề ra. Họ cần đảm bảo nhân viên hoàn thành tốt công việc, kế hoạch đề ra được triển khai đúng quy trình và tiến độ. Thêm vào đó, họ sẽ nắm được tình hình thực tế, tránh  những sai sót có thể xảy ra, tăng hiệu suất cho công việc.

>> Xem thêm: 5 phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho người lãnh đạo

8. Thực hiện các báo cáo với quản lý cấp trên

Các đề xuất của nhân viên sẽ được thông qua BDM trước khi chuyển cho ban lãnh đạo phê duyệt hoặc đưa vào áp dụng. Bên cạnh đó, BDM còn thực hiện tổng hợp, phân tích đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của công ty trong các tuần, tháng, quý và năm. Những kết quả trên sẽ được báo cáo lên cấp trên theo dõi và làm số liệu lưu trữ cho các hoạt động sau này của công ty.

Thực hiện các báo cáo với quản lý cấp trên
BDM còn thực hiện tổng hợp, phân tích đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh

IV. Những kỹ năng cần có để trở thành một BDM

Với những lượng công việc khá lớn mà BDM đảm nhiệm, vậy nếu muốn trở thành một BDM thì cần có những kỹ năng gì?

1. Kỹ năng tổ chức

Kỹ năng quan trọng đầu tiên là kỹ năng tổ chức. Kỹ năng tổ chức giúp BDM có thể sắp xếp các công việc hợp lý, đánh giá mức độ ưu tiên của công việc. Kỹ năng này giúp cân bằng được khối lượng công việc và xử lý được các vấn đề phát sinh khi triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh.

2. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt được xem như yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân khi kinh doanh. Nếu bạn là một người ngại giao tiếp, giao tiếp không tốt thì ngay lập tức phải thay đổi và học cách giao tiếp. Bởi vì công việc này đòi hỏi phải trao đổi liên tục với nhân viên, cấp trên và cả đối tượng quan trọng như khách hàng, đối tác của công ty.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt được xem như yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân khi kinh doanh

3. Kỹ năng ngoại ngữ

Khả năng ngoại ngữ trôi chảy không còn gì là xa lạ đối với chúng ta trong thời đại 4.0. Hiện nay có rất nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam mở ra các cơ hội thăng tiến. Đối với vị trí cao như BDM, bạn sẽ thường xuyên phải thực hiện các chuyến đi công tác giao tiếp với đối tác nước ngoài. Nếu không giao tiếp bằng ngoại ngữ được bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và không truyền đạt được quan điểm của mình đến đối tác.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần có là quản lý thời gian. Quản lý thời gian giúp các cấp lãnh đạo tối ưu thời gian làm việc. Các kế hoạch đề ra được thực hiện đúng thời gian quy định giúp giảm áp lực công việc.

BDM tối ưu việc quản lý thời gian, tăng năng suất làm việc của nhân viên với MISA AMIS

 

5. Kỹ năng kết nối

Kỹ năng kết nối, xây dựng quan hệ luôn cần được ưu tiên trong môi trường công sở. Là một nhà lãnh đạo bạn phải biết cách kết nối các nhân viên lại với nhau để tạo nên một tập thể thống nhất. 

Kỹ năng kết nối
Mọi người đồng lòng cùng thực hiện mục tiêu chung có kết quả thực hiện công việc tốt nhất

Mọi người đồng lòng cùng thực hiện mục tiêu chung thì không có một rào cản nào có thể gây trở ngại đến kết quả thực hiện công việc. Điều này cũng giúp tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác để cùng nhau đồng hành và phát triển lâu dài.

Mong rằng với những chia sẻ này của chúng tôi đã giúp bạn giải quyết được những thắc mắc liên quan đến BDM. Đặc biệt, thông qua bài viết BDM là gì? hy vọng bạn sẽ có những định hướng đúng đắn cho bản thân về nghề nghiệp, công việc trong tương lai.

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Ánh
Tác giả
Trưởng nhóm nội dung Quản lý điều hành
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả