Kiến thức Hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho người lao động...

Covid-19 quay trở lại vào đúng thời điểm Tết đã cận kề khiến cả nước lại gồng mình chống dịch và có những người lao động trở thành F0, F1, F2 phải thực hiện cách ly tập trung hay tự cách ly. Vậy doanh nghiệp, chủ lao động sẽ giải quyết quyền lợi lương thưởng, quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động như nào? Bài viết này sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho người lao động phải đi cách ly vì Covid-19.

1. Người lao động bị cách ly y tế thì công ty có phải trả lương không?

Trong trường hợp công ty có những người lao động từng đến vùng dịch Covid-19 hoặc đã tiếp xúc với những người có liên quan đến bệnh nhân dương tính với Covid-19 thì công ty rà soát, đối chiếu từng trường hợp để thực hiện trả lương cho người lao động theo hướng dẫn tại Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Nội dung công văn như sau:

Thứ nhất là dừng căn cứ trả lương theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động (BLLĐ) để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động.

Thứ hai là đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định). Các trường hợp ngừng việc bao gồm:

  • Lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
  • Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc

Thứ ba là đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 BLLĐ; nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 BLLĐ; nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 BLLĐ.

2. Người bị cách ly y tế do bị nhiễm Covid-19 được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như thế nào?

Căn cứ vào Công văn 422/BHXH-CSXH về việc giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly y tế phòng dịch viêm đường hô hấp cấp chủng mới corona (Covid-19), doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau đây.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào?

  • Áp dụng Mẫu 01B-HSB (Danh sách để nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe) mới nhất theo Quyết định 166/QĐ-BHXH.
  • Lập Danh sách 01B-HSB (Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe).
    – Bước 1: Thu thập các giấy tờ trong các trường hợp tương ứng nêu tại Mục 5.1 của bài viết này. Các giấy tờ này được Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp
    – Bước 2: Sau đó, Doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ và thực hiện

Thứ hai, thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là bao giờ?

  • Đơn vị lập và nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.
  • Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:
  • Mức hưởng hàng tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ
  • Đối với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:
    – Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
    – Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
    – Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

3. Vai trò của doanh nghiệp và chủ lao động trong việc ứng phó với Covid-19

Ngay lúc này, các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa và làm chậm sự lây lan của virut Sar-covid-2 tại nơi làm việc bằng cách kế hoạch chuẩn bị, ứng phó và kiểm soát.

Cụ thể với môi trường làm việc thực tế của doanh nghiệp:

• Xác định mọi lĩnh vực và nghiệp vụ công việc có khả năng phơi nhiễm với COVID-2 và tính đến các biện pháp kiểm soát để loại trừ hoặc giảm thiểu khả năng phơi nhiễm đó.
• Thông báo với các nhân viên về những thay đổi theo kế hoạch và lấy ý kiến đóng góp của họ. Ngoài ra, hãy cộng tác với nhân viên và công đoàn để truyền tải hiệu quả các thông tin quan trọng về COVID-19.
• Cập nhật liên tục hướng dẫn, quy định của cơ quan Nhà nước (cụ thể là công văn ở phường, quận mà công ty đang hoạt động) về việc làm việc tại nhà hay các biện pháp cụ thể là gì.

3.1. Chủ động khuyến khích nhân viên bị bệnh nên làm việc ở nhà

Các nhân viên có triệu chứng của Sar-Covid-2 phải thông báo ngay lập tức cho cấp trên trực tiếp và ở nhà. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo thực hiện xét nghiệm cho người có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của Covid-19 và tất cả những người tiếp xúc gần với người mắc Covid-19.

Những nhân viên bị bệnh Covid-19 nên cách ly và làm theo các bước khuyến nghị của CDC. Những nhân viên không có triệu chứng hoặc tiền triệu chứng (vẫn chưa có các triệu chứng) nhưng được xét nghiệm dương tính với việc lây nhiễm Sar-Covid-2 cũng nên cách ly và làm theo các bước khuyến nghị của CDC. Nhân viên không được trở lại làm việc cho đến khi đáp ứng các tiêu chí về chấm dứt cách ly tai nhà, xét nghiệm âm tính với virutas.

Những nhân viên khỏe mạnh nhưng có người nhà bị bệnh COVID-19 nên thông báo với quản lýtrực tiếp của họ và làm theo các biện pháp phòng ngừa được khuyến nghị của CDC. Ngoài ra, có thể:

  • Xác định xem loại trang bị bảo hộ cá nhân nào là cần thiết với các nhiệm vụ công việc cụ thể của người lao động.
  • Lựa chọn và cung cấp trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp cho người lao động để họ không mất chi phí, và đào tạo cách sử dụng chính xác của trang bị đó.
  • Đảm bảo toàn bộ nhân viên đeo khẩu trang phù hợp với hướng dẫn của CDC: che kín mũi, miệng và ôm vừa khớp mỗi bên mặt

3.2. Chuẩn bị công cụ làm việc từ xa để vận hành doanh nghiệp trong trường hợp bị phong tỏa

Trải qua 2 lần giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp đã tự trang bị sẵn các công cụ làm việc từ xa để chủ động giữ nguyên kết nối với khách hàng, đảm bảo công việc luôn thông suốt. Trong đó có bốn nhóm yếu tố chính doanh nghiệp cần quan tâm là: con người, quy trình kinh doanh, quản trị khách hàng & đối tác, hoạt động truyền thông trong và ngoài doanh nghiệp.

Về con người, cần xây dựng cách đánh giá hiệu quả công việc cũng như mua sắm công cụ quản lý giao việc như phần mềm giao việc AMIS. Có đến 80% doanh nghiệp khi cho nhân viên làm việc tại nhà đánh giá rằng, công cụ không chỉ giúp cấp quản lý/lãnh đạo biết được nhân viên làm gì trong ngày, mà còn giúp nhân viên có ý thức hơn trong việc chủ động với việc mình làm, thậm chí số đầu việc nhiều hơn so với khi ngồi tại văn phòng.

Về quy trình kinh doanh, cần bôi trơn tác nghiệp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. Mà để làm được điều này, không gì khác ngoài sử dụng Nền tảng quản trị doanh nghiệp MISA AMIS, mọi nhân viên ở các phòng ban đều được cấp quyền để làm việc online mọi lúc mọi nơi.

Về quản trị khách hàng & đối tác, cần giảm thiểu các giao dịch trực tiếp mà xây dựng quy trình tương tác online với nhà cung cấp, đối tác và khách hàng không bị gián đoạn và liên tục. MISA AMIS giúp doanh nghiệp thực hiện tốt việc này nhờ vào khả năng kết nối linh hoạt với hàng trăm đối tác bên ngoài như chữ ký số, hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, tổng cục Thuế…

Về hoạt động truyền thông trong & ngoài doanh nghiệp, cần sử dụng công cụ có khả năng tương tác hai chiều để thông báo kịp thời các chính sách, quy định liên quan đến phòng ngừa dịch bệnh cũng như động viên tinh thần nhân viên. AMIS Mạng xã hội doanh nghiệp là lựa chọn tốt nhất!

Xem thêm:
>> Toàn bộ kiến thức Vận hành doanh nghiệp từ xa “vượt bão COVID-19
>> Báo cáo tiến độ công việc từ xa bằng công cụ nào?

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho người lao động phải đi cách ly. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật để gửi tới các anh chị những thông tin mới nhất từ cơ quan Nhà nước để đảm bảo công việc không bị ảnh hưởng quá lớn. Chúc các doanh nghiệp vững tâm chống dịch, vượt qua cơn khủng khoảng cuối năm này!

Loading

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]