Doanh thu thuần là gì? Công thức tính doanh thu thuần

21/05/2023
971

Doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần đóng vai trò là chỉ tiêu quan trọng khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Việc xác định chỉ số này là cách thức để xác định tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định nhằm phản ánh kết quả, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách chân thực và đảm bảo nhất. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về khái niệm doanh thu thuần cũng như công thức tính chỉ số này.

1. Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là khoản doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã loại trừ các khoản bao gồm: Chiết khấu thương mại; Giảm giá hàng bán; Hàng bán bị trả lại.

Trong đó:

  • Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn, khoản này ghi nhận vào giảm trừ doanh thu. Mục đích để thúc đẩy bán hàng với số lượng lớn.
  • Giảm giá hàng bán: khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
  • Hàng bán bị trả lại: Là giá trị của số hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách hoặc các nguyên nhân khác.

Khi xem xét chỉ số tổng doanh thu so với doanh thu thường chúng ta có thể nhìn nhận được cấu trúc tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án thúc đẩy tăng doanh thu phù hợp nhất.

2. Công thức tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán 

Hoặc công thức tổng quát như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) – Các khoản giảm trừ doanh thu

Ví dụ bài tập

Giả sử công ty LoTek doanh thu là 300.000 USD/năm trong năm 2020. Mặt khác, trong năm công ty này thực hiện chính sách chiết khấu thương mại trực tiếp trên hóa đơn cho khách hàng là 10% và công ty bị trả lại số hàng là 20.000 USD. 

Áp dụng cách tính trên ta có kết quả:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) – Các khoản giảm trừ doanh thu
= 300.000 – 10% * 300.000 – 20.000
= 250.000 USD

3. Phân biệt doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận

3.1. Doanh thu thuần và doanh thu

Một nhầm lẫn thường xuyên xảy ra với kế toán là coi doanh thu và doanh thu thuần là một trong khi đó là hai chỉ tiêu hoàn toàn khác biệt. Trước hết, doanh thu của doanh nghiệp hay nói một cách đầy đủ là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, tư vấn trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp. Ta có công thức tính doanh thu như sau

Doanh thu  = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra/số người trải nghiệm dịch vụ * Đơn giá sản phẩm/dịch vụ) + Các khoản phụ thu khác

Còn doanh thu thuần của doanh nghiệp, đây là phần giá trị kinh tế mà doanh nghiệp thu được sau khi lấy doanh thu tổng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu, ta có công thức tính như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu

Như vậy, sẽ có khoảng chênh lệch giữa doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và doanh thu thuần. Khoảng chênh lệch đó đúng bằng giá trị của toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. 

doanh thu thuần

>> Xem thêm: Doanh thu là gì? Các nhầm lẫn nghiêm trọng thường gặp về doanh thu

3.2. Doanh thu thuần và lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ trừ đi giá thành của toàn bộ hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ và trừ đi thuế theo quy định của pháp luật. 

Lợi nhuận sau cùng mà chúng ta quan tâm là lợi nhuận sau thuế. Trước khi xác định lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp cần tính lợi nhuận trước thuế theo công thức:

Lợi nhuận trước thuế  = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế  = Lợi nhuận trước thuế – Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước trong kỳ

Cách nhận biết doanh nghiệp kinh doanh lời hay lỗ .

+ Nếu lợi nhuận sau thuế > 0 thì doanh nghiệp lãi.

+ Nếu lợi nhuận sau thuế < 0 thì doanh nghiệp lỗ.

Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ chủ doanh nghiệp theo dõi các chỉ tiêu Doanh thu, lợi nhuận tự động chi tiết đến từng mặt hàng, thị trường. Từ đó, chủ doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những quyết định sản xuất, kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

Dùng ngay miễn phí

4. Ý nghĩa doanh thu thuần

Doanh thu thuần phản ánh một cách chân thực về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Nhìn vào chỉ tiêu này, nhà quản trị có thể đánh giá được kết quả hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp đang tốt hay xấu, các chính sách bán hàng của doanh nghiệp đang có hiệu quả như thế nào…

Đồng thời, thông qua đánh giá chỉ tiêu này, nhà quản trị doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra các thay đổi trong nhiều chính sách từ bán hàng, sản xuất sản phẩm hay phân phối sản phẩm…

Cuối cùng, đây là một trong các cơ sở cơ bản nhất để xác định lợi nhuận trước và sau thuế nhằm xác định lỗ lãi của doanh nghiệp trong kỳ. Bởi vậy, xác định chính xác chỉ tiêu này là bước đầu hoàn thiện việc tính lãi lỗ của doanh nghiệp.

5. Những nhân tố tác động doanh thu thuần

Chỉ số này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:

5.1. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ 

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ được thể hiện thông qua các yếu tố dưới đây:

  • Mẫu mã;
  • Kiểu dáng;
  • Khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường;
  • Các yếu tố khác.

Trường hợp chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ bị ảnh hưởng sẽ gây ra những tác động đến giá cả của sản phẩm và dịch vụ hàng hóa, từ đó khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi dẫn đến những thay đổi về doanh thu của doanh nghiệp.

5.2. Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm

Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần của doanh nghiệp. Nếu số lượng sản phẩm được sản xuất vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến việc khó có thể tiêu thụ hết được sản phẩm từ đó xảy ra tình trạng tồn kho, gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Ngược lại khi số lượng sản phẩm sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường thì việc tiêu thụ hàng hóa sẽ đơn giản hơn. Do vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị hiếu của thị trường, khả năng tiêu thụ các sản phẩm từ đó xác định khối lượng sản phẩm sản xuất cho phù hợp.

5.3. Giá bán sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ

Giá bán cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu doanh nghiệp. Trường hợp giá bán tăng trong khi các chi phí khác không thay đổi sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao và ngược lại.

Mặt khác, khi xét trong một điều kiện thường, giá bán sẽ chi phối đến yếu tố khối lượng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống và khi giá được giảm thì khối lượng tiêu thụ sẽ là tăng lên.

5.4. Chính sách bán hàng

Sản phẩm sản xuất ra và được thị trường đón nhận, phù hợp với nhu cầu thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Khi đó doanh thu bán hàng cũng sẽ được tăng cao.

Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm doanh nghiệp cần triển khai các chính sách bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo đúng nguyên tắc các hoạt động tồn hàng, nhập và kê xuất. Muốn tăng doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp phải lựa chọn được chính sách bán hàng phù hợp với từng thời điểm, từng mặt hàng. Để làm được điều này, kế toán doanh nghiệp cần đưa ra báo cáo doanh thu chi tiết đến từng mặt hàng, từng nhân viên kinh doanh… nhằm mang đến cái nhìn chi tiết nhất cho nhà quản trị. Kế toán không cần quá lo lắng bởi những phần mềm kế toán thông minh như phần mềm kế toán online MISA AMIS có tính năng xuất được báo cáo doanh thu chi tiết.

5.5. Kết cấu của sản phẩm được tiêu thụ

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng của xã hội, các doanh nghiệp đã triển khai sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng với các kết cấu đa dạng. Kết cấu của sản phẩm chính là tỷ trọng giá trị của chính mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một giai đoạn nhất định. Nếu tăng tỷ trọng của sản phẩm có mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng của mặt hàng có mức sinh lời thấp (mức lợi nhuận cá biệt không đổi) thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên, và ngược lại. 

>> Đọc thêm: Biên lợi nhuận là gì? Cách tính và phân tích biên lợi nhuận

Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc để đảm bảo tăng doanh thu và đáp ứng sự phù hợp với thị hiếu của thị trường, bởi yếu tố kết cấu tiêu thụ thay đổi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. 

Hiện nay, việc ứng dụng công cụ quản lý trong các hoạt động liên quan đến tài chính – kế toán giúp kế toán viên tiết kiệm thời gian và công sức một cách hiệu quả. Các công cụ tự động như MISA AMIS Kế Toán hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính – kế toán nhanh hơn, chính xác hơn. 

Phần mềm kế toán online MISA AMIS hỗ trợ CEO/Chủ doanh nghiệp trong công tác quản lý tài chính – kế toán:

+ Cung cấp đầy đủ các chỉ tiêu Doanh thu thuần trên Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định sản xuất, kinh doanh hợp lý, hiệu quả.

+ Cung cấp đầy đủ các số liệu báo cáo khác liên quan đến chi phí, lợi nhuận chi tiết đến từng mặt hàng, thị trường để CEO/chủ doanh nghiệp nắm bắt được mặt hàng, thị trường nào kinh doanh đang hiệu quả để có kế hoạch kinh doanh hợp lý.

+ Dễ dàng nắm bắt tình hình doanh nghiệp thông qua nhiều thiết bị như moblie, laptop mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối internet.

Dùng ngay miễn phí

Ngoài ra, Anh/Chị kế toán doanh nghiệp có thể đăng ký phần mềm kế toán online MISA AMIS để thực tế trải nghiệm một giải pháp với nhiều tính năng, tiện ích như:

  • Hệ sinh thái kết nối:
    • Hoá đơn điện tử – cho phép xuất hoá đơn ngay trên phần mềm
    • Ngân hàng điện tử – cho phép lấy sổ phụ, đối chiếu và chuyển tiền ngay trên phần mềm
    • Cơ quan Thuế – cổng mTax cho phép nộp tờ khai, nộp thuế ngay trên phần mềm
    • Hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự…
  • Đầy đủ các nghiệp vụ kế toán: Đầy đủ 20 nghiệp vụ kế toán theo TT133 & TT200, từ Quỹ, Ngân hàng, Mua hàng, Bán hàng, Kho, Hóa đơn, Thuế, Giá thành,…
  • Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu từ hóa đơn điện tử, nhập khẩu dữ liệu từ Excel giúp rút ngắn thời gian nhập chứng từ, tránh sai sót.
  • Tự động tổng hợp số liệu và kết xuất báo cáo tài chính với hàng trăm biểu mẫu có sẵn giúp kế toán đáp ứng kịp thời yêu cầu của lãnh đạo ….


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả