Lập kế hoạch là một hoạt động chiến lược không thể thiếu trong mọi tổ chức. Một bản kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định hướng chiến lược phát triển của công ty, dự trù được các khó khăn có thể xảy ra.
Song, cũng giúp tối ưu hóa sự phối hợp và sử dụng tài nguyên của tổ chức, từ nguồn lực nhân lực đến tài chính và vật chất. Bằng việc xác định rõ ràng các mục tiêu và phân tích và đánh giá các yếu tố ngoại cảnh và nội bộ. Chính vì vậy, phòng kế hoạch được xem là bộ phận quan trọng trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
1. Phòng kế hoạch là gì?
Phòng Kế hoạch là một đơn vị tổ chức bên trong doanh nghiệp hoặc tổ chức, chuyên trách trong việc dự báo, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động chiến lược để đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Họ là những người thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển các dự án, giám sát việc thực hiện để đảm bảo kế hoạch được hoàn thành đúng tiến độ và ngân sách đã được cấp.
Với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau thì phòng kế hoạch sẽ có tên gọi khác. Ví dụ:
- Trong lĩnh vực sản xuất: phòng kế hoạch sẽ được gọi phòng kế hoạch sản xuất. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế hoạch sản xuất là đảm bảo hàng hóa được sản xuất đúng theo quy trình, đáp ứng được các thông số kỹ thuật chất lượng, sản phẩm hoàn thiện đúng tiến độ để giao hàng đúng hẹn, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao doanh thu cho công ty.
- Trong lĩnh vực Marketing: người làm kế hoạch có tên gọi là Planner. Họ xử lý nhiều trách nhiệm khác nhau, bao gồm phân tích và giải thích dữ liệu quảng cáo để giúp khách hàng cải thiện chiến dịch quảng cáo của họ. Họ chính là người lên kế hoạch và tạo ra các kế hoạch marketing cho công ty hoặc khách hàng.
2. Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch trong một doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và quản lý chiến lược tổng thể của tổ chức. Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng kế hoạch nói chung bao gồm:
- Dự báo và nghiên cứu thị trường: đưa ra các dự đoán về xu hướng phát triển của thị trường để đưa ra chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.
- Lập kế hoạch chiến lược dài hạn và ngắn hạn: đảm bảo rằng các kế hoạch này phù hợp với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
- Phối hợp và quản lý các nguồn nhân lực, tài chính: để đảm bảo sự hiệu quả của chiến lược, chiến dịch đã được đề ra.
- Đánh giá và điều chỉnh chiến lược: giúp phòng kế hoạch thích nghi với sự biến đổi của thị trường và môi trường kinh doanh, từ đó giúp tổ chức duy trì và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
>> Xem thêm: Mục tiêu là gì? Cách xác định mục tiêu hiệu quả
3. Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch
Cơ cấu của phòng kế hoạch trong một tổ chức thường được thiết lập để đảm bảo hoạt động hiệu quả và phù hợp với nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Cơ cấu này thường bao gồm các bộ phận và chức năng sau:
3.1. Trưởng phòng kế hoạch
Trưởng phòng kế hoạch là người tham mưu, đề xuất cho ban lãnh đạo các việc liên quan đến kế hoạch cũng như nghiên cứu, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Những công việc của trưởng phòng kế hoạch bao gồm:
Quản lý, tổ chức, phân công công việc và triển khai thực hiện công việc trong phòng sao cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch. Đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch của công ty, tổ chức.
3.2. Phó trưởng phòng kế hoạch
Phó trưởng phòng kế hoạch trong một tổ chức đóng vai trò chính trong việc hỗ trợ trưởng phòng kế hoạch trong lãnh đạo và quản lý hoạt động của phòng. Phó trưởng phòng kế hoạch có các nhiệm vụ như:
- Điều phối và giám sát các dự án chiến lược, đảm bảo rằng chúng được triển khai hiệu quả và đúng thời hạn.
- Phát triển và hướng dẫn nhân viên trong phòng, đảm bảo họ có đủ năng lực và kiến thức để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
3.3. Nhân viên nghiệp vụ phòng kế hoạch
Nhân viên trong phòng kế hoạch có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường. Nhiệm vụ của nghiệp vụ phòng kế hoạch bao gồm:
- Thu thập và phân tích dữ liệu thị trường để đưa ra các đề xuất chiến lược, tham gia lập kế hoạch chiến lược dài hạn và ngắn hạn.
- Quản lý các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sản xuất, hồ sơ mua hàng… cung cấp thông tin hỗ trợ quyết định chiến lược cho lãnh đạo
- Phối hợp quản lý ngân sách và các nguồn lực để đảm bảo sự hài hòa và hiệu quả trong quản lý tài chính.
TẢI NGAY: 5 BIỂU MẪU LẬP KẾ HOẠCH VÀ GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC
4. Công việc của trưởng phòng kế hoạch
4.1. Nhiệm vụ của trưởng phòng kế hoạch
Để đảm bảo sự thành công của phòng kế hoạch trong một tổ chức, trưởng phòng kế hoạch có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và điều hành các hoạt động của phòng. Nhiệm vụ của trưởng phòng kế hoạch bao gồm:
- Phát triển chiến lược tổng thể và các kế hoạch chi tiết phù hợp với mục tiêu và chiến lược của tổ chức, quản lý và phân công công việc sao cho phù hợp.
- Giám sát và tuân thủ quy trình, đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện theo quy trình và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng được tuân thủ.
- Đưa ra các đề xuất cải tiến quy trình và chính sách để tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty.
- Tư vấn cho ban giám đốc, tất cả các bên liên quan đến kế hoạch và các hội đồng, ủy ban, các quan chức được bầu trong vấn đề liên quan đến kế hoạch.
Để quản lý hiệu quả quy trình tổ chức, phân công công việc nhân sự,… các trưởng phòng có thể ứng dụng công nghệ và sử dụng các phần mềm quản lý quy trình.
Một trong những phần mềm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là MISA AMIS Quy trình – giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý các quy trình nghiệp vụ một cách tối ưu và hiệu quả.
- Tự động hóa lập kế hoạch: Giảm thiểu thời gian và công sức cho các quy trình lập kế hoạch, cho phép phòng kế hoạch tập trung vào chiến lược và phân tích.
- Theo dõi tiến độ chính xác: Giám sát và cập nhật tình trạng thực hiện kế hoạch theo thời gian thực, đảm bảo mọi nhiệm vụ được hoàn thành đúng hạn.
- Tăng cường sự phối hợp: Nâng cao khả năng liên kết và trao đổi thông tin giữa các phòng ban, giúp phòng kế hoạch phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
4.2. Mức lương của trưởng phòng kế hoạch
Để đảm nhận tốt được các đầu việc trên trưởng phòng kế hoạch cần có khả năng phân tích sâu sắc về thị trường, đánh giá các xu hướng và dự báo các biến động tiềm năng, từ đó đưa ra các đề xuất và quyết định chiến lược hiệu quả.
Ở Việt Nam, trưởng phòng kế hoạch được đánh giá là một vị trí “hot” với mức lương được xếp vào “hàng khủng”. Theo khảo sát, mức lương mà trưởng phòng có thể nhận được dao động từ 10 triệu đến 65 triệu/tháng. Vị trí này đòi hỏi chuyên môn, năng lực cũng như kinh nghiệm nên lương cũng rất tương xứng.
Điều này đồng nghĩa, sẽ có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lương của vị trí này như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, cũng như hiệu quả trong việc thực hiện các kế hoạch và đạt được các mục tiêu được đề ra.
5. Nhân viên phòng kế hoạch làm những công việc gì?
Việc làm nhân viên kế hoạch xuất hiện trong hầu hết mọi ngành nghề trên thị trường, từ các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm cho tới các công ty xây dựng và sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Công việc chính của họ bao gồm:
5.1. Xây dựng dự thảo kế hoạch định kỳ
Dựa vào quy mô, mục tiêu phát triển dự án của tổ chức, nhân viên kế hoạch cần lập các chiến lược ngắn hạn (theo tháng/quý), hoặc dài hạn (theo năm) cho các chương trình hoạt động của doanh nghiệp.
5.2. Đảm bảo tiến độ của công việc
Bên cạnh việc lập kế hoạch, nhân viên kế hoạch có trách nhiệm quản lý, đảm bảo tiến độ giúp doanh nghiệp hoặc tổ chức hoạt động hiệu quả và tránh phát sinh các vấn đề khác. Nếu không đảm bảo được tiến độ, các hoạt động có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự thành công của dự án và hoạt động của tổ chức.
5.3. Thống kê và báo cáo tình hình doanh nghiệp
Trong quá trình này, nhân viên kế hoạch sẽ thực hiện các báo cáo, thống kê tổng hợp tiến độ sản xuất, tình trạng vận hành của dự án cho các bậc quản lý. Trong công việc này, nhân viên sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tham gia vào việc thu thập và phân tích dữ liệu để hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch và ra quyết định.
- Phân tích chi tiết để hiểu rõ hơn về các chỉ số kinh doanh. Dựa trên kết quả phân tích này, nhân viên cần lập các báo cáo chi tiết với mục đích cung cấp thông tin quan trọng cho quản lý và lãnh đạo..
- Hỗ trợ quản lý và lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định chiến lược. Họ thường phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức để đảm bảo rằng các thông tin và đề xuất được trình bày một cách rõ ràng và có căn cứ.
Công việc thống kê và báo cáo tình hình doanh nghiệp không chỉ giúp cho tổ chức đánh giá và quản lý hiệu quả mà còn đóng góp vào việc phát triển bền vững và thành công của doanh nghiệp trên thị trưởng.
6. Kết luận
Việc hiểu rõ về chức năng và nhiệm vụ của phòng kế hoạch là điều cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Phòng kế hoạch không chỉ đơn thuần là nơi lập kế hoạch chiến lược mà còn là trung tâm tham mưu, tư vấn và phân tích dữ liệu chiến lược.
Bộ phận và doanh nghiệp ngoài việc quản lý tốt nguồn nhân lực còn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm lập kế hoạch khác để có thể tối ưu hóa các yếu tố một cách tốt nhất để đảm bảo hiệu quả chiến lược, kế hoạch của mình.