Phương pháp tính khấu hao nhanh tài sản cố định mới nhất

16/02/2022
4778

Phương pháp khấu hao nhanh là gì? Khấu hao không còn là khái niệm xa lạ đối với những người làm kế toán. Tuy nhiên cần hiểu rõ về bản chất cũng như cách vận dụng phương pháp tính khấu hao nhanh để dễ dàng trong quản lý doanh nghiệp. Hãy cùng MISA tìm hiểu chi tiết khấu hao nhanh là gì trong bài viết này nhé!

1. Khấu hao nhanh là gì?

Một tài sản cố định sau một thời gian sử dụng thì sẽ bị giảm giá trị do nhiều nguyên do như bị cọ sát, hao mòn, lỗi thời,… Sự suy giảm giá trị của tài sản cố định được thể hiện thông qua khấu hao.

Theo khoản 1, Điều 13, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, hiện nay kế toán thường áp dụng một trong ba phương pháp tính khấu hao sau:

  • Phương pháp khấu hao đường thẳng
  • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Trong đó, khấu hao nhanh hay chính là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Ngoài ra, trong phương pháp khấu hao đường thẳng cũng có trường hợp đặc biệt là khấu hao nhanh tài sản. Hãy cùng MISA tìm hiểu chi tiết hai trường hợp này trong các phần sau đây nhé! 

>>> Đọc thêm: Khấu hao là gì? Các phương pháp tính khấu hao

2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

2.1. Đặc điểm của phương pháp

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (hay còn gọi là phương pháp khấu hao nhanh) thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp khấu hao mà mức trích khấu hao hằng năm được tính theo tỷ lệ khấu hao nhanh, do đó mức khấu hao những năm đầu rất lớn, các năm sau sẽ giảm dần. 

Theo Điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC: Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Ưu điểm

Nhược điểm
Khấu hao nhanh vào những năm đầu nên thu hồi vốn nhanh. Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình

Tài sản cố định áp dụng phương pháp khấu hao phải thỏa mãn được điều kiện theo điều 13 thông tư số 45/2013/TT-BTC.

Do các năm đầu chi phí khấu hao cao nên đây được xem là một trong những biện pháp hoãn thuế của doanh nghiệp.

Chi phí kinh doanh trong những năm đầu tăng cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, như khả năng sinh lời, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.

Chi phí khấu hao không hoàn toàn phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản. Việc tính toán khấu hao cũng phức tạp hơn do phải tính lại hàng năm và phải trong một mức độ nhất định.

2.2. Cách tính khấu hao nhanh

– Mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định:

Mức khấu hao hằng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ  x Tỷ lệ khấu hao nhanh 

– Tỷ lệ khấu hao nhanh: 

Tỷ lệ khấu hao nhanh = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng = 1 x 100%
Thời gian sử dụng của TSCĐ

– Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian trích khấu hao của tài sản cố định quy định Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC như sau:

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định. 

>>> Đọc thêm: Phương pháp khấu hao đường thẳng – cách tính và ví dụ

2.3. Ví dụ về khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Công ty A mua tài sản cố định mới 100% với giá trị ghi trên hóa đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí  lắp đặt chạy thử là 3 triệu đồng. Biết thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp là 5 năm.

Xác định nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá

= 119 – 5 + 3 + 3 =

120 (triệu đồng)

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo PP đường thẳng

= 1 x 100% =

20%

5

Hệ số điều chỉnh với TSCĐ sử dụng trên 4 năm là 2

Tỷ lệ khấu hao nhanh

= 20% x 2 =

40%

Mức khấu hao hằng năm như sau:

Năm

Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Khấu hao luỹ kế cuối năm
1 120 120 x 40% 48

    48

2

72 72 x 40% 28.8     76.8
3 43.2 43.2 x 40% 17.28

    94.08

4

25.92 25.92 : 2 12.96

    107.04

5

12.96

12.96 : 1 12.96

  0


3. Khấu hao nhanh trong phương pháp khấu hao đường thẳng

Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nhà quản lý có thể thay đổi phương pháp trích khấu hao từ đường thẳng sang khấu hao nhanh. Tuy nhiên, mức khấu hao nhanh không được vượt quá 02 lần theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ

Theo Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, khấu hao nhanh được quy định như sau:

Đồng thời, Theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, cũng quy định


Tóm lại, theo những quy định trên, những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện khấu hao nhanh bao gồm:

  • Những TSCĐ được tham gia vào việc trích khấu hao nhanh:
    • Máy móc, thiết bị
    • Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm
    • Thiết bị và phương tiện vận tải
    • Dụng cụ quản lý
    • Súc vật, vườn cây lâu năm
  • Điều kiện cần khi thực hiện trích khấu hao nhanh:
    • Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
    • Khi thực hiện khấu hao nhanh phải đảm bảo kinh doanh có lãi
    • Mức khấu hao nhanh tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng
  • Mục đích của việc khấu hao nhanh nhằm:
    • Giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ
    • Phương pháp trích khấu hao nhanh TSCĐ sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, theo đó sẽ giảm lợi nhuận của doanh nghiệp
    • Đây cũng là cách thích hợp để thực hiện khi doanh nghiệp muốn giảm phần lợi nhuận trên báo cáo 

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp khung thời gian khấu hao tài sản cố định mới nhất

3.2. Ví dụ về khấu hao nhanh trong khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Nếu Công ty mua một máy móc thiết bị X giá trị 60 triệu đồng dùng cho hoạt động sản xuất, công ty đã đủ điều kiện khấu hao nhanh và muốn khấu hao thì thực hiện như sau:

Khung khấu hao dành cho máy móc thiết bị, công tác khác từ 5 năm đến 12 năm.

  • Áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng chọn khung 5 năm ta có:

Mức khấu hao mỗi năm

= 60 =

12

5

  • Tuy nhiên, doanh nghiệp kinh doanh có lãi và mẫu mã máy X sẽ phải sớm thay đổi do công nghệ thay đổi, doanh nghiệp được áp dụng theo khấu hao nhanh trong phương pháp khấu hao đường thẳng có thể chọn mức khấu hao nhiều hơn 12 triệu/ năm, tuy nhiên cần lưu ý.
    • Trường hợp mức khấu hao từ 12 triệu đến 24 triệu cho mỗi năm: chi phí khấu hao vẫn là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Trường hợp mức khấu hao là trên 24 triệu thì phần chênh lệch sẽ là chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Phương pháp khấu hao nhanh là một trong các phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp có thể áp dụng để tiến hành tính và trích khấu hao TSCĐ. Doanh nghiệp có quyền được lựa chọn phương pháp trích khấu hao phù hợp, miễn là khi lựa chọn có thông báo đến các cơ quan thẩm quyền bằng văn bản, và trong thời gian tiến hành trích khấu hao chỉ thay đổi phương pháp tính khấu hao khi có tình huống bắt buộc, thay duy nhất một lần và cần có giải trình bằng văn bản. Nhìn chung, khấu hao là nghiệp vụ quen thuộc tại các doanh nghiệp nên kế toán cũng thường xuyên phải làm việc với nghiệp vụ này. Nếu có thêm sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán, đặc biệt là phần mềm thông minh thế hệ mới – phần mềm kế toán online MISA AMIS với tính năng hỗ trợ nghiệp vụ khấu hao TSCĐ như:

  • Hỗ trợ Kế toán quản lý danh sách các TSCĐ được đưa vào sử dụng tại các phòng ban.
  • Tự động trích khấu hao cho toàn bộ TSCĐ theo từng kỳ, từng phòng ban, từng đối tượng sử dụng hoặc tự động phân bổ chi phí tính khấu bao cho từng bộ phận sử dụng.
  • Tính khấu hao tự động theo cả 3 phương pháp.

Ngoài ra, phần mềm còn nhiều tính năng, tiện ích khác hỗ trợ tối đa cho bộ phận kế toán tại các doanh nghiệp và nâng cao năng suất hoạt động của bộ phận này. Nhanh tay đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm:

>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả