6 bước xây dựng văn hóa kinh doanh vượt trội trên thị trường

04/01/2025
39

Một trong những điều làm nên sự ngưỡng mộ của giới doanh nhân toàn cầu khi nói về Nhật Bản là văn hóa kinh doanh với tác phong chuyên nghiệp và kỷ luật thép. Hay cách mà các doanh nghiệp Trung Quốc đang ghi điểm trước công chúng là ở văn hóa kinh doanh đề cao các mối quan hệ phát triển bền vững.
Vậy, bạn nghĩ điều gì sẽ làm nên lợi thế cạnh trong văn hóa kinh doanh của tổ chức mình đang vận hành? Nếu chưa tìm ra được yếu tố cốt lõi, tham khảo ngay bài viết dưới đây của MISA AMIS để có những góc nhìn mới mẻ về quy trình 6 bước và giải pháp trong việc gây dựng một nền văn hóa vượt trội cho tổ chức.

MISA TẶNG BẠN TRỌN BỘ TÀI LIỆU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2025

1. Văn hóa kinh doanh là gì?

Đầu tiên, hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm văn hóa để biết đâu là nền tảng cho sự ra đời của văn hóa kinh doanh.

1.1. Văn hóa là gì?

Năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn trong quá trình nghiên cứu đã tìm thấy không dưới 164 định nghĩa về văn hóa. Trong đó, quan điểm của Edward Tylor được xem là rõ ràng và dễ tiếp cận nhất: 

“Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được”.

khai-niem-van-hoa
Khái niệm Văn hóa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, văn hoá là tập hợp những biểu hiện về hành vi, tư duy và tình cảm đã được ăn sâu hoặc tiếp nhận qua học hỏi, giao thoa. Đặc biệt, văn hóa là đại diện cho một nhóm người chứ không phải bất cứ cá nhân riêng lẻ nào.

1.2. Văn hóa kinh doanh là gì?

Theo PGS.TS Dương Thị Liễu – Chuyên gia nghiên cứu về văn hóa kinh doanh hàng đầu tại Việt Nam nhận định:

“Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh. Nó được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó”.

Hay Edgar Henry Schein – cựu giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan cũng phát biểu:

Văn hóa kinh doanh có thể được hiểu là bối cảnh rộng hơn trong đó các tổ chức hoạt động, bao gồm các giá trị và chuẩn mực định hình các tương tác giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài”.

van-hoa-kinh-doanh
Văn hóa kinh doanh là gì?

>>> Tham khảo ngay Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

>>> Tham khảo ngay 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp mà các nhà quản trị cần biết

2. Văn hóa kinh doanh giống hay khác văn hóa doanh nghiệp?

2.1. So sánh văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Mặc dù có định nghĩa về văn hóa kinh doanh, tuy nhiên không ít người vẫn nhầm lẫn nó với khái niệm về văn hóa doanh nghiệp. Trong thực tế, đây là hai khái niệm tách biệt và có những thành phần, chức năng và vai trò hoàn toàn khác nhau:

Tiêu chí Văn hóa kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp
Khái niệm Là hệ thống các giá trị, chuẩn mực và hành vi được chấp nhận trong hoạt động kinh doanh,… giữa các doanh nghiệp hoặc cá nhân với nhau trong toàn ngành hoặc một lĩnh vực cụ thể. Là tập hợp các giá trị, niềm tin, và quan điểm đặc trưng của một doanh nghiệp, được hình thành từ cách tổ chức hoạt động, quản lý và giao tiếp nội bộ của chính doanh nghiệp đó.
Phạm vi Toàn ngành, quốc gia hoặc khu vực, ảnh hưởng đến mọi doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Chỉ giới hạn trong phạm vi nội bộ của một doanh nghiệp cụ thể.
Mục tiêu Xây dựng các quy chuẩn chung trong kinh doanh để đảm bảo sự bền vững, công bằng và cạnh tranh lành mạnh. Tạo nên sự gắn kết, động lực làm việc cho nhân sự cũng như bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
Thành phần – Quy tắc ứng xử trong kinh doanh.

– Đạo đức kinh doanh.

– Thông lệ ngành.

– Ảnh hưởng văn hóa xã hội.

– Giá trị cốt lõi.

– Phong cách lãnh đạo.

– Môi trường làm việc.

– Chính sách, nội quy và quy trình nội bộ.

Tác động Ảnh hưởng đến cách doanh nghiệp và cá nhân tương tác trong môi trường kinh doanh. Trong đó bao gồm hợp tác, cạnh tranh và quản trị mối quan hệ. Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, sự hài lòng của nhân viên và hình ảnh thương hiệu.
Tính chất Mang tính chung và bao quát, thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội, kinh tế, chính trị và pháp luật tại mỗi quốc gia và khu vực cụ thể. Mang tính cụ thể và độc đáo, tùy thuộc vào tầm nhìn, sứ mệnh và phong cách lãnh đạo của ban quản trị doanh nghiệp.
Ví dụ – Văn hóa kinh doanh của Nhật Bản coi trọng sự chính trực, kỷ luật và mối quan hệ lâu dài.

– Văn hóa kinh doanh của người Mỹ nhấn mạnh sự cạnh tranh và sáng tạo đột phá.

– Văn hóa doanh nghiệp của MISA coi trọng tính trách nhiệm, kỷ luật, trung thực và tôn trọng lẫn nhau.

– Văn hóa doanh nghiệp của Google nhấn mạnh vào sự đổi mới, tự do sáng tạo và môi trường làm việc cởi mở.

Tuy khác biệt nhưng chúng vẫn là những mắt xích quan trọng của doanh nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. 

2.2. Mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

  • Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh lên văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh có phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, thậm chí trong một vài bối cảnh có thể bao trùm cả văn hóa doanh nghiệp. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc định hình và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đôi khi, ở một số tổ chức văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp sẽ có nét tương đồng đáng kể.

Ví dụ: Văn hóa doanh nghiệp mà MISA định hướng cho nhân sự là coi trọng tính trách nhiệm, kỷ luật, trung thực và tôn trọng. Những tiêu chí này cũng tương đồng 70-80% văn hóa kinh doanh của MISA khi hoạt động trên thị trường, với đối tác, nhà đầu tư, khách hàng, chính phủ,… Tất cả nằm hướng đến mục tiêu kinh doanh bền vững, lành mạnh và cạnh tranh công bằng.

Nhờ vậy, hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực phần mềm công nghệ, MISA không chỉ phát triển mạnh về nội bộ với 3.500+ nhân sự mà còn cán mốc 350.000+ khách hàng. 

  • Văn hóa doanh nghiệp tác động trở lại văn hóa kinh doanh

Nếu như văn hóa kinh doanh có khả năng tác động đến việc định hình văn hóa doanh nghiệp thì ngược lại, văn hóa doanh nghiệp cũng có những ảnh hưởng nhất định. 

Văn hóa doanh nghiệp định hình các giá trị, hành vi và thái độ của nhân viên trong nội bộ công ty. Những quy tắc đó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cách họ ứng xử ra bên ngoài. Từ đó, chúng tác động lên phần nào sự thành công của văn hóa kinh doanh trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đối tác và thị trường.

3. 06 vai trò của văn hóa kinh doanh

vai-tro-cua-van-hoa-trong-doanh-nghiep
Vai trò của văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp

3.1. Định hướng giá trị và chiến lược kinh doanh

Fons Trompenaars từng phát biểu “Xây dựng chiến lược kinh doanh mà không hiểu văn hóa nền tảng cũng giống như lái tàu mà không có la bàn”. Có thể thấy, văn hóa kinh doanh ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc phát triển một nền văn hóa thật chuyên nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có thêm bảng tham chiếu khi xây dựng chiến lược cấp công ty. 

Nhà quản trị có thể dựa vào bộ quy tắc trong văn hóa kinh doanh để định hướng giá trị, xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và sứ mệnh cho công ty. Mỗi một chiến lược kinh doanh cũng đảm bảo bám sát giá trị chung và riêng để hài hòa giữa mục tiêu bên trong và nhu cầu bên ngoài tổ chức.

3.2. Phát triển các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh có khả năng điều phối cách doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Trong đó có mối quan hệ giữa nhân sự, giữa công ty với khách hàng, đối tác và cả chính phủ, chính quyền địa phương,… 

Một doanh nghiệp hoạt động theo tiêu chí công bằng, bình đẳng và hoạt động CSR tích cực bao giờ cũng có mối quan hệ tốt đẹp trong lòng công chúng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chỉ nhất nhất vì một mục tiêu lợi nhuận mà bất chấp mọi thủ đoạn thì sớm muộn cũng bị thị trường đào thải.

Ví dụ: Các doanh nghiệp Nhật bản thường hoạt động theo nguyên tắc “90-10”. Tức là khi triển khai bất cứ điều gì họ sẽ nghiên cứu kỹ mục tiêu đến 90%, việc điều chỉnh trong khi thực hiện không quá 10%”. Điều này giúp các doanh nghiệp Nhật gia tăng uy tín và niềm tin trước đối tác, nhất là về mặt quản lý rủi ro và hiệu suất dự án.

3.3. Hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi trong bối cảnh hội nhập

Nếu như văn hóa doanh nghiệp có thể mang màu sắc riêng của tổ chức thì văn hóa kinh doanh cần phải cân bằng giữa cái riêng đó và những quy tắc chung của thị trường trong bối cảnh hội nhập. 

Thử tưởng tượng, công chúng của bạn là những khách hàng, đối tác, nhà đầu tư đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nếu không có nền tảng văn hóa kinh doanh linh hoạt thì liệu có thể thích nghi? Đặc biệt, quy mô doanh nghiệp càng lớn, tầm quan trọng của văn hóa càng cao.

Ví dụ: Các tập đoàn đa quốc gia như Unilever, SamSung hay McDonald’s, họ thành công ở Việt Nam hay bất cứ thị trường khác một phần là nhờ áp dụng văn hóa kinh doanh linh hoạt, tôn trọng phong tục và thói quen tiêu dùng địa phương.

3.4. Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Trái ngược với những nguyên tắc cứng nhắc, văn hóa kinh doanh khuyến khích doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo. Bởi lẽ, có đổi mới, có sáng tạo thì tổ chức mới có thể thích nghi trong môi trường năng động và cạnh tranh như hiện nay.

Ngoài ra, sự đổi mới và sáng tạo còn là cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn lực, tài nguyên mới. Từ đó có thể gia tăng hiệu suất và lợi nhuận đáng kể.

Một ví dụ dễ hiểu, vì sao Apple mỗi năm sẽ đổi mới sản phẩm một lần? Bởi vì triết lý, văn hóa kinh doanh của họ hướng đến sự bứt phá và không ngừng sáng tạo để đạt được mục tiêu trở thành thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới.

3.5. Thúc đẩy trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh

Văn hóa và đạo đức là hai yếu tố không thể tách rời đối với các doanh nghiệp. Nhất là khi họ mong muốn được tiếp cận với nhiều đối tượng công chúng trong xã hội hơn. 

Ray Kroc – Nhà sáng lập McDonald’s cũng từng phát biểu: “Nếu bạn chỉ làm việc vì tiền, bạn sẽ không bao giờ thành công. Nhưng nếu bạn yêu thích những gì mình làm và luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, thành công sẽ thuộc về bạn.” 

Điều này cho thấy việc tập trung vào CSR hay đạo đức trong kinh doanh chưa bao giờ là khoản đầu tư dư thừa. Muốn làm được, doanh nghiệp buộc phải tôn trọng những trật tự mà xã hội và thị trường đã thiết đặt. Đây cũng sẽ là lợi thế cạnh tranh trong cuộc chạy đua dài hơi mang tên “Bền vững” của các doanh nghiệp.

3.6. Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Cuối cùng, như đã đề cập, một nền văn hóa kinh doanh bền vững, hướng đến sự chuyên nghiệp và trách nhiệm sẽ giúp tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

Theo một thống kê của Salesforce, 89% người tiêu dùng có xu hướng mua lại sau khi có trải nghiệm khách hàng tích cực. Hay Shep Hyken cũng từng nói: “Lòng trung thành của khách hàng không chỉ dựa trên giá cả, mà là cách bạn khiến họ cảm thấy được trân trọng.

Vậy, sự tích cực, sự trân trọng đó đến từ đâu? Một phần trong số đó đến từ văn hóa kinh doanh của tổ chức. Họ không ngừng đổi mới sáng tạo dựa trên những giá trị văn hóa cốt lõi của cộng đồng. Họ nỗ lực mang lại giá trị vượt mong đợi cho khách hàng. Hay đơn giản chỉ là vì họ “tử tế” với xã hội qua mọi hành động PR và CSR nhất quán.

4. Quy trình xây dựng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp

quy-trinh-xay-dung
Quy trình xây dựng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp

4.1. Xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và xã hội

Dù là văn hóa kinh doanh hay văn hóa doanh nghiệp thì cũng cần xây dựng dựa trên những giá trị cốt lõi của tổ chức. Nhưng với văn hóa kinh doanh, tổ chức cần có sự cân bằng hơn giữa giá trị bên trong và bên ngoài xã hội.

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thường là:

  • Sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh.
  • Định hướng phát triển của đội ngũ ban lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Các quan điểm, quy tắc và tiêu chuẩn mang tính pháp lý, văn hóa và đạo đức con người cũng như xã hội,…

Ví dụ: Giá trị cốt lõi của Starbucks là “Xuất sắc, sáng tạo và bền vững” đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động để đưa thương hiệu cafe này từ nhỏ lẻ ở một tiểu bang Mỹ lên thành thương hiệu toàn cầu.

4.2. Xây dựng mục tiêu dài hạn cho văn hóa kinh doanh

Mục tiêu dài hạn cho văn hóa kinh doanh chính là đích đến mà toàn bộ doanh nghiệp hướng tới. Mục tiêu đó phải đảm bảo hài hòa giữa giá trị cho chủ thể là doanh nghiệp và khách thể là khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, chính phủ,… Đặc biệt, mục tiêu cũng cần bám sát những giá trị cốt lõi đã được xác định ở bước 1.

Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay, việc xác định mục tiêu dài hạn cho văn hóa kinh doanh cũng cần phải linh hoạt theo thị trường và từng giai đoạn phát triển khác nhau để tránh sự bảo thủ và lạc hậu.

4.3. Thiết kế bộ tiêu chuẩn cho văn hóa doanh nghiệp

Tại bước này, nhà quản trị cần xác lập được bộ tiêu chuẩn cho văn hóa kinh doanh của tổ chức. Đây là bước đưa giá trị cốt lõi vào thực tiễn, chủ yếu qua những quy định về hành vi và quy tắc cụ thể.

Một bộ quy tắc ứng xử được xây dựng càng chi tiết, càng thuyết phục, càng tốt. Đặc biệt, ban quản trị nên cân nhắc tích hợp văn hóa kinh doanh vào các chính sách nhân sự, đào tạo và dịch vụ khách hàng để tạo nên một thể thống nhất và dễ dàng quản lý.

4.4. Tổ chức đào tạo và truyền thông nội bộ

Để bộ quy tắc trong văn hóa kinh doanh được thực thi hiệu quả thì trước hết nội bộ nhân sự phải đi đầu tuân thủ và đồng lòng tạo ra giá trị chung. Điều này chủ yếu dựa vào sự truyền cảm hứng từ ban lãnh đạo và nỗ lực trong đào tạo, truyền thông nội bộ.

Đây là bước giúp nhân viên hiểu và thực hiện văn hóa kinh doanh một cách nhất quán. Những buổi đào tạo định kỳ về giá trị và những chuẩn mực, hay thiết lập các kênh truyền thông nội bộ để củng cố văn hóa sẽ là ý tưởng hay ho để kết nối các thành viên trong tổ chức.

Một giải pháp hoàn hảo cho kế hoạch đào tạo và truyền thông nội bộ của doanh nghiệp đó chính là phần mềm AMIS Mạng xã hội của MISA AMIS. Bạn hình dung AMIS Mạng xã hội như một nền tảng Facebook nhưng được cá nhân hóa cho riêng doanh nghiệp của bạn. Tại đó: 

  • Lãnh đạo có thể truyền thông tin tức tức thời và nhất quán mà không lo bị “tam sao thất bản”.
  • Nội bộ có thể đăng tải những thông tin tích cực, truyền động lực cho nhân sự hướng đến một giá trị chung.
  • Nhân sự có thể chủ động góp phần xây dựng văn hóa mọi lúc, mọi nơi với cả phiên bản mobile và web linh động, dễ dàng sử dụng.

Chúng tôi tin rằng AMIS Mạng xã hội sẽ là một giải pháp tối ưu hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong khâu tổ chức đào tạo và truyền thông nội bộ.


4.5. Đánh giá và cải tiến văn hóa kinh doanh liên tục

Bước tiếp theo là theo dõi, đánh giá và cân nhắc cải tiến để đảm bảo văn hóa kinh doanh có giá trị thực tiễn cao, phù hợp với sự thay đổi của môi trường.

Cùng MISA điểm qua một số cách mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:

  • Thu thập phản hồi từ nhân viên, khách hàng và đối tác.
  • Đánh giá định hiệu quả của các chính sách và hoạt động thông qua các thang đo định tính và định lượng.
  • Điều chỉnh chiến lược phát triển văn hóa ứng xử một cách linh hoạt phù hợp với bối cảnh và đánh giá (nếu cần).

4.6. Ban hành văn bản, quy định về văn hóa kinh doanh

Sau khi đánh giá và điều chỉnh, doanh nghiệp cần ban hành bộ quy tắc cốt lõi về văn hóa ứng xử trong kinh doanh. Một số hình thức ban hành như văn bản, quy chế quy định,… sẽ giúp đảm bảo tính chính thống và nhất quán trong thực thi. Đồng thời cũng tránh được các tình huống truyền miệng tam sao thất bản hay triển khai sai lệch.

Tuy nhiên, theo một thống kê của MISA, hơn 65% các doanh nghiệp hiện nay đang lãng phí nguồn tài sản tri thức của mình vì không có quy định văn bản hoặc tổ chức lưu trữ rõ ràng. 

Thử tưởng tượng, một bộ quy tắc mà các nhà quản trị dày công xây dựng không được lưu trữ có tổ chức. Hoặc việc nhân sự sử dụng nhầm lẫn các bản ban hành chưa được cập nhật mới, thì hậu quả sẽ khôn lường ra sao?

Vì vậy, doanh nghiệp cần có một nền tảng hỗ trợ tổ chức lưu trữ kho tài liệu thật tối ưu. Trong đó, không thể bỏ qua AMIS Ghi chép, một trong những phần mềm ghi chép và lưu trữ tài liệu tập trung, an toàn và chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Không chỉ văn bản về văn hóa kinh doanh, kho lưu trữ của AMIS ghi chép đủ để doanh nghiệp tổ chức các tài liệu như:

  • Biên bản các cuộc họp
  • Các chính sách quy định của doanh nghiệp
  • Hệ thống quy trình làm việc
  • Các bài học kinh nghiệm được tích lũy theo thời gian
  • Sổ tay nhân viên, cẩm nang kinh doanh,…


5. Giải pháp nâng cao văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam

giai-phap-nang-cao-van-hoa
Giải pháp nâng cao văn hóa kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Tính chung trên toàn thị trường, Việt Nam có tới 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ 2% còn lại là doanh nghiệp lớn. Vì vậy, giải pháp phát triển văn hóa kinh doanh tại nước ta cũng cần có những đặc thù riêng bám sát với đội ngũ ban lãnh đạo và doanh nhân trẻ:

  • Một là nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo của ban quản trị cũng như cán bộ nguồn. Doanh nghiệp cần thường xuyên đưa các chương trình đào tạo kỹ năng mềm, quản trị và kiến thức chuyên ngành vào hoạt động, bằng cách:
  • Tài trợ các khóa học online/offline hoặc hợp tác với các trung tâm đào tạo kiến thức quản trị, chuyên môn cho cán bộ nguồn lẫn nhân sự.
  • Xây dựng thư viện kiến thức nội bộ với các tài liệu chuyên ngành và tài liệu văn hóa kinh doanh.
  • Hai là hệ thống hóa quy trình xây dựng, triển khai và đánh giá. Doanh nghiệp nên giảm thiểu những quy trình thủ công, kém hiệu quả mà thay vào đó là ứng dụng tích hợp công nghệ cao để xây dựng và triển khai văn hóa kinh doanh một cách hiệu quả. 

Tại đây, nhà quản trị có thể tham khảo các phần mềm quản lý công việc như:

  1. AMIS Công việc giúp tối ưu quy trình quản lý và điều phối công việc. Đồng thời có khả năng cập nhật báo cáo và đánh giá KPI một cách trực quan qua số liệu thống kê.
  2. AMIS Quy trình giúp tiết kiệm tới 95% thời gian thiết kế quy trình. Hay tự động hóa quy trình làm việc liên thông giữa các nghiệp vụ cốt lõi như tài chính – kế toán, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng,…
  3. AMIS Mạng xã hội giúp triển khai các hoạt động truyền thông nội bộ về văn hóa ứng xử trong kinh doanh một cách nhất quán và chính thống,…
quy-trinh-misa-amis
Hệ thống hóa công việc bằng phần mềm công nghệ MISA AMIS

Dùng thử miễn phí

  • Ba là phát triển nền văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan: Hội nhập quốc tế thường đi đôi với việc du nhập nhiều nền văn hóa của đa dạng vùng miền, quốc gia. Vì vậy, các nhà quản trị cần có lựa chọn và quyết định đúng đắn khi thu nạp chúng trong điều kiện cần và đủ.Cần là những chuẩn mực cần thiết, bắt buộc phải có để duy trì các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Còn đủ là chỉ tiếp nhận vừa đủ những cái phù hợp để không bị đánh mất bản sắc văn hóa riêng của tổ chức, của quốc gia.

Kết luận

Có thể thấy, văn hóa kinh doanh nghe có vẻ rất vĩ mô và trừu tượng, thậm chí còn rất dễ nhầm lẫn với văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các tổ chức hiện nay. Vì vậy, việc các nhà quản trị đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa ngay từ đầu cũng góp phần to lớn trong công cuộc định hình chiến lược, đường đi nước bước một cách nhất quán và dài hơi cho tổ chức.


Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả