Thông tư số 100/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2021 ra đời đã chính thức sửa đổi một số điều còn bất cập trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021. Thông tư này quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC về hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Những sửa đổi, bổ sung mới này thật sự quan trọng và có ý nghĩa kịp thời để những hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được yên tâm kinh doanh và giải quyết những bất cập về quy định thuế của Thông tư số 40/2021/TT-BTC . MISA AMIS, người bạn đồng hành của kế toán và doanh nghiệp, sẽ cập nhật phân tích những điểm mới quan trọng này trong Thông tư số 100/2021/TT-BTC.
Các bạn hãy cùng xem chi tiết nội dung ngay dưới đây.
1. Bảng tổng hợp 05 điểm mới chính của Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
STT | Điểm mới của Thông tư số 100/2021/TT-BTC | Quy định cũ trong Thông tư số 40/2021/TT-BTC |
1 | Điểm mới:
Theo khoản 1, Điều 1, Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi khoản 3 Điều 7, Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
3. Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì hộ khoán thực hiện nộp thuế theo thông báo. Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư này. Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm trên 100 triệu đồng; hoặc thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống. |
Trước đây:
Theo quy định cũ tại Khoản 3, Điều 7. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau: 3. Hộ khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ khoán mới ra kinh doanh, hộ khoán kinh doanh thường xuyên theo thời vụ, hộ khoán ngừng, tạm ngừng kinh doanh. Đối với hộ khoán kinh doanh không trọn năm, mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ khoán không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định mức thuế khoán phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. |
Như vậy, Thông tư số 100/2021/TT-BTC đã nêu rõ ràng hơn đó là đưa ra 3 trường hợp là: 1) Hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp từ đầu năm thì thực hiện theo thông báo 2) Trường hợp hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm nhưng trong năm ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b.4, điểm b.5 khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2021/TT-BTC. 3) Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm (kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì điều kiện xác định có thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN hay không là doanh thu kinh doanh trong năm > 100 triệu đồng còn từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ không phải nộp thuế. Đồng thời Thông tư cũng đã bãi bỏ “Ví dụ 1” đưa ra trong Thông tư 40. Còn nếu xét cụ thể “Ví dụ 1” áp dụng theo Thông tư số 100/2021/TT-BTC thì ông A sẽ không thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng do 90 triệu đồng < 100 triệu đồng.
|
Ví dụ 1:
Ông A bắt đầu kinh doanh từ tháng 4 năm 2022, dự kiến có doanh thu khoán của 09 tháng thực tế kinh doanh là 90 triệu đồng (trung bình 10 triệu đồng/tháng) thì doanh thu tương ứng của một năm (12 tháng) là 120 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy, ông A thuộc diện phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh từ tháng 4 năm 2022 là 90 triệu đồng.
|
|
2 | Điểm mới:
Theo khoản 2, Điều 1, Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 8 Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
“đ) Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự;
e) Cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân là người nộp thuế trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự.” |
Trước đây:
Theo quy định cũ tại điểm đ, điểm e Khoản 1, Điều 8. Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân như sau: “1. Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau đây: đ) Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế. Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan; e) Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo ủy quyền của pháp luật dân sự.” |
Trước đây, theo Thông tư 40, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử nếu trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn theo yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan. Tuy nhiên đến Thông tư số 100/2021/TT-BTC đã không còn quy định bắt buộc chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của cá nhân thông qua sàn nếu trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân, tổ chức. ? Điều này thực sự có ý nghĩa giúp giảm bớt khối lượng công việc đáng kể cho tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử. |
||
3 | Điểm mới:
Theo khoản 3, Điều 1, Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
“c) Cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.”
|
Trước đây:
Theo quy định cũ tại điểm c khoản 1, Điều 9. Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù như sau: “1. Cá nhân cho thuê tài sản c) Cá nhân cho thuê tài sản không phát sinh doanh thu đủ 12 tháng trong năm dương lịch (bao gồm cả trường hợp có nhiều hợp đồng cho thuê) thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân cho thuê tài sản không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN là doanh thu tính thuế TNCN của một năm dương lịch (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế phát sinh cho thuê tài sản.” |
Như vậy, Thông tư số 100/2021/TT-BTC đã nêu rõ ràng và quy định chính xác hơn về phương pháp tính thuế đối với trường hợp cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm là: Doanh thu phát sinh cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN. Ngoài ra Thông tư cũng nêu rõ hơn về trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch. Điểm mới đặc biệt quan trọng là Thông tư đã bãi bỏ “Ví dụ 2” trong Thông tư 40. Còn nếu xét cụ thể “Ví dụ 2” áp dụng vào theo Thông tư số 100/2021/TT-BTC thì ông B không thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN của năm 2022 và năm 2023 do doanh thu theo năm dương lịch cả 2 năm đều < 100 triệu đồng. |
Ví dụ 2: Ông B phát sinh hợp đồng cho thuê nhà với thỏa thuận tiền cho thuê là 10 triệu đồng/tháng trong thời gian từ tháng 10 năm 2022 đến hết tháng 9 năm 2023. Như vậy, doanh thu thực tế năm 2022 là 30 triệu đồng, nhưng tổng doanh thu tính theo 12 tháng của năm 2022 là 120 triệu đồng; doanh thu thực tế năm 2023 là 90 triệu đồng, nhưng tổng doanh thu tính theo 12 tháng của năm 2023 là 120 triệu đồng.
Do đó, Ông B thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT, phải nộp thuế TNCN tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh của năm 2022 và năm 2023 theo hợp đồng nêu trên.
|
|
4 | Điểm mới:
Theo khoản 4, Điều 1, Thông tư số 100/2021/TT-BTC bổ sung khoản 5 Điều 17, Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau: Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Thuế “5. Xây dựng giải pháp, lộ trình cung cấp thông tin theo hình thức điện tử từ các Sàn giao dịch thương mại điện tử đến cơ quan thuế nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý thuế theo rủi ro, đảm bảo yêu cầu về bảo mật thông tin theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Sàn giao dịch thương mại điện tử. Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc chia sẻ và cung cấp thông tin giữa cơ quan thuế và Sàn giao dịch thương mại điện tử.” |
Trước đây:
Chưa có quy định. |
Thông tư đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong việc xây dựng giải pháp, lộ trình cung cấp thông tin theo hình thức điện tử từ các Sàn giao dịch thương mại điện tử. |
||
5 | Điểm mới:
Theo khoản 4, Điều 1, Thông tư số 100/2021/TT-BTC bổ sung khoản 6 Điều 18, Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau: Điều 18. Trách nhiệm của Cục Thuế “6. Trong trường hợp tổ chức là chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử không thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua Sàn trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự thì Cục Thuế phối hợp với Sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh thông qua Sàn theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế để quản lý thuế theo quy định của pháp luật.” |
Trước đây:
Chưa có quy định. |
Thông tư đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của Cục Thuế các địa phương trong việc phối hợp với Sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh thông qua Sàn khi tổ chức là chủ sở hữu Sàn không thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh thông qua Sàn trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. |
Chú ý: Thông tư số 100/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
>>> Xem thêm một số cập nhật quy định khác:
- Cách hủy hóa đơn còn tồn khi chuyển sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020 và Thông tư 78/2021
2. Kết luận
MISA AMIS hy vọng qua bài viết tổng hợp và phân tích các điểm mới của Thông tư số 100/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2021/TT-BTC sẽ giúp các bạn kế toán cập nhật nhanh được các chính sách thuế mới để thực hiện công việc kế toán ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, bài viết sẽ thực sự giúp ích cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang gặp khó khăn, bất cập khi áp dụng quy định cũ theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC thì nay sẽ được cởi bỏ nút thắt qua những điểm mới hợp lý hơn từ Thông tư số 100/2021/TT-BTC.
Chúc quý bạn đọc và các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thành công!
Tác giả: Người yêu kế toán.