Danh sách các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

10/06/2021
2006

Các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại hàng hóa, dịch vụ nào? Trong các loại thuế gián thu thì thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất cao nhất. Sắc thuế này đánh vào một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định với mục đích điều tiết sản xuất và tiêu dùng của một quốc gia. Cùng AMIS Kế toán tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà một hàng hóa hay dịch vụ có được đánh giá là đặc biệt hay không. Nhưng nhìn chung các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ có các đặc điểm, tính chất như sau:

  • Không được khuyến khích tiêu dùng do có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và đời sống văn hóa – xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, vàng mã…Một đặc điểm nữa của các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đó là lượng cầu của các đối tượng này chịu tác động của thu nhập chứ ít khi biến động theo giá cả.
  • Thuế suất và danh mục các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thể biến động theo từng thời kỳ do chịu sự tác động của kinh tế và đời sống văn hóa – xã hội. Hơn nữa người sử dụng các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường có thu nhập cao vì thuế suất đánh trên các hàng hóa – dịch vụ này là rất lớn.
  • Chính vì các yếu tố đặc biệt trên mà quá trình sản xuất, tiêu thụ các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được Nhà nước quản lý chặt chẽ.

2. Danh sách các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Luật số 106/2016/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế đã đưa ra danh mục các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

2.1 Hàng hóa

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền; Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch; tàu bay sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng
  • Xăng các loại;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống (theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay)
  • Bài lá;
  • Vàng mã, hàng mã

Danh sách các loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

2.2 Dịch vụ

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
  • Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược;
  • Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số

3. Các trường hợp không chịu thuế TTĐB

Các loại hàng hóa/dịch vụ nêu trên vẫn có một số trường hợp đặc biệt không phải chịu thuế TTĐB theo quy định tại luật thuế tiêu thụ đặc biệt 27/2008, sửa đổi bổ sung tại nghị định số 14/2019/NĐ-CP. Danh sách xem tại đây

4. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt 

Công thức chung để tính thuế TTĐB cho mọi loại hàng hoá, dịch vụ là:

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

Trong đó:

  • Thuế suất thuế TTĐB đã được quy định trong biểu thuế theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt – Luật số 70/2014/QH13, Luật 106/2016/QH13 và Nghị định 108/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
  • Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = [Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường (nếu có)] / (1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt).

>> Xem thêm: Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt chi tiết cho từng ngành hàng

5. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất 

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đã có sự thay đổi với nhiều loại hàng hóa từ ngày 01/01/2018. Sau đây là Chi tiết biểu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất được MISA AMIS tổng hợp lại theo các quy định mới nhất tại Luật 70/2014/QH13 và luật số 106/2016/QH13

Tạm kết

Trên đây là các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định mới nhất hiện nay. Bên việc tự động cập nhật các thông tư, quy định về thuế mới nhất bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, phần mềm kế toán online MISA AMIS còn có đầy đủ các tính năng hỗ trợ nghiệp vụ về thuế cho kế toán như tra cứu nhanh hàng hóa chịu thuế, lập tờ khai thuế TTĐB, hạch toán thuế TTĐB phải nộp…

Với AMIS Kế toán, lập báo cáo thuế sẽ không còn là gánh nặng với kế toán thuế khi vừa rút ngắn thời gian đồng thời hạn chế tối đa sai sót trong quá trình tính toán. Anh chị kế toán quan tâm đến việc sử dụng phần mềm kế toán MISA AMIS có thể đăng ký nhận demo và tư vấn chi tiết tại đây!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Nguyễn Phương Thanh
Tác giả
Chuyên gia Tài chính - Kế Toán
Chủ đề liên quan
Bài viết liên quan
Xem tất cả