Một trong những tư duy kinh doanh của Warren Buffett là “Chất lượng của một nhà lãnh đạo quyết định 50% thành công của doanh nghiệp”. Trong đó, điểm cốt lõi làm nên chất lượng đó chính là quản trị học – kim chỉ nam giúp định hình và phát triển kỹ năng lãnh đạo cho nhà quản trị. Vậy, quản trị học là gì, có những vai trò cốt lõi nào và xu hướng của nó trong bối cảnh thời đại số như hiện nay? Cùng MISA AMIS tìm hiểu ngay!
TẶNG MIỄN PHÍ: BỘ TINH HOA BINH PHÁP QUẢN TRỊ 2025 |
1. Quản trị học là gì?
Khái niệm về quản trị học là gì vô cùng rộng lớn và bao hàm nhiều lĩnh vực như giáo dục, khoa học,… Nhưng ở khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm quản trị học trong doanh nghiệp.
Robert Kreitner từng phát biểu:
“Quản trị là tiến trình làm việc với con người và thông qua con người để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả những nguồn tài nguyên có hạn.”
Và để thực hiện được những tiến trình quản trị trên, ban lãnh đạo cần có quản trị học. Đó là nền tảng lý thuyết, kiến thức, phương pháp,… giúp các nhà quản lý hiểu và áp dụng một cách khoa học trong doanh nghiệp để cải thiện hiệu quả hoạt động.
Vì vậy, James A.F. Stoner đã đưa ra khái niệm quản trị học là gì như sau:
“Quản trị học là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm tìm hiểu các nguyên lý, phương pháp và công cụ để quản lý và điều hành tổ chức, nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực.”
>>> Tham khảo ngay: Quản trị là gì? Phân biệt Quản trị (Governance) và Quản lý
>>> Tham khảo ngay: Nhà quản trị là gì? Các vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp
2. Vai trò của quản trị học là gì?
2.1. Tạo nền tảng lý thuyết vững chắc cho nhà quản trị
Peter Drucker (Cha đẻ của quản trị hiện đại) từng phát biểu:
“Quản trị học không phải là nghệ thuật dựa trên kinh nghiệm, mà là một khoa học với những nguyên lý và phương pháp có thể học hỏi và áp dụng.”
Để thấy rằng, quản trị học đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền móng vững chắc về mặt lý thuyết và phương pháp cho nhà quản trị. Một nhà quản trị tốt sẽ không “thầy bói xem voi” mà cần có cái nhìn tổng quan cho đến am hiểu sâu sắc về toàn bộ doanh nghiệp. Nhưng sự am hiểu đó cần dựa trên những cơ sở khoa học có chứng thực để chiến lược đề ra đạt hiệu quả tối đa.
2.2. Định hướng phong cách lãnh đạo cho nhà quản trị
Như đã đề cập, quản trị học mang sứ mệnh định hình và định hướng phong cách cho người lãnh đạo. Tại sao mỗi nhà quản trị lại có một phong cách lãnh đạo và quản lý khác nhau? Bởi vì, nền tảng kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm, trải nghiệm và ngành nghề của họ khác nhau.
Bề dày trong quản trị học tỷ lệ thuận với mức độ thành công của từng phong cách lãnh đạo. Chúng ta càng hiểu biết sâu rộng và hoạch định chiến lược một cách sáng tạo có logic, có thử nghiệm thì kết quả càng hiệu quả. Ngược lại, nếu nhà quản trị chỉ lý thuyết suông hoặc làm việc cảm tính, không khoa học thì chiến lược sẽ rất xa vời.
2.3. Giúp nhà quản trị tối ưu nguồn lực & tài nguyên
Quản trị học mang lại cho nhà lãnh đạo những phương pháp, công thức và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong việc phân loại chiến lược, thiết lập mục tiêu, tổ chức triển khai và đánh giá đo lường. Quy trình này này bạn có thể tham khảo chi tiết từ bài “Chiến lược cấp công ty: 4 loại chiến lược & 7 bước để hoạch định thành công”.
Nhờ vậy, nguồn lực và tài nguyên của doanh nghiệp cũng được tối ưu đáng kể. Chẳng hạn, các kiến thức nền tảng về chiến lược sản phẩm, chiến lược giá hay định vị thương hiệu,… nếu không nghiên cứu từ quản trị học thì chỉ thông qua cảm quan người lãnh đạo hoặc bắt chước từ đối thủ để triển khai mà không hiểu bản chất.
2.4. Tăng khả năng dự đoán và ra quyết định
McKinsey từng làm một nghiên cứu về Quản trị học đã cho ra kết quả:
“Các công ty đầu tư vào việc phát triển kỹ năng quản trị và nền tảng lý thuyết cho nhà quản trị có thể cải thiện năng suất lao động lên tới 30% trong vòng 2 năm.”
Nghiên cứu này chứng minh rằng, việc đào tạo nhà quản trị một cách bài bản và chuyên nghiệp theo các nguyên lý và phương pháp quản trị học giúp họ nâng cao hiệu quả công việc và khả năng ra quyết định.
Mỗi một quyết định của người lãnh đạo đều có tính khoa học và căn cứ xác đáng kể cả mặt lý thuyết lẫn thực tiễn thì mới có thể mang lại kết quả tốt nhất, cao nhất.
2.5. Cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu sai sót
Một thực trạng ở rất nhiều doanh nghiệp non trẻ tại Việt Nam là “Làm tới đâu test tới đó” và dẫn đến “Mọi sai lầm đều phải trả giá”. Một trong những lý do xuất phát từ việc nhà quản trị thiếu tầm nhìn, hiểu biết trong quản trị học, điều hành doanh nghiệp dẫn đến thiếu định hướng rõ ràng cho tổ chức.
Thậm chí, với một số doanh nghiệp nhỏ, người làm quản trị lại có thiên hướng hiểu về chuyên môn cấp thấp hơn là chiến lược cấp cao. Chính vì vậy, tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp Startup thường rất cao, thậm chí hơn 90%.
2.6. Đảm bảo tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh
Một trong những nội dung quan trọng của quản trị học trong bối cảnh doanh nghiệp là các quy định về luật pháp hiện hành và những quy tắc thuộc phạm trù đạo đức trong kinh doanh.
Sai lầm tai hại khi làm quản trị là nghĩ bản thân chỉ cần giỏi về kinh doanh, tài chính hay một bộ óc sáng tạo để phát triển sản phẩm,… Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã bị tẩy chay, đào thải vì yếu tố pháp lý và đạo đức.
Ví dụ: Nike từng bị khách hàng tẩy chay kịch liệt, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á vì những cáo buộc sử dụng lao động trẻ em và môi trường làm việc kém chất lượng. Vụ việc này không chỉ vi phạm luật lao động mà còn cả đạo đức trong kinh doanh.
TẶNG BỘ 100+ SLIDE & VIDEO HỮU ÍCH NHẤT VỀ QUẢN TRỊ VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP
3. Các chức năng của quản trị học là gì?
3.1. Hoạch định (Planning)
Hoạch định trong quản trị học là chức năng quan trọng đầu tiên, bao gồm việc:
- Xác định mục tiêu dài hạn cho doanh nghiệp bao gồm cả giá trị, lợi nhuận hay trách nhiệm xã hội,…
- Phân tích SWOT: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp trong môi trường vi mô và vĩ mô
- Xác định, vạch ra chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra trên cơ sở bám sát năng lực của doanh nghiệp
Ví dụ: Khi Vinamilk đặt mục tiêu mở rộng thị trường sang vùng Trung Đông và châu Phi, nhà quản trị cần xác định rõ nội tại doanh nghiệp đang có gì, thị trường cần gì để xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và chiến lược truyền thông phù hợp. Nhờ đó, doanh nghiệp mới ra được lộ trình 5 năm tăng doanh thu từ thị trường nước ngoài vượt 50%.
3.2. Tổ chức (Organizing)
Tiếp đến, nhà quản trị cần tổ chức và phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp. Những nguồn lực như nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và công nghệ cần được phân chia hợp lý để không bị thiếu hay thâm hụt trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Điều này phụ thuộc phần nhiều vào cách nhà quản trị thiết lập cơ cấu tổ chức, xác định vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn cho từng phòng ban hay cá nhân ra sao.
Ví dụ: Việc Shopee có thể duy trì chất lượng dịch vụ trong những đợt sale lớn của năm như “11.11”, họ đã có sự hợp lực của các bộ phận từ sales, chăm sóc khách hàng và logistics. Cùng với đó là bộ phận Marketing, PR, IT, kho bãi,… Để đảm bảo mọi khâu đều hoạt động mượt mà như vậy là nhờ sự sắp xếp tổ chức thống nhất đến đội ngũ ban lãnh đạo cấp cao và cấp trung của Shopee.
3.3. Lãnh đạo (Leading)
Người làm quản trị không chỉ dừng ở việc giỏi hoạch định hay tổ chức, mà còn phải đó khả năng lãnh đạo vượt trội.
Trong quản trị học, lãnh đạo còn là khả năng định hướng, truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân sự để họ cống hiến hết mình và làm việc hiệu quả.
Đặc biệt, phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh của tổ chức đó. Vì vậy, chức năng này đòi hỏi người làm quản trị không chỉ có kỹ năng giao tiếp, đàm phán, giải quyết xung đột mà còn linh hoạt trong việc xây dựng văn hóa làm việc tích cực.
>>> Tham khảo ngay: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp
>>> Tham khảo ngay: 6 bước xây dựng văn hóa kinh doanh vượt trội trên thị trường
3.4. Kiểm soát (Controlling)
Nếu hoạch định, tổ chức là đầu vào của một chiến lược thì kiểm soát sẽ là đầu ra để đảm bảo kế hoạch của nhà quản trị đạt được mục tiêu. Kiểm soát chính là việc đo lường, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động để đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng.
Đồng thời, chức năng này cũng giúp doanh nghiệp phát hiện sai sót, rủi ro và kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục.
Một trong những giải pháp giúp chủ doanh nghiệp hay người làm quản trị có thể tối ưu bước kiểm soát là tích hợp các phần mềm công nghệ để giảm thiểu các khâu làm việc truyền thống thủ công như theo dõi và báo cáo hiệu suất. Trong đó phải để đến phần mềm AMIS Công việc với khả năng:
- Loại bỏ 90% thời gian theo dõi công việc và dự án thủ công
- Tích hợp dữ liệu đồng nhất trên cùng một hệ thống bao gồm cả dữ liệu Quy trình – Công việc – Bán hàng – Kế toán,…
- Báo cáo tự động thông minh giúp đánh giá dễ dàng với xác suất chính xác cao, trực quan
4. Quản trị học trong bối cảnh thời đại số như hiện nay
4.1. Trong thời đại số, xu hướng phát triển của quản trị học là gì?
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, quản trị học không chỉ đơn thuần là nghệ thuật quản lý con người và tài nguyên, mà phải đáp ứng khả năng kết nối dữ liệu, công nghệ và tư duy sáng tạo nhằm:
- Hỗ trợ nhà quản trị ra quyết định không chỉ chính xác là còn đảm yếu tố về mặt tốc độ.
- Giúp nhà quản trị có thêm giải pháp nhờ số hóa để tối ưu các công việc thủ công tốn kém thời gian, chi phí và nhân lực.
- Đặc biệt, giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí nhưng tối đa hóa lợi nhuận nhờ các yếu tố công nghệ.
Henry Mintzberg từng nói:
“Quản trị, trên hết, là sự kết hợp giữa nghệ thuật, khoa học và kỹ năng”
Để làm được như vậy, quản trị học hiện nay không còn đơn thuần là những khung lý thuyết mà còn cần được làm mới để bám sát sự phát triển của khoa học công nghệ.
Các yếu tố như Big data, trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi số hay công nghệ 4.0, 5.0,… đều cần được tích hợp trong quản trị học. Các nhà nghiên cứu quản trị học cũng cần bổ sung những kiến thức mới này vào khung lý thuyết để phục vụ cho kinh doanh.
4.2. Giải pháp cho quản trị học là gì trước xu hướng này?
Một nghiên cứu từ MIT Sloan Management Review cũng nhấn mạnh rằng:
“Lãnh đạo số không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ mới, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy quản lý và cấu trúc tổ chức để thúc đẩy chuyển đổi số thành công.”
Vì vậy, để doanh nghiệp bắt kịp xu hướng, không chỉ nhà quản trị cần đổi mới tư duy trong cách tiếp cận các kiến thức quản trị học mà tổ chức cũng cần tái cấu trúc bằng cách hiện đại hóa nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cũng như tăng hiệu quả cho chiến lược.
Một trong những giải pháp tối ưu nhất hiện nay là từng bước tích hợp công nghệ vào các quy trình làm việc từ cấp quản lý đến nhân viên. Doanh nghiệp có thể tham khảo bộ giải pháp MISA AMIS Văn phòng số với những tính năng tối ưu như:
- Loại bỏ mọi giấy tờ, quy trình thủ công, giúp nâng cao năng suất nhân sự, tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.
- MISA Wesign: Ký tài liệu tiện lợi, nhanh chóng ở bất kỳ đâu ngay cả trên mobile, loại bỏ chi phí in ấn giấy tờ, chuyển phát và thời gian chờ đợi.
- AMIS Công việc: Giao việc và cập nhật tiến độ công việc trên phần mềm nhanh chóng, tức thời với hệ thống báo cáo trực quan.
- AMIS Quy trình: Tối ưu quy trình phối hợp công việc liên phòng ban nhanh chóng, liền mạch, giúp tăng năng suất và tốc độ phục vụ khách hàng.
- Ngoài ra còn có AMIS Mạng xã hội, AMIS Ghi chép, AMIS phòng họp, AMIS Tài sản,… giúp số hóa trong lưu trữ tài liệu, kiểm kê tài sản hay truyền thông nội bộ, phát triển văn hóa doanh nghiệp,…
- Miễn phí sử dụng không giới hạn tính năng
- Miễn phí sử dụng trên tất cả thiết bị: Laptop, Smartphone, Tablet,…
- Miễn phí đào tạo và hướng dẫn sử dụng
- Miễn phí tư vấn, Demo sản phẩm 1-1 cùng chuyên gia
5. Case study: Doanh nghiệp thành công nhờ áp dụng quản trị học
Nestlé là một trong những tập đoàn đa quốc gia đi đầu trong việc đầu tư nguồn lực vào quản trị học thông qua đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ nguồn.
Chương trình Nestlé Leadership Program là một trong những ví dụ tiêu biểu. Nó được tổ chức nhằm tuyển dụng và đào tạo tài năng trẻ từ các trường Đại học hàng đầu Việt Nam với mục tiêu phát triển họ trở thành các nhà lãnh đạo tương lai.
Với 4 vòng kiểm tra và phỏng vấn khắt khe, mỗi năm công ty sẽ thu về một lượng lớn nhân sự trẻ tiềm năng để đào tạo chuyên sâu về các kiến thức:
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Quản trị truyền thông,…
Nhờ vậy, Nestlé luôn đảm bảo được một lực lượng quản lý trẻ nhưng tài năng, chất lượng để dẫn dắt các dự án đạt được mục tiêu doanh số và định vị thương hiệu tại Việt Nam mà chi phí lại thấp hơn so với việc sử dụng đội ngũ quản trị có nhiều năm kinh nghiệm.
Sáng kiến này cũng đang được nhiều tập đoàn áp dụng như Unilever, Shopee,… ứng dụng và rất thành công trong những năm qua!
Kết luận
Tóm lại, quản trị học như một phần sống còn của doanh nghiệp, mang tính quyết định đội ngũ quản trị của doanh nghiệp đó có làm nên thành tựu hay không. Hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ có những góc nhìn nhất định về quản trị học là gì và tầm quan trọng của nó trong tổ chức để đầu tư đúng lúc, đúng chỗ.
Đừng quên follow website MISA AMIS để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích!