Quyết định số 33/2021/QĐ-TTG mở rộng đối tượng nhận và giảm tải thủ tục đăng ký hỗ trợ người lao động trong đại dịch

16/11/2021
1603

Ngày 06 tháng 11 năm 2021 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 đã mở rộng thêm các đối tượng được nhận, đồng thời giảm tải thủ tục hành chính khi đăng ký hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. MISA AMIS xin tóm tắt những nội dung chính của Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg để các bạn đọc nhanh chóng nắm được thông tin mới này.

Hình 1: Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

>>> Đọc thêm các quy định đăng ký nhận hỗ trợ theo theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021QĐ-TTg

Mục lục Hiện

1. Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg có sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg 

Thứ 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 – Điều kiện hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

1. Người sử dụng lao động đã đóng đủ bảo hiểm xã hội hoặc đang tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất đến hết tháng 01 năm 2021 mà bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 10% số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị so với tháng 01 năm 2021. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm:

Hình 2: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm bao gồm

2. Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm tại khoản 1 Điều này chỉ bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; không bao gồm người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Hình 3: Lao động tham gia bảo hiểm xã hội tính giảm


Thứ 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 – Đối tượng, điều kiện hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; 
  • Do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 16/CT-TTg) hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 128/NQ-CP) hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
Hình 4: Các điều kiện nhận hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

Thứ 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và khoản 3 Điều 15 – Hồ sơ đề nghị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

  1. Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Trường hợp do dịch bệnh hoặc nguyên nhân bất khả kháng không thể thỏa thuận bằng văn bản, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận bằng các hình thức khác (qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử,…), sau khi có sự thống nhất thỏa thuận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương giữa hai bên thì người sử dụng lao động ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột “Ghi chú” tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Quyết định này và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.
  2. Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định này thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: 
  • Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; 
  • Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; 
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; 
  • Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 – Trình tự, thủ tục thực hiện hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

  1. Người sử dụng lao động lập danh sách, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về danh sách người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quyết định này và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
  2. Người sử dụng lao động gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.

Thứ 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 – Đối tượng, điều kiện hỗ trợ người lao động ngừng việc

Người lao động được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc vì lý do theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
  • Do người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 từ 14 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.
  1. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng người lao động ngừng việc hoặc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc.

Thứ 6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 19 – Hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động ngừng việc

Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 18 Quyết định này thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: 

  • Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; 
  • Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; 
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; 
  • Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 20 – Trình tự thực hiện hỗ trợ người lao động ngừng việc 

  1. Người sử dụng lao động lập danh sách, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về danh sách người lao động theo quy định tại Điều 19 Quyết định này và đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
  2. Người sử dụng lao động gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 19 Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.

Thứ 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 – Đối tượng, điều kiện hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp sau: 

  • Phải cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa hoặc không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; 
  • Do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc người sử dụng lao động có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
    1. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
    2. Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Thứ 9. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2, khoản 4 Điều 23 -Hồ sơ đề nghị hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

  1. Bản sao một trong các giấy tờ sau:
Hình 5: Bản sao một trong các giấy tờ để nhận hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động
  1. Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 22 Quyết định này thì bổ sung thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: 
  • Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; 
  • Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; 
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; 
  • Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 – Đối tượng, điều kiện hỗ trợ đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế

Hộ kinh doanh được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

1. Có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế.

2. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Thứ 11. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 – Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và có trong danh bạ của cơ quan thuế

Hình 6: Trình tự thực hiện đối với hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh
  1. Hộ kinh doanh gửi đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm kinh doanh. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2022.
  2. Trong 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục Thuế.
  3. Trong 02 ngày làm việc, Chi cục Thuế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
  4. Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  5. Trong 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thứ 12. Bổ sung Điều 37a vào sau Điều 37 Hỗ trợ đối với hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chí xác định đối tượng đang hoạt động trên địa bàn địa phương quản lý, hồ sơ, thủ tục hỗ trợ trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

2. Hỗ trợ 01 lần với mức 3.000.000 đồng/hộ.

3. Không áp dụng đối với những trường hợp đã được địa phương quy định là đối tượng được hỗ trợ theo chính sách tại điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.”

Thứ 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 – Điều kiện vay vốn

1. Người sử dụng lao động được vay vốn trả lương ngừng việc khi có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản   3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.

2. Điều kiện vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động:

  a) Đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động toàn bộ hoặc một phần theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022:

  • Có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm đề nghị vay vốn.
  • Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với trường hợp phải tạm dừng hoạt động.

b) Đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

  • Có người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
  • Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Thứ 14. Sửa đổi, bổ sung điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều 40 -Hồ sơ, trình tự hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

c) Bản sao một trong các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; 
  • Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có)

Trường hợp đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cung cấp thêm bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động hoặc Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài.

 đ) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng toàn bộ hoặc một phần hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc áp dụng các biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động/hoạt động hạn chế/hoạt động có điều kiện/hoạt động hạn chế, có điều kiện theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với trường hợp vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh).

2. Điều 2 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg Sửa đổi, bổ sung một số mẫu và bãi bỏ một số điều khoản của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg

  1. Sửa đổi, bổ sung Mẫu số 02, 07, 8b, 8c, 11, 12a, 12b và 12c; bổ sung Mẫu số 02a tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
  2. Bãi bỏ Khoản 1 Điều 19, Điểm g Khoản 1 Điều 40 của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

3. Điều 3 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg quy định hiệu lực thi hành và cách xử lý các trường hợp đã nhận được chi trả hỗ trợ

Hình 7: Hiệu lực thi hành và cách xử lý các trường hợp đã nhận được chi trả hỗ trợ theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg

Kết luận

MISA AMIS hy vọng bài viết tóm tắt về các điểm mới về các chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh theo Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23/2021/ QĐ-TTg sẽ giúp ích được cho các bạn đọc nhanh chóng tiếp cận với các chính sách hỗ trợ này.

Chúc quý độc giả thành công!!!

Nhận thấy tầm quan trọng của việc kế toán và chủ doanh nghiệp được cập nhật các thông tư, nghị định mới nhất từ chính phủ, phần mềm kế toán online MISA AMIS thường xuyên cập nhật các thông tư, nghị định mới do Bộ Tài chính ban hành để giúp kế toán viên dễ dàng hơn trong công việc.

Ngoài ra, AMIS Kế toán cũng mang đến giải pháp quản trị tài chính kế toán tổng thể vừa đơn giản, thông minh vừa an toàn chính xác với nhiều tính năng nổi bật.

  • Làm việc mọi lúc mọi nơi qua internet: giúp kế toán viên nói riêng và ban lãnh đạo doanh nghiệp nói chung có thể kịp thời đưa ra quyết định về vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
  • Kết nối ngân hàng điện tử: các quy định hiện nay khiến việc doanh nghiệp phải giao dịch qua ngân hàng ngày càng phổ biến hơn, đồng thời, ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp vì vậy phần mềm online MISA AMIS cho phép kết nối ngân hàng điện tử mang đến lợi ích về thời gian, công sức và tiền của cho doanh nghiệp và cho kế toán.
  • Kết nối với Cơ quan Thuế: Việc kê khai và nộp thuế điện tử hiện nay đang là xu thế và phần mềm online MISA AMIS với tiện ích mTax cho phép kế toán có thể kê khai và nộp thuế ngay trên phần mềm.
  • Kết nối với hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự: Phần mềm online MISA AMIS nằm trong một hệ sinh thái gồm nhiều phần mềm quản lý mang đến giải pháp tổng thể cho quản trị doanh nghiệp.….

Mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị Kế toán đăng ký sử dụng thử 15 ngày miễn phí hoàn toàn bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS tại đây.

Tác giả: Người yêu kế toán

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả