Thuế tài nguyên là gì? Tổng hợp quy định mới nhất theo thông tư 152/2015/TT-BTC 

26/11/2021
1507

Thuế tài nguyên được Nhà nước quy định và ban hành để điều tiết hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Hiểu thế nào cho đúng về thuế tài nguyên và cách tính loại thuế này như thế nào sẽ là những thông tin được chia sẻ sau đây.

1. Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên có lịch sử hình thành và phát triển tương đối phức tạp. Phải đến tận năm 1990 thì mới có những văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các quy định về thuế tài nguyên. Sau đó, Nhà nước dần hoàn thiện các quy định, chính sách về thuế tài nguyên trong các văn bản như Luật thuế tài nguyên năm 2009, Nghị định số 50/2010/NĐ-CP…

Theo các văn bản pháp luật quy định thì xét về bản chất, thuế tài nguyên cũng là một loại thuế gián thu. Cụ thể thì thuế tài nguyên là khoản tiền mà doanh nghiệp, cá nhân có thực hiện khai thác tài nguyên thiên nhiên phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

Các đặc điểm của sắc thuế này:

  • Là thuế gián thu.
  • Là khoản thu của NSNN.
  • Được tính căn cứ vào sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác (không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên).
  • Được cấu thành trong giá bán tài nguyên nên người chịu thuế cuối cùng sẽ là người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm tạo ra từ tài nguyên.
  • Được áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên, không phân biệt vùng miền, mục đích sử dụng…

2. Đối tượng chịu thuế tài nguyên 

Căn cứ vào, điều 2 thông tư 152/2015/TT-BTC , đối tượng chịu sắc thuế này là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:

  • Khoáng sản kim loại.
  • Khoáng sản không kim loại.
  • Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
  • Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
  • Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.
  • Nước biển làm mát máy quy định tại khoản này phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Trường hợp sử dụng nước biển mà gây ô nhiễm, không đạt các tiêu chuẩn về môi trường thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
  • Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
  • Yến sào do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
  • Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Đối tượng nộp thuế tài nguyên

  • Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
    • Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.
    • Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
  • Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế;

Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

  • Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.
  • Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Thông tư này, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.

Trường hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.

  • Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định.

4. Căn cứ tính thuế và cách tính thuế tài nguyên

Tại Điều 4 Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế tài nguyên là:

  • Sản lượng tài nguyên tính thuế
  • Giá tính thuế tài nguyên
  • Thuế suất thuế tài nguyên

Để xác định số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ, người nộp thuế tính theo công thức:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên

Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên, công thức xác định số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

4.1  Sản lượng tài nguyên tính thuế

Sản lượng tài nguyên tính thuế được hiểu chi tiết trong từng trường hợp

  • Nếu tài nguyên thuộc loại khai thác xác định được số lượng, trọng lượng, khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng, khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
  • Nếu tài nguyên thuộc loại không xác định được số lượng, trọng lượng, khối lượng thực tế (do chứa nhiều chất, tạp chất và cần sàng tuyển, phân loại) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định:
    • Theo số lượng trọng lượng, khối lượng loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên nếu sau khi sàng tuyển phân loại thu được từng chất riêng.
    • Đối với từng chất căn cứ sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài nguyên nếu qua sàng, tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai thác (quặng).
  • Nếu tài nguyên khai thác không bán ra trực tiếp mà còn qua sản xuất, chế biến thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định là sản lượng tài nguyên khai thác được xác định bằng cách quy đổi từ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để bán ra theo định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm
  • Nếu tài nguyên là nước thiên nhiên sử dụng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện đã bán theo hợp đồng hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng (xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường, có xác nhận của một trong các bên: bên mua, bên bán, bên giao, bên nhận)
  • Nếu tài nguyên là nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l).

4.2  Giá tính thuế tài nguyên

Giá tính thuế tài nguyên theo Điều 6 Thông tư 152/TT-BTC là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của cá nhân, tổ chức khai thác, giá bán này chưa bao gồm thuế nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định. Trường hợp thấp hơn thì giá tính thuế tài nguyên sẽ do UBND cấp tỉnh quy định.

Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi để tiêu thụ thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm, không bao gồm chi phí vận chuyển (giá bán sản phẩm và chi phí vận chuyển được ghi nhận riêng trên hóa đơn).

  • Đối với tài nguyên xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên: Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên có cùng phẩm cấp, chất lượng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Với giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính theo công thức:

Giá bán một đơn vị tài  nguyên = Tổng doanh thu chưa thuế : Tổng sản lượng tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng
  • Đối với tài nguyên không xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên (do chứa nhiều chất, tạp chất): Giá tính thuế là giá bán đơn vị tài nguyên của từng chất, được xác định căn cứ tổng doanh thu bán tài nguyên trong tháng chưa thuế tính cho từng chất có trong tài nguyên khai thác theo tỷ lệ hàm lượng của từng chất.
  • Đối với tài nguyên không bán ra trực tiếp mà phải qua sản xuất, chế biến: 
    • Sản phẩm bán ra là tài nguyên: giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên hoặc trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên.
    • Sản phẩm bán ra là sản phẩm công nghiệp: giá tính thuế tài nguyên được xác định theo công thức:
Giá tính thuế tài nguyên  = Giá bán sản phẩm công nghiệp Chi phí chế biến sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp

Lưu ý, giá tính thuế tài nguyên xác định theo công thức này phải đảm bảo không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.

  • Sản phẩm là tài nguyên đồng hàng:  áp dụng giá tính thuế đơn vị tài nguyên theo từng trường hợp cụ thể.

Hàng năm, UBND cấp tỉnh sẽ ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên để cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên căn cứ để thực hiện cho năm tiếp theo.

  • Bảng giá tính thuế này có các thông tin làm cơ sở, căn cứ xác định thuế tài nguyên phù hợp với các chính sách, văn phản pháp luật:
    • Định mức sử dụng tài nguyên: làm căn cứ quy đổi từ sản phẩm tài nguyên hoặc sản phẩm công nghiệp ra sản lượng tài nguyên khai thác được xác định căn cứ thực tế khai báo của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp báo cáo thăm dò đánh giá về hàm lượng, chất lượng, sản lượng của loại tài nguyên, phương pháp khai thác, tỷ lệ thu hồi tài nguyên.
    • Giá tính thuế tài nguyên: là giá tài nguyên khai thác và giá sản phẩm tài nguyên tương ứng với tính chất của tài nguyên, sản phẩm tài nguyên khai thác, chế biến của các doanh nghiệp được xác định trên cơ sở các tài liệu, chứng từ, hợp đồng mua bán. 
  • Bảng giá tính thuế tài nguyên được cơ quan Thuế trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên niêm yết công khai và gửi về Tổng cục Thuế để xây dựng cở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên.

4.3  Thuế suất 

Theo điều 1 Thông tư 12/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 7 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Đối với tài nguyên là nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên khai thác, sử dụng thì áp dụng thuế suất thuế tài nguyên đối với từng trường hợp:

  • Áp dụng cùng mức thuế suất thuế tài nguyên như loại được đóng chai, đóng hộp đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp (kể cả đóng bình, đóng thùng có thể chiết ra thành chai, thành hộp).
  • Áp dụng mức thuế suất thuế tài nguyên theo mục đích sử dụng tương ứng đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất kinh doanh có lẫn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt xác định không thuộc diện sản xuất kinh doanh sản phẩm nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp.

5. Một số trường hợp được miễn thuế, giảm thuế tài nguyên

Một số trường hợp được Nhà nước miễn hoặc giảm thuế tài nguyên quy định tại Điều 10, 11 Thông tư 152/2015/TT-BTC bao gồm:

  • Miễn thuế với:
    • Cá nhân, tổ chức khai thác hải sản tự nhiên.
    • Cá nhân, tổ chức khai thác cành, củi, ngọn, tre, nứa, trúc, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân, tổ chức được phép khai thác để phục vụ cho mục đích sinh hoạt.
    • Cá nhân, tổ chức khai thác nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thủy điện để phục vụ sinh hoạt.
    • Cá nhân, hộ gia đình khai thác nước thiên nhiên để phục vụ mục đích sinh hoạt.
    • Cá nhân, tổ chức có tài nguyên được giao, thuê khai thác sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê, đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
    • Các trường hợp khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
  • Giảm thuế với:
    • Trường hợp người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai tự nhiên, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế.
    • Trường hợp khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

6. Thuế suất thuế tài nguyên

Căn cứ vào Nghị quyết số: 1084/2015/UBTVQH13, thuế suất thuế tài nguyên với từng đối tượng như sau:

STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
I Khoáng sản kim loại  
1 Sắt 14
2 Măng-gan 14
3 Ti-tan (titan) 18
4 Vàng 17
5 Đất hiếm 18
6 Bạch kim, bạc, thiếc 12
7 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 20
8 Chì, kẽm 15
9 Nhôm, Bô-xít (bouxite) 12
10 Đồng 15
11 Ni-ken (niken) 10
12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi) 15
13 Khoáng sản kim loại khác 15
II Khoáng sản không kim loại  
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7
2 Đá, sỏi 10
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 10
4 Đá hoa trắng 15
5 Cát 15
6 Cát làm thủy tinh 15
7 Đất làm gạch 15
8 Gờ-ra-nít (granite) 15
9 Sét chịu lửa 13
10 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 15
11 Cao lanh 13
12 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 13
13 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 10
14 A-pa-tít (apatit) 8
15 Séc-păng-tin (secpentin) 6
16 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 10
17 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 12
18 Than nâu, than mỡ 12
19 Than khác 10
20 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 27
21 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen 25
22 A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) 18
23 Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite) 18
24 Khoáng sản không kim loại khác 10
III Sản phẩm của rừng tự nhiên  
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III 20
4 Gỗ nhóm IV 18
5 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 12
6 Cành, ngọn, gốc, rễ 10
7 Củi 5
8 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10
9 Trầm hương, kỳ nam 25
10 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10
11 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5
IV Hải sản tự nhiên  
1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 10
2 Hải sản tự nhiên khác 2
V Nước thiên nhiên  
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 10
2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 5
3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại Điểm 1 và Điểm 2 Nhóm này  
3.1 Sử dụng nước mặt  
a Dùng cho sản xuất nước sạch 1
b Dùng cho Mục đích khác 3
3.2 Sử dụng nước dưới đất  
a Dùng cho sản xuất nước sạch 5
b Dùng cho Mục đích khác 8
VI Yến sào thiên nhiên 20
VII Tài nguyên khác 10
STT Sản lượng khai thác Thuế suất (%)
Dự án khuyến khích đầu tư Dự án khác
I Đối với dầu thô    
1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 10
2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 12
3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 14
4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 19
5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 24
6 Trên 150.000 thùng/ngày 23 29
II Đối với khí thiên nhiên, khí than    
1 Đến 5 triệu m3/ngày 1 2
2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3 5
3 Trên 10 triệu m3/ngày 6 10

Các doanh nghiệp đều nắm rõ được rằng nộp thuế là nghĩa vụ của họ và thực tế thì họ vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, khó lòng tránh được nguy cơ chậm nộp thuế vì quá bận hoặc vì những lý do khách quan như gặp sai sót trong quá trình kê khai, tính thuế… Lúc này, các doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ mà nhất là công nghệ mới, tiện ích và thông minh như phần mềm kế toán online MISA AMIS. AMIS Kế toán có tính năng thuế hỗ trợ doanh nghiệp:

  • TÍNH NĂNG CẢNH BÁO THÔNG MINH: Nhắc nhở doanh nghiệp khi gần đến hạn kê khai, nộp thuế để đảm bảo không rơi vào tình huống chậm nộp.
  • TỰ ĐỘNG LẬP TỜ KHAI CÓ MÃ VẠCH THEO MẪU BIỂU MỚI NHẤT CỦA CƠ QUAN THUẾ: Tự động lập Tờ khai thuế GTGT theo tháng/ quý, Tờ khai thuế TNDN tạm tính, Tờ khai quyết toán thuế TNDN,… các phụ lục kèm theo tờ khai và báo cáo thuế có mã vạch.
  • NỘP TỜ KHAI TRỰC TIẾP CHO CƠ QUAN THUẾ TỪ PHẦN MỀM: Phần mềm tích hợp dịch vụ kê khai thuế MTAX.VN, giúp Kế toán nộp trực tiếp tờ khai đã lập trên phần mềm. Đồng thời, doanh nghiệp có thể xuất khẩu tờ khai ra định dạng xml để nộp qua cổng nhận tờ khai của cơ quan thuế.
  • ….
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán đăng ký trải nghiệm 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả