ROE là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số ROE

14/12/2024
5628

Nhằm đánh giá mức độ sinh lời của một doanh nghiệp người ta hay nhắc đến chỉ số ROE, một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính doanh nghiệp, cũng là chỉ tiêu mà chủ sở hữu, các nhà tài trợ và cả các nhà đầu tư tiềm năng rất quan tâm. Vậy chỉ số ROE là gì, cách tính như thế nào và làm sao để có thể cải thiện chỉ tiêu này? Mời các bạn cùng MISA AMIS tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Chỉ số ROE là gì?

ROE (Return on Equity) là chỉ số đo lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. ROE cho biết khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn mà cổ đông đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Nói cách khác, ROE phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra lợi nhuận.

Tham khảo bài viết: ROA là gì? Hướng dẫn cách tính và phân tích chỉ số ROA 

2. Công thức tính chỉ số ROE?

ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt được của kỳ đó chia cho vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (bao gồm vốn góp, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối).

Công thức xác định chỉ số ROE:

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: Là lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế trong một khoảng thời gian nhất định
  • Vốn chủ sở hữu bình quân: Là số vốn mà chủ sở hữu góp vào doanh nghiệp, tính bình quân trong kỳ.

Để hiểu đúng, tính đúng chỉ số ROE cũng như các chỉ số tài chính khác,  trước hết bạn nên nắm vững cách đọc các báo cáo tài chính. Dưới đây, bài viết sẽ giới thiệu cách xác định chỉ số ROE thông qua BCTC từ ví dụ cụ thể.

Ví dụ: Tính chỉ số ROE của Công Ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Việt An năm 2019

  • Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế

Trích dẫn nguồn số liệu trên Báo cáo KQKD  Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Việt An tại ngày 31/12/ 2019 như sau:

chỉ số ROE

Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy LNST của Việt An năm 2019 là 1.992.562.246 đồng

  • Bước 2: Xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân

Trích dẫn nguồn số liệu trên Bảng cân đối kế toán  Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Việt An tại ngày 31/12/ 2019 như sau:

báo cáo tài chính

Vốn chủ sở hữu bình quân = Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ
2



= 11,812,585,396+ 12,584,079,023
2
= 12,198,332,210
  • Bước 3: Tính chỉ số ROE

Thay số liệu đã tính toán ở bước 1 và bước 2 vào công thức xác định ROE đã nêu ở trên ta được chỉ tiêu ROE của Công ty Cổ phần Phát triển  Công nghệ Việt An năm 2019 là: 

ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân


= 1,992,562,246 x 100%
12,198,332,210

3. Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn của mình hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra lợi nhuận.Chỉ số ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp đang chi tiêu và sử dụng vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả, tạo ra lợi nhuận tốt. Trong cùng một ngành, doanh nghiệp nào có ROE cao và ổn định thường hoạt động năng suất và có cơ cấu kinh doanh tối ưu hơn.

ROE giúp so sánh hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc trên toàn thị trường. Một chỉ số ROE cao hơn cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo lợi nhuận vượt trội và hoạt động kinh doanh đang phát triển tốt.

Duy trì được ROE cao và ổn định mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường có xu hướng lựa chọn cổ phiếu của những doanh nghiệp có ROE cao, vì đây là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra giá trị lớn cho cổ đông. Điều này cũng dẫn đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp có thể cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

4. Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và tình hình thị trường cụ thể. Tuy nhiên, một số nguyên tắc chung có thể tham khảo như sau:

  • ROE từ 15% trở lên thường được coi là tốt và đáng tin cậy. Đây là mức thể hiện khả năng sử dụng vốn hiệu quả, tạo ra lợi nhuận ổn định và bền vững.
  • Chỉ số ROE nên được so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành để đảm bảo tính khách quan. Một doanh nghiệp có ROE cao hơn mức trung bình ngành thường chứng tỏ hiệu quả kinh doanh vượt trội. Ví dụ: Ngành ngân hàng thường có ROE khoảng 15-20%, trong khi các ngành sản xuất có thể chỉ đạt từ 10-15%.
  • Một doanh nghiệp tốt không chỉ có ROE cao mà còn cần duy trì chỉ số này ổn định trong nhiều năm. ROE cao nhưng biến động lớn có thể là dấu hiệu của rủi ro kinh doanh hoặc các yếu tố bất thường.

Tóm lại, chỉ số ROE tốt thường nằm trong khoảng 15-20% và ổn định trong dài hạn. Nhà đầu tư cần phân tích ROE kết hợp với các chỉ số tài chính khác và so sánh với doanh nghiệp cùng ngành để có đánh giá toàn diện.

Đọc thêm môt số chỉ số tài chính quan trọng khác giúp phân tích tình hình hoạt động của DN:

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE 

Để xác định các yêu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE có thể dựa trên Mô hình Dupont.  Đây là phương pháp phân tích sâu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE  bằng cách chia nhỏ ROE thành các thành phần chính. Qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ nguồn gốc tạo ra lợi nhuận và xác định yếu tố cần cải thiện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

Cụ thể:

ROE = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu x Tổng tài sản
Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu bình quân

Hay

ROE = Tỷ suất lợi nhuận doanh thu x Vòng quanh tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Thông qua phương trình trên, ta có thể thấy chỉ số ROE của doanh nghiệp có thể bị tác động bới ba yếu tố chính sau đây:

* Tỷ suất lợi nhuận ròng (Net Profit Margin):

Tỷ suất này giúp  đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của doanh nghiệp hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận ròng cho thấy doanh nghiệp có thể tạp ra được bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng doanh thu.

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu

Tỷ suật lợi nhuận ròng tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và có lợi thế nhất định, khi có thể tăng giá bán hoặc cắt giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

* Vòng quay tài sản (Asset Turnover)

Vòng quay tài sản cho biết mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu.

Công thức tính:

Vòng quay tài sản  = Doanh thu
Tổng tài sản

Vòng quay tài sản tăng, cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.

* Hệ số đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng nợ vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu bình quân

Đòn bẩy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.

Mô hình Dupont là công cụ hiệu quả để phân tích và cải thiện chỉ số ROE, giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Việc tập trung tối ưu tỷ suất lợi nhuận ròng, vòng quay tài sản và hệ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra lợi nhuận bền vững và tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần kết hợp phân tích ROE với các chỉ số tài chính khác và đặt trong bối cảnh ngành nghề cụ thể để đảm bảo đánh giá toàn diện và chính xác.

6. Cách ứng dụng chỉ số ROE trong doanh nghiệp

Cách ứng dụng chỉ số ROE trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp và nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

* Tính mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng sinh lời (ROE) và tỷ lệ tái đầu tư lợi nhuận. Công thức tính tốc độ tăng trưởng như sau:

G = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư

Trong đó:

  • Tỷ lệ tái đầu tư được xác định bằng: = 1- Tỷ lệ chi trả cổ tức

Ví dụ:  Công ty A và Công ty B đều có ROE là 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức của hai công ty khác nhau:

  • Công ty A chi trả cổ tức với tỷ lệ 30%.
  • Công ty B chi trả cổ tức với tỷ lệ 10%.

Tốc độ tăng trưởng của A = 20% x (1 – 30%) = 14%

Tốc độ tăng trưởng của B = 20% x (1 – 10%) = 18%

Mặc dù cả hai công ty đều có chỉ số ROE là 20%, nhưng do Công ty B tái đầu tư phần lớn lợi nhuận (90%), tốc độ tăng trưởng của Công ty B là 18%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của Công ty A là 14%.

* Đánh giá khả năng tạo giá trị cho cổ đông

Chỉ số ROE giúp đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cổ đông thông qua hiệu quả sử dụng vốn. Khi so sánh ROE với chi phí sử dụng vốn cổ phần (kỳ vọng lợi nhuận của cổ đông), có thể chia thành các trường hợp sau:

  • ROE nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, lợi nhuận tạo ra không đủ để đáp ứng kỳ vọng của cổ đông.
  • ROE lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tái đầu tư tốt và tạo ra giá trị vượt qua kỳ vọng của nhà đầu tư.

Đây là cơ sở quan trọng giúp nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư hoặc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp hay không.

* Đánh giá năng lực cạnh tranh

Chỉ số ROE cũng phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ trong ngành. Những doanh nghiệp sở hữu lợi thế về thương hiệu, công nghệ, quy trình sản xuất hoặc quản lý chi phí thường có khả năng tạo ra lợi nhuận cao và duy trì ROE ở mức vượt trội so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững và hoạt động hiệu quả trong dài hạn.

7. Những điểm hạn chế của chỉ số ROE

Chỉ số ROE là công cụ hữu ích để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tuy nhiên nó vẫn tồn tại những điểm hạn chế sau:

  • Không phản ánh đầy đủ rủi ro tài chính: ROE có thể tăng cao nhờ việc sử dụng đòn bẩy tài chính (nợ vay). Khi doanh nghiệp vay nợ nhiều, vốn chủ sở hữu giảm, khiến ROE tăng lên một cách “ảo” dù lợi nhuận thực tế không tăng đáng kể. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán.
  • Dễ bị bóp méo bởi lợi nhuận bất thường: ROE có thể bị ảnh hưởng bởi các khoản lợi nhuận bất thường như bán tài sản, hoàn nhập dự phòng hoặc thu nhập bất ngờ khác. Điều này làm cho ROE trong kỳ không phản ánh đúng hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
  • Không xem xét quy mô vốn chủ sở hữu: ROE chỉ tập trung vào lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, nhưng không đánh giá tổng nguồn vốn và quy mô tài sản của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ROE cao nhưng vốn nhỏ có thể không tạo ra giá trị lớn trong dài hạn.
  • Thiếu tính ổn định trong ngắn hạn: ROE có thể biến động mạnh trong ngắn hạn do ảnh hưởng từ lợi nhuận ròng hoặc vốn chủ sở hữu. Điều này làm giảm khả năng dự báo và đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh trong dài hạn.

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư, việc phân tích và đánh giá chỉ số ROE một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao. Thay vì phải đợi kế toán tổng hợp số liệu để tính toán tỷ số ROE hay các chỉ số khác một cách thủ công, CEO/chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng các chỉ số tài chính của công ty nhờ Phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ đang được đánh giá rất cao hiện nay không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp:

Phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề.
  • Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, BCTC và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.

Đặc biệt, AMIS Kế toán còn cung cấp hệ thống các chỉ số phân tích tài chính – công cụ đắc lực cho doanh nghiệp trong công cuộc tính toán và hoạch định tài chính tại đơn vị. Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các hệ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.

Mời anh/chị đăng ký đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trải nghiệm công cụ tài chính tối ưu nhất!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả